Diện Chẩn - Niềm tự hào của người Việt Nam
Hoàng Chu
Lương y Hoàng Chu |
Ngày chủ nhật (26/3/2000), trên báo Sài Gòn GP số 8159 đăng một đoạn tin ngắn đóng khung với tựa đề “Tin vui” cùng với bảng photocopie bằng Tiến Sĩ khoa học danh dự (doctor of science honoris Causa) của Trường ĐH mở quốc tế về Y học bổ sung (The open international University for Complementary Medicine) ở Colombo (Sri- Lanka) trao tặng cho Bùi Quốc Châu – tác giả phương pháp chữa bệnh mới Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp.
Đây là công trình sáng tạo độc đáo, là phương pháp y học dân tọc Việt Nam hiện đại không phải cổ truyền mà tôi – một nhà báo chuyên nghiên cứu Diện Chẩn và Y học nhân văn từ gần 20 năm nay đã có dịp giới thiệu phương pháp này trên tờ Báo Ảnh Việt Nam số tháng 10/1981 in nhiều ngoãi ngữ. Tôi cứ suy nghĩ mãi không hiểu sao một tờ báo “khó tính” như tờ Sài Gòn Giải Phóng, đối với Diện Chẩn lại đăng tin này với cái “tít” rất mới và lạ “Tin vui”. Thực tế thì báo Sài Gòn Giải Phóng thường xuyên giới thiệu các nhà khoa học Việt Nam thuộc các chuyên ngành trong đó có các nhà y học, nhưng dùng hai chữ “Tin vui” làm “Tít” thì tôi chưa thấy.
Tin vui phải chăng đây là điềm lành báo trước cho phương pháp Diện Chẩn dang đôi cánh thần kỳ bay xa hơn trên trường quốc tế.
Phác đồ Quân bình năng lượng - LY. Hoàng Chu
Phác đồ quân bình năng lượng - Hoàng Chu |
Phác đồ Quân Bình Năng Lượng có 9 sinh huyệt:
1. Sinh huyệt X (Đốt sống cụt)
2. Sinh huyệt A (Giao điểm L5 + S1)
3. Sinh huyệt E (Đốt số 9)
4. Sinh huyệt C (Đốt sống cổ số 7)
5. Sinh huyệt F (Chẩm Gáy)
6. Sinh huyệt H (Đỉnh đầu)
7,8,9. Sinh huyệt 103,106,300 trên trán
Phác đồ Quân Bình Năng Lượng bao giờ cũng được sử dụng trước tiên khi chữa bệnh để khai thông sự bế tắc trong cơ thể - Trong đó có suy nhược cơ thể suy nhược thần kinh.
Phác đồ Quân Bình Năng Lượng còn thay cho 3 phác đồ:
1. Hưng phấn (Thăng)
2. Ức chế (Giáng)
3. Tiêu viêm + Tiêu độc
Chú ý:
a/ Các vùng Sinh huyệt ở cột sống: Xoa dầu cù là (dầu gió hoặc cao) + hơ nóng
b/ Các Sinh huyệt hưng phấn Thần kinh ở trán: Xoay tròn + hơ
Lập phác đồ: 11-12-2002Hoàng Chu(Diện Chẩn Việt) Phác đồ Quân Bình Năng Lượng thể hiện hiệu quả rất tốt trong quá trình điều trị các chứng bệnh Dương suy, thực hàn... Tuy nhiên cần cẩn trọng với các chứng hư hàn. Vì vậy cần khám và chẩn đoán kỹ, sử dụng kỹ thuật thích hợp trước khi thực hiện.
© 08/2014 - www.dienchanviet.com
Bộ mặt vườn thuốc thiên nhiên
Khoa học hiện đại ngày nay đã đạt kết luận cơ thể con người là bộ máy sinh học hoàn thiện nhất của vũ trụ.
