In bài này

Hơi thở trong cuộc sống

 Phạm Công Việt

 Trong cuộc sống hiện nay, ăn và thở là điều cơ bản trong con người, không có ai mà không ăn , không thở, nhưng hơi thở thì quan trọng hơn ăn, nếu ngưng thở thì không sống được, cho nên nhịn ăn nhịn uống thì dể nhưng muốn nhịn thở thì không được. Do như vậy ta thấy rằng chính hơi thở mới là quyết định sự sống của con người. Các vị Lạt Ma bên Tây tạng họ luyện thở Yoga nói: "Làm chủ được hơi thở của chính mình là làm chủ sự sống". 

Hơi thở trong cuộc sống
Hơi thở trong cuộc sống

 Nhưng làm thế nào để làm chủ được hơi thở, khi mà hơi thở không mất tiền mua, không phải là món vật quý hiếm, giá trị của nó không có, đâu đâu ai cũng có thể xài được và cũng chẳng có ai tranh dành, Ông hoàng , Bà chúa cho đến người bần cùng, các loài vật cây cỏ cũng cần đến .

In bài này

Lương y Huỳnh Thị Lịch – Người khai sáng Thập Chỉ Đạo Việt Nam

Lương y Huỳnh Thị Lịch là người sáng lập ra phương pháp Bấm huyệt Thập Chỉ đạo hay còn gọi là Thập Thủ đạo (Thập Chỉ Liên Tâm). Suốt mấy chục năm làm nghề lương y, chuyên trị bấm huyệt theo phương pháp Thập chỉ đạo, bà đã điều trị cho hàng vạn bệnh nhân và đào tạo hàng nghìn học trò theo phương pháp này. Bà đã chữa dứt điểm hoặc tạo tiến triển tốt đối với nhiều loại bệnh, đặc biệt là 5 loại bệnh: câm, mù, bướu, liệt, suyễn… Lương y Huỳnh Thị Lịch được ca ngợi là "thần y" bấm huyệt chữa được rất nhiều bệnh cho mọi người. 

Lương y Huỳnh Thị Lịch
Lương y Huỳnh Thị Lịch

Bà Huỳnh Thị Lịch tên thật là Trần Thị Kim Thanh (1927-2007), quê bà ở vùng Ý Yên,Nam Định. Theo bà, phương pháp này do cha nuôi, người Pakistan truyền dạy (phương pháp này đã được người Ai Cập cổ đại phổ biến trong các hình vẽ). Sau đó, với nhiều năm thực nghiệm đã giúp bà sáng tạo ra phương pháp bấm huyệt ngày càng độc đáo.

In bài này

Huyệt là gì?

 

  ĐỊNH NGHĨA HUYỆT

Theo sách Linh khu thiên Cửu châm thập nhị nguyên: “Huyệt là nơi thần khí hoạt động vào - ra; nó được phân bố khắp phần ngoài cơ thể”. Có thể định nghĩa huyệt là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc, của cân cơ xương khớp tụ lại, tỏa ra ở phần ngoài cơ thể.  

Huyệt đạo trên cơ thể người
Huyệt đạo trên cơ thể người

 Nói cách khác, huyệt là nơi tập trung cơ năng hoạt động của mỗi một tạng phủ, kinh lạc…., nằm ở một vị trí cố định nào đó trên cơ thể con người.

In bài này

Phất thủ liệu pháp - Đạt ma Dịch cân kinh

Lương y Tạ Minh
Liệu pháp này hồi xưa có tên “Phất thủ liệu pháp”(liệu pháp vẩy tay), không biết vì sao giờ lại có tên “Đạt Ma Dịch cân kinh” ? Trong Đactrung lại có một tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh, nội dung khác hẳn.Thôi, điều đó không quan trọng. Quan trọng là liệu pháp này (Phất thủ Liệu pháp) có ích lợi gì và tại sao lại lợi ích ? Hiểu rõ thì mới tin và theo được vì thao tác này khá đơn điệu nên không gây hào hứng như các liệu pháp khác. Khiến cho ai hiện có sức khỏe bình thường không mấy quan tâm. Mặc dù nó tiện và dễ thực hành, nhất là với người lớn tuổi.
Dịch cân kinh - Phất thủ liệu pháp
Dịch cân kinh - Phất thủ liệu pháp
Công dụng, kỹ thuật và liều lượng tập có rất nhiều trên internet. Nhưng không thấy giải thích vì sao mà tốt, chỉ thấy nói chung chung là giúp lưu thông khí huyết, thông kinh mạch. Những điểm này rất mơ hồ với người “ngoại đạo” như các bạn.
In bài này

