Diện Chẩn - Niềm tự hào của người Việt Nam
Hoàng Chu
Lương y Hoàng Chu |
Ngày chủ nhật (26/3/2000), trên báo Sài Gòn GP số 8159 đăng một đoạn tin ngắn đóng khung với tựa đề “Tin vui” cùng với bảng photocopie bằng Tiến Sĩ khoa học danh dự (doctor of science honoris Causa) của Trường ĐH mở quốc tế về Y học bổ sung (The open international University for Complementary Medicine) ở Colombo (Sri- Lanka) trao tặng cho Bùi Quốc Châu – tác giả phương pháp chữa bệnh mới Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp.
Đây là công trình sáng tạo độc đáo, là phương pháp y học dân tọc Việt Nam hiện đại không phải cổ truyền mà tôi – một nhà báo chuyên nghiên cứu Diện Chẩn và Y học nhân văn từ gần 20 năm nay đã có dịp giới thiệu phương pháp này trên tờ Báo Ảnh Việt Nam số tháng 10/1981 in nhiều ngoãi ngữ. Tôi cứ suy nghĩ mãi không hiểu sao một tờ báo “khó tính” như tờ Sài Gòn Giải Phóng, đối với Diện Chẩn lại đăng tin này với cái “tít” rất mới và lạ “Tin vui”. Thực tế thì báo Sài Gòn Giải Phóng thường xuyên giới thiệu các nhà khoa học Việt Nam thuộc các chuyên ngành trong đó có các nhà y học, nhưng dùng hai chữ “Tin vui” làm “Tít” thì tôi chưa thấy.
Tin vui phải chăng đây là điềm lành báo trước cho phương pháp Diện Chẩn dang đôi cánh thần kỳ bay xa hơn trên trường quốc tế.
Tôi mạn phép xin cám ơn báo Sài Gòn Giải Phóng dù chỉ hai từ mang tính xã giao. Vì lẽ hai từ “Tin vui” mới nói hết được nổi chờ mong và hy vọng của chúng tôi – những người tâm huyết với Diện Chẩn. Không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi tin này được đăng vào ngày 26 tháng 03 trùng vào ngày mà cách đây 20 năm (26/03/1980), nhà nghiên cứu trẻ tuổi Bùi Quốc Châu đầu tiên khảo sát và tìm ra huyệt số 1 trên bệnh nhân Trần Văn Sáu tại trị Cai Ma Tuý Fatima (Bình triệu – Thủ Đức). Ngày 26/03 làm ngày kỷ niệm tác giả muốn nói với mọi người rằng chính Trại Fatima nơi anh làm công tác cai nghiện ma tuý đầy gian truân và thử thách nhưng để lại trong anh rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Chính vì vậy mà anh gọi Fatima là miếng đất màu mỡ để “hạt Diện Chẩn” nảy mầm, còn Trung Tâm Việt Y Đạo 19 B Phạm Ngọc Thạch, Q3 Tp. Hồ Chí Minh là “Bầu sữa” nuôi “Cây Diện Chẩn” ra hoa và kết trái.
Diện Chẩn – 20 năm chặng đường đầy sóng gió nhưng sóng càng to, gió càng lớn thì cây Diện Chẩn càng ăn sâu và bám chắc vào lòng đất mẹ Việt Nam. Để giờ đây phương pháp không chỉ đi vào cuộc sống đời thường của người Việt Nam mà còn có tiếng vang trên trường Quốc tế. Câu lạc bộ Diện Chẩn Dưỡng sinh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiêu biễu cho phong trào “biến bện nhân thành thầy thuốc – biến người bệnh thành người chữa bệnh” hoạt động không ngừng đã quy tụ được đông đảo các thành phần trong xã hội đến học, nghiên cứu, trao đổi phương pháp Diện Chẩn. Họ là những công nhân viên, cán bộ, kỹ sư, bác sĩ, lương y, nhà khoa học, học sinh, người nội trợ, …được mang cái tên “Thầy thuốc nhân văn” chữa bệnh từ thiện cứu người, cứu mình. Tưởng cái tên như vậy còn gì cao quý và nhân đạo hơn.
19 B Phạm Ngọc Thạch – Nơi trung tâm Việt Y Đạo hàng ngày còn đón những tin vui từ khắp miền đất nước và những “thầy thuốc nhân văn” bay về. Cũng chính nơi đây vào ngày 6.4.2000 Lương y Nguyễn Văn Đồng ở Mỹ báo tin vui: Tiểu ban Washington đã chính thức công nhận và cấp giấy phép cho Hội Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu Pháp Spokane ra đời và hoạt động. Hội Diện Chẩn ra đời ở Mỹ, tôi tin rằng rồi đây các hội Diện Chẩn ởCuba, Nga, Pháp, Đức, Balan, Canada, ….cũng sẽ ra đời vì đệ tử của anh đã có mặt ở các nước đó với cộng đồng Việt Nam. Còn tác giả Bùi Quốc Châu và cộng sự đã đi nhiều nước và còn đi nhiều nữa kể từ ngày anh nhận bằng Tiến sĩ khoa học danh dự để truyền bá phương pháp Diện Chẩn, truyền bá văn hoá Việt Nam, y học nhân văn Việt Nam.
Dù muốn hay không Diện Chẩn đã thật sự là phương pháp chữa bệnh của Việt Nam do người Việt Nam sáng tạo ra sẽ cùng với một số phương pháp y học dân tộc khác sớm muộn sẽ hình thành nền Việt Y mà cơ sở của nền y học này theo tôi, Diện Chẩn phải được lấy làm nền tảng. Vì Diện Chẩn có lý thuyết ở trình độ cao đủ sức thuết phục và các giải pháp của Diện Chẩn trong điều trị thường cao hơn các phương pháp y học cổ truyền.
Chúng tôi trong nhóm nghiên cứu Diện Chẩn tại trung tâm Việt Y Đạo do Tiến sĩ Bùi Quốc Châu sáng lập, mỗi người mỗi góc độ khác nhau để đi vào nghiên cứu. Người xuất phát từ Tây y như BS Võ Khôi Bửu, người từ Đông Y châm cứu như Lương y Tạ Minh, Hàm Ích Viễn, Đào Trường Khánh, Đồng Xuân Toán, Phạm Văn Nhâm, Nguyễn Văn Đồng…. Còn tôi với một số anh em khác như Lý Phước Lộc, Trần Dũng Thắng, Nguyễn Đăng Xiêng lại từ Diện Chẩn nghiên cứu Diện Chẩn. Tôi tin rằng Diện Chẩn được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau sẽ phong phú đa dạng thêm về lý thuyết và thực tiễn điều trị trên con đường phát triển. 20 năm tồn tại của Diện Chẩn đã chứng minh một cách sinh động điều tôi vừa trình bày.
Nhân kỷ niệm 20 năm phương pháp Diện Chẩn ra đời, chúng tôi thay nhóm nghiên cứu, những người tâm huyết với Diện Chẩn ghi ơn đất nước Việt Nam văn hiến đã sản sinh ra một con người là Bùi Quốc Châu cùng với phương pháp Diện Chẩn – phương pháp y học dân tộc Việt Nam hiện đại rất độc đáo làm nổi bật cái tên Việt Y (Y học Việt Nam) trong nền y học bổ sung của nhân loại. Thiết nghĩ đó là niềm tự hào chính đáng không chỉ của riêng tôi mà là của mỗi người Việt Nam tâm huyết nói chung.