Hoạt động sinh học của bộ máy này được nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu giải thích bằng thuyết phản chiếu trong phương pháp chữa bệnh của anh có tên gọi: “Diện Chẩn – Điểu khiển liệu pháp” (Face diagnosis – Cybecnetic therapy) còn gọi là Facy. Nghĩa là mọi tình trạng tâm lý, sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện trên bộ mặt. Khi tác động vào những điểm phản xạ hoặc những vùng phản xạ trên mặt ứng với chứng bệnh nào đó của cơ thể thì bộ máy sinh học hoạt động theo nguyên tắc tự điều chỉnh để đi đến giảm hoặc khỏi bệnh. Điểm được tác động đó gọi là Huyệt hay Sinh huyệt.
Huyệt trên mặt được ví như cây thuốc tự nhiên. Tổng số hơn 500 huyệt trên mặt được nhà nghiên cứu tìm ra và hệ thống hoá tạo thành một “vườn thuốc tự nhiên” trên mặt.
Tác giả đưa ra khái niệm “vườn thuốc trên mặt” với ý tưởng” biến bệnh nhân thành thầy thuốc và nhắc nhở mọi người rằng không phải đâu xa, ngay trên mặt mỗi người có hàng trăm “cây thuốc quý” mà chung ta chưa biết khai thác và sử dụng để chữa bệnh cho chính mình. Tuy nhiên trước đó khái niệm “thuốc trong cơ thể” con người đã có từ rất sớm của lịch sử y học cổ truyền phương Đông mà các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cùng với các phương pháp chữa bệnh dân gian trên khắp cơ thể không phải dùng thuốc đã chứng minh điều này. Y học hiện đại (tây Y) cũng khẳng định và cho rằng cơ thể con người là một nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh”. Khái niệm này được các nhà khoa học ở Lê-nin-grát (Liên Xô trước đây) đưa ra và lý giải một cách đầy thuyết phục. Song y học hiện đại cũng chưa biết bằng cách nào sử dụng “thuốc kháng sinh” do cơ thể “sản xuất” để phục vụ cho cơ thể. Cho nên mỗi khi cơ thể mắc bệnh là các loại hoá được lại được đưa vào cơ thể.
Phải chăng Diện Chẩn bằng các thủ pháp tác động như lăn, cào, gõ, day ấn, dán cao, hơ nóng, chườm lạnh lên các huyệt theo một hệ thống đồ hình phản chiếu vùng mặt, da đầu, bàn tay bàn chân, loa tai, lưng… là giải pháp tối ưu để biến vườn thuốc tự nhiên “trên mặt thành các loại thuốc chữa bệnh cho cơ thể?
Lịch sử y học phương Đông trong châm cứu cổ truyền có Diện Châm (trong Thể Châm Trung Quốc) gồm 24 huyệt. Ty Châm với 23 huyệt đã được các lương y dùng kim châm vào các huyệt ấy để trị bệnh. Xoa mặt chữa bệnh cũng ra đời từ rất sớm khoảng 3000 năm trở lại đây. Trong sách “Lục địa tiên kinh” của Mã tể (thời vua Thuận trị và Khang Hy nhà Thanh Trung Quốc) có mục Tạ Đồ (xoa mặt) đã dạy người ta cách xoa bóp, day huyệt để trường thọ. Năm 1981 ở Đức có tài liệu hướng dẫn xoa mặt, mũi, tay, chân để phòng và trị bệnh thông thường (Fup und kopt-Edition Pheiaden 1981). Trên tạp chí Sputnik số 2/186 của Liên Xô trước đây có bài hướng dẫn xoa mặt để trị bệnh (Le Massage therapeutique du visage) của bác sĩ Vitali ivanop. Còn hiện tại thì Trung Quốc được coi là nước đi đầu trong vấn đề tổ chức ra các phòng xoa bóp để trị bệnh.