Bí mật chuyện huyệt đạo

 Hoàng Tá Thích

Một người bạn vừa kể cho tôi nghe có một dạo anh ấy bị tai biến mạch máu não. Sau khi bình phục, chỉ có một điều không bình thường, ấy là anh rất dễ bị xúc động, hở một chút là không kềm được nước mắt. Nghe một câu chuyện buồn là khóc. Đến nỗi anh tự thấy mắc cở sợ người khác cho mình là giả dối. Mà giả dối thật, vì nước mắt của anh đâu phải chảy tự trong thâm tâm mà ra.

 Chuyện đó làm tôi nghĩ đến những huyệt đạo trên cơ thể con người trong chuyện kiếm hiệp : bị điểm trúng huyệt đạo nào đó có thể bị tê cứng bất động và bị sẽ khống chế bởi đối thủ. Khắp cơ thể con người có vô số huyệt, nào là “á huyệt”, ”tiếu huyệt”, ”khấp huyệt”…Trúng nhằm á huyệt sẽ bị câm không nói được, bị điểm trúng khấp huyệt sẽ khóc hoài, và nếu bị điểm trúng tiếu huyệt sẽ phải cười hoài.

In bài này

Rối loạn tiền đình do nước ép trái cây?

 Lương y Tạ Minh

Ồ……có thiệt không đó ?

Thiệt….mà chỉ thường xảy ra với ai có huyết áp thấp… từ 110/xx trở xuống.

Kiểu bệnh này chỉ thường xảy ra khi máy ép nước trái cây tràn lan ở VN. Vì mọi người thấy rằng ngon miệng hơn, tiện hơn, bổ hơn vì nạp được lượng nhiều hơn. Vì các nhà sản xuất muốn bán được hàng đã ra sức quảng cáo những tiện lợi của việc dùng máy ép nước trái cây. Rồi vài vị có chuyên môn y khoa cũng khuyên mọi người nên dùng nước ép trái cây nhiều nhiều với những dẫn chứng nghe rất có lý.  

Rối loạn tiền đình do nước ép trái cây
Rối loạn tiền đình do nước ép trái cây

 Than ôi…… có thể họ không biết hoặc biết nhưng lờ đi cái lý “vừa phải” của quy luật thiên nhiên. Không có cái gì quá mức lại không gây một biến cố cả, là một quy luật thường được tổng quát hóa trong DỊCH HỌC: cực tất phản, cùng tất biến. Có điều muốn phản hay biến thì cần có THỜI. Chữ THỜI trong Dịch học tương tự chữ DUYÊN trong Phật học là yếu tố tình cờ BẤT ĐỊNH.

In bài này

Giải quyết vấn đề của tinh thần

  Đời người gồm một chuỗi thành-bại, vui-buồn, khoái-khổ, sướng-cực... Ít hay nhiều cũng để lại dấu ấn trong tâm trí. Những dấu ấn này công khai hay âm thầm, rầm rộ hay lững thững, ngay tức khắc hay ngủ yên rồi hốt nhiên bừng tỉnh…. hoạt động trong tinh thần chúng ta. Đời người, ai cũng có ít nhất một tai nạn. Không tai nạn về vật chất cũng tai nạn về tinh thần. Không trực tiếp cũng gián tiếp, Không nặng nề cũng loáng thoáng. Có khi rồi cũng qua đi, có khi để lại khiếm khuyết không sửa chữa được không chỉ vật chất mà cả về tinh thần nữa. 