Khi Diện Chẩn ra đời (1980) tại Việt Nam thì việc sử dụng bộ mặt để chẩn đoán (Diện Chẩn) và điều trị (Điểu khiển liệu pháp) được các nhà nghiên cứu y học chú ý nhiều hơn. Và mặt được coi như một bảng máy tính (Tableau dordinatuer). Khi chữa bệnh, thầy thuốc hay bệnh nhân chỉ cần tác động vào các sinh huyệt có liên quan đến các bộ phận bị bệnh giống như ta bấm lên nốt máy tính để giải các bài toán. Các nốt bấm chính là các cây thuốc mà ta vừa khảo sát.
Vấn đề đặt ra là: con người hiểu “cây thuốc” trên mặt mình như thế nào? việc sử dụng “cây thuốc” ấy ra sao?
Ở đây huyệt được hiểu theo lý thuyết của cơ thể “tự điều chỉnh” cùng với lý thuyết điều khiển thông tin sinh vật học,mỗi huyệt tương tự như một cây thuốc thì chỉ có căn cứ vào tính chất và tác dụng của huyệt cùng với việc phối hợp giữa các huyệt với nhau để điều trị chứng bệnh cụ thể mới thấy hết được giá trị của “Cây thuốc trên mặt”.
Ví dụ: huyệt 19 có đặc tính điều hoà nhịp tim, cải thiện hô hấp, thăng khí… tương ứng thần kinh giao cảm, liên hệ tim, phổi, dạ dày, ruột… Huyệt này chủ trị các chứng bệnh mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, ngất xỉu kinh phong, cơn đau thượng vị, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục…
Ví dụ trên cho ta thấy sự phong phú về tính năng và tác dụng của huyệt trong điều trị nhưng thật máy móc khi cho rằng mỗi huyệt phải tương ứng với một cây thuốc nhất định. Vì sao vậy? vì khi áp dụng vào chứng bệnh cụ thể, huyệt với tính năng vốn có trong một cơ thể luôn luôn “Động” sẽ khác với tính năng của thuốc từ bên ngoài cơ thể đưa vào. Chẳng hạn bạn có một loại thuốc chống buồn ngủ thì loại thuốc đó chắc chắn không thể điều trị ngất xỉu kinh phong, huyết áp thấp, mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, cơn đau thượng vị, suy nhược sinh dục như huyệt 19 đã nói ở trên trong khi huyệt 19 chống buồn ngủ cũng rất hiệu quả.
Bạn có tin được điều này không? Xin đừng vội tin khi mình chưa thấy. Ngược lại bạn hãy tập làm thầy thuốc để chữa bệnh cho chính mình và cho những người xung quanh đi. Chỉ cần một hộp dầu cù là, một cây bút bi (đã hết mực), bạn sẽ làm cho cơn đau thượng vị tiêu biến trong khoảng 1 phút, làm người ngất xỉu kinh phong hoặc buồn ngủ tỉnh lại trong 30 giây khi đầu bút bi của bạn ấn mạnh vào huỵêt 19. Còn nhức răng, sưng lợi ư? Hãy lấy cục nước đá day vào huyệt 188+, 188-, 196+, 196-, 300+, 300-, 180+, 180-, bạn sẽ thấy cơn nhức răng dịu dần rồi hết nhức. Nếu bị đau bụng, bạn hãy xoa dầu vào vùng huyệt 127, 63, 0+, 0-, rồi day ấn mạnh vào các huyệt ấy.
Đến đây bạn có thể tin vào điều vừa nói ở trên và bàn tay “kỳ diệu” của mình rồi đó.
Nhìn vào đó hình huyệt trên mặt, nhiều người nẩy ra thắc mắc: liệu tất cả các bệnh có thể dùng các huyệt trên mặt để chữa được không?
Xin thưa: mỗi phương pháp chữa bệnh đều có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với sức khoẻ của con người. Nên nhớ rằng cơ thể con người luôn biến dịch như thiên nhiên và tạo vật. Do đó cùng một thứ bệnh giống nhau, người này chữa theo phương pháp Diện Chẩn, người kia lại ứng với Châm cứu, người thứ ba lại phù hợp với thuốc men. Có điều phương pháp Diện Chẩn đã hệ thống được các huyệt trên mặt. Mặt là tấm gương phản chiếu, nơi nhạy cảm nhất của cơ thể và cũng là “vườn thuốc tự nhiên” mà ta vừa khảo sát. Hơn nữa phương pháp đã cho ra đời hàng loạt dụng cụ y khoa như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, quả cầu gai… đã làm phong phú hơn các hình thức tác động lên huyệt (cây thuốc tự nhiên) trên mặt trong việc phòng và trị bệnh cho con người.
Câu trả lời cho vấn đề nêu trên sẽ là Diện Chẩn với hàng trăm huyệt (cây thuốc) trên mặt thông qua các đồ hình phản chiếu trên mặt, rồi từ mặt phản chiếu lên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng… bạn có thể điều trị có kết quả các chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ tim mạch như các phương pháp y học khác. Song điều chủ yếu là ở chỗ chính người bệnh có thể tham gia vào quá trình điều trị này một cách hữu hiệu.
Tác giả: Lương Y Hoàng Chu© 12/2013 - www.dienchanviet.comLưng là con người
Lưng đồng nghĩa với cột sống là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể con người. Cái lưng nói chung và cột sống nói riêng được coi là đối tượng nghiên cứu của các nhà y học xưa nay.
Trong lịch sử y học thuật ngữ cột sống học (Osteopathys) xuất hiện từ năm 1870. Tiến sĩ Adrew Taylor Still (Mỹ) biết rõ tầm quan trọng của x ương sống, ông đã tìm ra ph ương pháp chẩn đo án và điều trị bằng nắn bóp, bấm hu yệt và massage. Ðề tài của ông tập trung vào các dây chằng cột sống, các dây thần kinh dưới tủy sống. Ngày nay ở Mỹ có một trường đào tạo các bác sĩ nắn và chỉnh cột sống đ ể chữa bệnh (Chiropractic). Tại Anh "Cột sống học" đã vượt ra ngoài khuôn khổ của "phương pháp phụ" và được Hoàng Gia Anh chấp thu ận (Osteopath y Getsro yal OK, "Bella"). Tháng 10/1991 tại Pháp đã mở hội nghị quốc tế về Lưng, hội nghị tập trung vào "cột sống học", tầm quan trọng của cột sống với cơ thể-sự tác độn g x ấu tới cột sống, bệnh cột sống và cách chữa.
Về y học: các nhà "cột sống học" đã tập trung vào phần cấu trúc cơ thể xương và cơ cùng một số vấn đề liên quan tới phần cấu trúc ấy.
Về châm cứu: phần Lưng (trong Thể Châm) có Ðốc Mạch khởi đầu từ chốt xương cột sống cụt chỗ Hội Ấm ở phía sau hu yệt Trường Cường theo xương sống đi lên đến huyệt Phong Phủ ở giữa chỗ lõm xương sau gáy rồi đi vào trong óc lại đi lên đỉnh đầu theo trán x uống sống mũi huyệt Ngân Giao (hợp thành Nhâm Mạch và kinh Túc Dương Minh-hai bên cột sống còn có Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang hay còn gọi là Kinh Bàng Quang). Khi Ðốc Mạch phát bệnh thì chủ yếu xương sống cứng đờ uốn ván.
Rõ ràng là các nhà "cột sống học" Tây y chỉ giới hạn vào cấu trúc cơ thể học thuần túy và y học phân tích khi nghiên cứu về sống lưng con người. Còn các nhà Châm Cứu cũn g chưa vượt ra khỏi hệ Kinh Lạc của Ðông Y Châm Cứu. Vì vậy khi Lưng bị b ệnh hoặc bị chấn thương, các nhà y học Tây y và Ðông y đã tìm giải pháp điều trị không ngoài phạm vi cột sống và Kinh Mạch.