Giải quyết vấn đề của tinh thần
                   Hãy loại bỏ nỗi buồn và giữ lại niềm vui 

  Loài người tốn không ít công phu để tìm cách giải quyết những di chứng này.Về vật chất cơ thể đã có giải phẩu học, gene học. Về tinh thần đã có phân tâm học và tâm lý-y học, các giáo điều tôn giáo…vv.Nhưng coi bộ….không thành công gì lắm. Vẫn còn lắm người phải chịu thiếu một cái gì đó trên thân thể. Vẫn còn phải “gát chân lên trán” trăn trở mỗi đêm, gậm nhấm nỗi lòng không yên.

In bài này

Một số suy nghĩ về VINA THERAPY phép chữa bệnh theo lối Việt Nam

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 1

Phải chăng các nước trên thế giới đang có khuynh hướng tìm về những vấn đề mới lạ nói lên được bản sắc dân tộc mình. Phải chăng đó là những chỗ dựa vững chắc để cho một dân tộc có thể tiến lên? Và đồng thời cũng nói lên sự hiện diện của mình trong cộng đồng Thế giới. 

Diện Chẩn Bùi Quốc Châu
      Đồ hình Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

 Tại sao Trung Quốc thành lập những trung tâm chữa bệnh ở nước ngoài với tên gọi là SINOTHERAPY. Tại sao Nhật Bản lại viết sách về hướng dẫn SHIATSU (bấm huyệt) với tiêu đề là LE MASSAGE JAPONNAIS (JAPANESE MASSAGE) thì tại sao không thể và không có cái gọi là VINATHERAPY cho Việt Nam?

In bài này

Vì cái gì?

 Người ta có vô số cái VÌ ……để phạm tội ác. Không có bản chất ác độc đi nữa thì cũng dễ tình cờ rơi  vào tội ác khi :

-          vì lợi.

-          vì danh,

-          vì quyền lực, muốn người khác nghe theo ý mình. 

-          Vì tự vệ quá mức cần thiết.

                      Vì cái gì? (ảnh minh họa)

-          Vì tự ái.

-          Vì không muốn mất sở thích riêng.

In bài này

Ăn uống thế nào cho khỏe

Tạ Minh

    Vấn đề này đã được nêu lên rất nhiều và từ lâu. Nhiều tác giả và nhiều bảng phân tích các loại thức ăn đã có. Nhiều hướng dẫn cụ thể chi tiết thực đơn từng ngày đã được nêu........... Nhưng…..mấy ai đủ can đảm và kiên trì theo đuổi!? Chưa kể mỗi tác giả lại khác nhau chút ít. Biết theo ai đây? Không lẻ cứ phải tính toán, chọn lựa mỗi khi đi chợ theo các bảng liệt kê đã có! Lại còn…cơ thể bẩm sinh mỗi người mỗi khác…Lại còn trong một gia đình ít nhất cũng có hai giòng gene di truyền (một bên nội,một bên ngoại) là có ít nhất hai cách thức dung nạp và chuyển hóa thức ăn khác nhau…. 

                    Ăn uống thế nào cho khỏe? (ảnh minh họa)

Rốt cục thì buông xuôi. Đi chợ mua thức ăn theo cảm tính,thích gì mua nấy, thích gì ăn nấy. Thành ra…bệnh vẫn cứ bệnh. Một khía cạnh trong câu “đời là bể khổ” cứ mãi đuổi theo…hic. 

In bài này

Thiền và Thở

 Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.

 
 Thiền và thở

Thiền có thể góp phần giải quyết căn cơ. Nhưng thiền là gì? Cách nào? Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, một nhà minh triết – Đức Phật- bảo đừng vội tin, cứ đến nếm thử đi rồi biết. Đến và nếm thử. Đến là thực hành. Làm đi, đừng nói nữa. Đừng “hí luận” nữa. Nếm thử là cảm nhận. Phải tự mình cảm nhận, tự mình thể nghiệm để cảm nhận, không thể nhờ ai khác.