Bài này chúng tôi đề cập Lưng là con người theo thuyết Phản Chiếu mở rộng của phương pháp Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp. Viết tắt là Diện Chẩn của nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu để giải mã những điều y học chưa đề cập tới. Theo thuyết Phản Chiếu mở rộng của Diện Chẩn thì con người là một tổng thể trong đó từng bộ phận như Mặt, Ðầu, Bàn Tay, Bàn Chân, Loa tai, Lưng...ph ản chiếu cái tổng thể là Con Người, đồng thời tổng thể con người ấy ũng phản chiếu từng bộ phận của cơ thể-phản chiếu Tâm Sinh Lý, Bệnh Lý, Tình Cảm, Tính Cách của con người qua nhiều đồ hình và Sinh Huyệt kh ác nhau . Ca dao Việt Nam có câu:
"Những cô thắt đáy lưng ong
Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con" hay
"Giơ lưng chịu đòn" hoặc
"Chìa lưng cho người ta đấm"
Người Pháp cũng nói: "Avoir bon dos" (chỉ cái lưng tốt)
Lưng với cái nhìn tinh tế trong ca dao, sự phát họa trong ngôn ngữ và nét bao quát của thuyết Phản Chiếu mở rộng phần nào cho ta thấy hình dạng, vẻ đẹp, tâm sinh lý, b ệnh lý, tình cảm, tính cách, sức chịu đựng và vai trò cột trụ của sự sống con người. Nhìn từ góc độ này rõ ràng Lưng mang nhiều ý n ghĩa nhân văn, "y học văn hóa", "y học tự nhiên" hơn cách nhìn thông thường. Chỉ bằng hai đồ hình: “đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên lưng” và “đồ hình phản chiếu nội tạng cơ thể trên lưng” trong số hơn 20 đồ hình phản chiếu trên lưng ta có thể nhận biết khá đầy đủ những điều vừa trình bày trên.
Ðồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên lưng: có 2 hình người chồng lên nhau, người Nam tượng trưng cho Dương, người Nữ tượng trưng cho Ấm. Cơ thể con người là sự hòa hợp Ấm Dương nằm gọn trên lưng t ừ huyệt Ðại Trùy giữa đốt xương sống số (C7) và đốt sống Lưng (D1) đến huyệt Trường Cường khoảng giữa đốt sống cùng và hậu môn. Trên đó cấu trúc toàn bộ cơ thể và cấu trú c này được định vị một cách hết sức chính xác từ "lục phủ", "ngũ tạn g" đến các bộ phận ngoại vi cơ thể như: đầu, mình, chân, tay, mắt, mũi…Chính xác đến mức khi cơ thể bị một chứng bệnh nào đó như: bàn tay bị tê, các ngón tay co quắp không ruỗi ra được, ta có thể lấy dầu cù là xoa vào vùng A1 và A2 (bàn tay trên lưng), rồi dùng điếu ngải cứu hơ nóng các điểm tương ứng với các ngón tay, mỗi điểm khoảng một phút tức thì bàn tay sẽ hết tê, các ngón tay co duỗi bình thường (trường hợp này theo nguyên lý Ðồng Ứng), thì bàn tay trên cơ thể đã "đồng" và "ứng" với bàn tay trên đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên lưng.
Trường hợp đau mắt đỏ ta có thể xoa dầu và dùng cây dò day ấn Sinh huyệt ở vùng B1 (sau bả vai) hoặc vùng B2 (điểm tiếp giáp giữa cổ và lưng). Hai vùng B1 và B2 là mắt của cơ thể được phản chiếu lên lưng qua 2 đồ hình người Nam và người Nữ. Day ấn vài phút mắt sẽ hết đỏ.
Trường hợp bị thần kinh tọa, ta có thể dùng cây lăn, lăn vùng (C) rồi dùng điếu ngải cứu hơ nóng (n ếu vùng này lạnh), hoặc dùng cục nước đá chườm lạn h (nếu vùng này nóng), ta sẽ có điểm hút nóng hoặc lạnh buốt. Ðiểm hút nóng hoặc lạnh buốt (Sinh huyệt) này cũng là điểm để chữa nơi đang nhói đau dưới (mông).
Nếu bị yếu phổi hoặc tim, ta chỉ cần xoa dầu vào vùng số 5 (phổi) và số 4 (tim) rồi dùng cây lăn, lăn vài phút ở đó. Sau đó lấy điếu ngải cứu hơ nóng khoảng 1 phút người sẽ tỉnh táo, đầu bớt nặng. Ðó là ta đã tác độn g vào vùng phản chiếu Phổi và Tim trên lưng. Khi tác động cơ thể nhậy cảm sẽ tự điều chỉnh cho phổi và tim dần dần trở lại hoạt động bình thường.
Bốn trường hợp tê tay, đau mắt, thần kinh tọa, yếu phổi và tim được dẫn ra làm thí dụ cho ta thấy b ên nào đau nhiều thì day ấn, hơ nóng (hơ cách mặt da khoảng 1cm) bên đó nhiều hơn, thậm chí day ấn, hơ nóng bên không đau để chữa bên đau, hơ điểm bên trên (không đau) chữa điểm bên dưới (đau) hoặc hơ nóng, day ấn điểm bên ngoài để chữa "lục phủ", "ngũ tạn g" bên trong. Ðó là ta đã áp dụng lý thuyết Ðồng Ứn g, Ðối Xứng, Trái-Phải, Trong-Ngoài, Trước-Sau...trong phép biến dịch của Diện Chẩn vào cơ thể con n gười để chữa bệnh trong phạm vi lưng. Tuy nhiên những trường hợp trên ta có thể làm nhiều lần trong ngày (sáng-trưa-tối) để cho chu k ỳ đ au không lập lại v à làm nhiều ngày tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, lâu năm hay mới mắc phải.
Có người hỏi tất cả các bệnh trong cơ thể con người có chữa trên lưng được không? Câu hỏi thật thú vị,chúng tôi xin trả lời như sau:
Lưng phản chiếu tổng thể con người cũng phải được hiểu theo thuyết Phản Chiếu-nghĩa là các đồ hình phản chiếu trên lưng bao giờ cũng tương ứng với các đồ hình phản chiếu trên Mặt-Ðầu-Bàn Tay-Bàn Chân-Loa Tai...của Diện Chẩn. Mỗi khi cơ thể bị một chứng bệnh nào đó (thời gian và không gian) chứng bệnh đó ứng với đồ hình phản chiếu nào trên cơ thể con người (có ứng mới có hiện) thì lúc đó chữa theo đồ hình ứng với nó là tốt nhất. Ðiều này lý giải được trường hợp cùng bị tê liệt bàn tay, co quắp các ngón tay ở người này chữa theo đồ hình phản chiếu Lưng, ở người khác có thể chữa theo đ ồ hình Mặt, hoặc ở người thứ ba lại chữa theo đồ hình phản chiếu Bàn chân hay Loa tai…Bốn trường hợp nêu trên nếu cần còn phải kết hợp với ăn uống khoa học, luyện khí công hoặc phối hợp với các đồ hình phản chiếu khác mới mong có kết quả cao. Vì con người là một sinh vật ở thể động, luôn luôn biến dịch như thiên nhiên và tạo vật, cho nên chỉ có một hệ phản chiếu duy nhất và cố định là không đúng.
Toàn bộ phương pháp điều trị bệnh theo hệ phản chiếu trên Lưng đều không có sự can thiệp của thuốc men và cũng không phải dùng đến kim châm. Lưng phản chiếu toàn bộ cơ thể con người, chúng ta có thể xử dụng các dụng cụ y khoa như cây lăn, cây cào, búa gõ (thất tinh châm), cây dò huyệt (là y cụ chữa bệnh của phưong pháp Diện Chẩn) cùng điếu ngải cứu, dầu cù là, cao Salonpas, cục nước đá…để xoa, chà, dán, hơ nóng, chườm lạnh…trên lưng vừa tiện lợi và làm hưng phấn các bộ phận củ a cơ thể giúp ta phòng và trị những bệnh thôn g thường một cách hiệu quả. Chính vì vậy ta cần phải bảo vệ LƯNG vì "Lưng là Con Người".
Tác giả: Lương Y Hoàng Chu© 12/2013 - www.dienchanviet.comDiện chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu
DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU - PHƯƠNG PHÁP Y HỌC DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Diện Chẩn-Ðiều Khiển Kiệu Pháp Bùi Quốc Châu là phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 tại TP. Hồ Chí Minh do nhà nghiên cứu y học dân tộc VN Bùi Quốc Châu phát minh. Ðây là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da vùng MẶT và toàn thân, không dùng thuốc, không dùng kim, không bắt mạch, chỉ dùng chủ yếu các dụng cụ y khoa của phương pháp như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò...tác động lên các điểm và vùng tương ứng trên Đồ hình với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân.
Thuyết Phản Chiếu-thuyết cơ bản của phương pháp cho rằn g mọi tình trạng tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện nơi bộ mặt và toàn thân. Bộ mặt có vai trò như tấm gương phản chiếu, ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái tĩnh và động. Thuyết Phản Chiếu ứng dụng vào Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp đã tìm ra và xác lập hơn 20 Đồ hình trên vùng MẶT, rồi từ Mặt phản chiếu qua lại trên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng...cùng với số lượng Đồ hình tương tự như vậy, đồng thời cũng định vị được hàng trăm đ iểm phản xạ đặc biệt (còn gọi là Sinh huyệt) trên Mặt.
Phương pháp Diện Chẩn Bùi Quốc Châu không hình thành trực tiếp từ Ðông Y và Châm Cứu Trung Quốc mà xuất phát từ kinh nghiệm dân gian và văn hóa truyền khẩu VN qua sự nghiên cứu những tinh hoa y học dân gian VN, y học cổ truyền, y học hiện đại, triết học Ðông phương cộng với những kiểm chứng trên mặt những bệnh nhân nghiện ma túy do chính tác giả điều trị tại trường cai ma túy Bình Triệu từ đầu năm 1980.
"Trông mặt mà bắt hình dong", "Mồm sao ngao vậy", "Ða mi tất đa mao" ...nói lên mối liên hệ gì giữa các bộ phận trên mặt với cơ thể? Sống mũi, sống lưng, cổ tay, cổ chân, cổ họng...có mối quan hệ như thế nào với nhau? Các dấu hiệu bất thường xuất hiện trên da mặt như vết nám, sẹo, nốt ruồi, tàn nhang...cho biết những gì đã và đang xảy ra trong cơ thể? Tại sao người Việt Nam lại nói "ăn gì bổ nấy", khi bị nấc cục lại dán lá trầu vào ấn đường, có ý nghĩa ra sao? Những điều tưởng như bình thường và đơn giản ấy tron g cuộc sống đối với Bùi Quốc Châu lại trở thành dữ kiện quý giá của Diện Chẩn- Ðiều Khiển Liệu Pháp và của chân lý khoa học.
Chính câu "đồng thanh tương ứng-đồng khí tương cầu" trong Kinh Dịch đã giúp tác giả tìm ra thuyết Ðồng Ứn g, thuyết thứ hai của phương pháp. Nhờ thuyết này đã giúp tác giả lý giải được những điều vừa khảo sát trên. Thuyết Ðồng Ứng cho rằng những gì giốn g nhau hay có hình dạng tương tự nhau thì có quan hệ với nhau. Ví dụ, sống Mũi tương ứng với sống Lưng nên có liên hệ với sống Lưng (và ngược lại), cánh mũi có hình dạng tương tự như mông, gờ mày có hình dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay. Ụ cằm có dạng tương tự bọng đái nên có liên quan đến bọng đái. Từ đó suy ra tác động vào gờ mày thì có thể chữa bệnh ở cánh tay, tác động vào sống mũi thì có thể trị bệnh ở sống lưng. Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không chỉ làm giảm đau h ay chữa những chứn g bệnh thông thường mà thật ra nó còn có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khó th uộc hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ tim mạch, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn...Kết quả đạt được thường cao hơn thuốc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp thôn g thường.
Chính thuyết này đã giúp tác giả tìm ra hàng loạt Đồ hình trên cơ thể một cách nhanh chóng và chính xác. Ðiều này khác với tác giả của hệ thống Vi châm như Túc châm, Nhĩ châm. Chính vì không có luật Ðồng Ứn g nên họ không thể tìm ra được hàng loạt Đồ hình phản chiếu.
Từ thuyết Phản Chiếu cho ta khẳng định Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp là phương pháp y học dân tộc Việt Nam hiện đại, không phải y học cổ truyền. Và vì vậy khi nói đến Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp, người ta chỉ cần nhớ hai điểm căn bản là Đồ hình và Sinh huyệt. Đồ hình và Sinh huyệt cho ta rút ra bốn điểm căn bản của Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp khác với các phương pháp y học đã có trên thế giới sau đây:
1/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không dựa trên hệ Kinh Lạc của châm cứu Trung Quốc mà dựa trên hệ Phản Chiếu (Reflexion) tức là một hệ thống nhiều Đồ hình trên Mặt và Toàn Thân. Các hệ thống này không có trong y học hiện đại.
2/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không phải là phương pháp phản xạ theo nghĩa thông thường của phản xạ học cổ điển. Ðây là phương pháp phản x ạ đa hệ (Multisystem of Reflexion) vì có nhiều Đồ hình khác với phản xạ học hiện nay trên thế giới thường gọi là Reflexologie hay Microsystèmes de L'acupuncture vốn là phản xạ đơn hệ (như Nhĩ châm, Túc châm, Thủ châm chỉ một Đồ hình duy nh ất). Tạp chí y học Pháp Energie Santé số 19/1992 gọi Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp là Phản Xạ Học Việt Nam (Reflexologie Vietnamese).
3/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu đã ứng dụng tinh thần biến dịch của Kinh Dịch vào thực tế điều trị cho nên rất biến hóa. Với quan điểm này thì các vùng phản chiếu của cơ thể ở da mặt, da đầu, loa tai, bàn chân, bàn tay, lưng...đều không cố định. Do đó một huyệt, một Đồ hình phản chiếu có thể chữa nhiều bệnh và ngược lại nhiều huyệt, nhiều Đồ hình chỉ chữa một bệnh. Ðây là điểm khác biệt căn bản giữa Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp với các phương pháp y học đã có trước đây trên thế giới.
4/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không dùng kim châm, không dùng thuốc, không bắt mạch khi chữa bệnh như y học cổ tru yển hay châm cứu. Do đó tính an toàn gần như tuyệt đối, ít tốn kém khiến cho phương pháp có thể "biến n gười bệnh thành người chữa bệnh cho chính mình". Ðây được xem là giải pháp độc đáo nhất mà các phương pháp y học trên thế giới không có.
Tác giả: Lương Y Hoàng Chu© 12/2013 - www.dienchanviet.com Xem thêm:Lớp học Diện Chẩn1001 mẹo vặt chữa bệnh bằng diện chẩn