Vị bác sỹ tự đẩy sỏi thận khỏi cơ thể mà không cần dùng thuốc và cơ duyên đến với Diện Chẩn (Kỳ 12)
Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa
Được đào tạo bài bản về Tây y, bác sỹ Nguyễn Đắc Thảo (SN 1971, trú tại Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) lại tìm được kim chỉ nam trong nghiệp “chữa bệnh, cứu người” ở Diện Chẩn. Đối với bác sỹ Thảo, niềm tin về sự hiệu quả của Diện Chẩn lớn đến mức ông áp dụng phương pháp này để làm một việc hiếm có là đẩy viên sỏi thận ra khỏi cơ thể mà không dùng đến bất cứ loại thuốc nào.
Sử dụng bài Diện Chẩn dãn cơ để đẩy sỏi thận ra ngoài
- PV: Thưa anh, anh đã phát hiện ra bệnh sỏi thận từ bao giờ?
- BS Nguyễn Đắc Thảo: Từ năm 2008, tôi đã biết rằng thận của mình có cặn và bắt đầu sinh sỏi. Thực ra, bệnh sỏi thận rất nguy hiểm, nếu để viên sỏi kẹt xuống niệu đạo, sẽ gây ra ứ nước bể thận, từ đây sẽ sinh ra bệnh suy thận. Tuy nhiên thời điểm 2008, tôi lại không muốn can thiệp bằng y học, vì phương pháp mổ tán sỏi sẽ gây hại nhất định cho cơ thể. Từ đó đến giữa năm 2013, tôi chỉ áp dụng cách ăn uống đúng phép, tăng cường uống nước để nâng cao khả năng đào thải của thận. Song, cách này không hoàn toàn phát huy hiệu quả. Bằng chứng là viên sỏi ở thận trái và phải của tôi đều tăng về kích thước, viên lớn có kích thước khoảng 5-7mm.
- Được biết, do viên sỏi tăng về kích thước, anh đã gặp phải cơn đau quặn thận khá trầm trọng?
- Đúng là như vậy. Tôi còn nhớ rằng,vào đêm ngày 22/6/2013, tôi gặp phải cơn đau quặn thận. Sở dĩ tôi biết điều này, vì tôi đã học vè hiểu rõ các triệu chứng của nó, ví như vùng đau là ở hai bên thắt lưng, mót đi tiểu và đi ngoài nhưng không đi được, nằm không nằm được, ngồi không ngồi được, mồ hôi vã ra. Vợ tôi đã định gọi xe cấp cứu để đưa tôi đi bệnh viện. Tuy nhiên, tôi rất tin tưởng Phương pháp Diện chẩn, tôi bảo với vợ sẽ áp dụng thử Diện Chẩn, nếu không được sẽ đi bệnh viện. Tôi biết rằng, cơ chế của sỏi là khi nằm ở thận thì không gây đau, chỉ khi nào viên sỏi rơi xuống niệu quản thì nó mới đau. Nếu như vậy, tôi sẽ sử dụng các bài dãn cơ trơn để làm cho niệu đạo giãn ra, khiến viên sỏi rơi xuống bàng quang và ra ngoài theo đường nước tiểu. Tôi kiên trì bấm, bấm đến khoảng 4-5 giờ sáng thì cơn đau biến mất, như vậy, tôi biết là viên sỏi đã rơi xuống bàng quang. Đấy là thành công lớn rồi, phần tiếp theo phải đẩy được nó ra ngoài. Tôi tiếp tục áp dụng bấm bộ giãn cơ trong mấy ngày tiếp theo. Trong thời gian đó, tôi thậm chí còn đi tiểu ra máu, tức là viên sỏi san hô đã cọ sát với niệu đạo gây chảy máu. ĐỐi với người khác thì họ bỏ cuộc rồi, nhưng tôi vẫn có niềm tin là đẩy được viên sỏi ra ngoài.
Quả nhiên, sau 4 ngày, một lần tôi đi tiểu, thì viên sỏi rơi ra ngoài, nghe “tạch” một cái. Ngày sau đó, tôi thấy mình trở lại bình thường, không còn đau và đi tiểu ra máu nữa. Ngày sau đó, tôi thấy mình trở lại bình thường, không còn đau và đi tiểu ra máu nữa. Đấy là viên sỏi ở thận bên trái. Bốn tuần sau, tôi lại bị đau, lần này là viên sỏi ở thận bên phải “giở chứng”. Tôi cũng áp dụng phương pháp Diện Chẩn như lần trước. Có điều, khi đẩy viên sỏi ra ngoài, tôi gọi vợ vào chứng kiến để cô ấy thấy hiệu quả của Diện Chẩn. Viên sỏi mà tôi đẩy ra ngoài, tôi có chụp lại để làm kỷ niệm đấy.
“Một con dao sắc còn hơn mười con dao lụt”
- Tại sao anh lại có niềm tin lớn đối với Diện Chẩn như vậy?
- Chuyện này cũng là nhân duyên đối với tôi. Tôi biết Diện Chẩn từ năm 1992, khi tôi đang là sinh viên năm thứ 2 tại trường ĐH Y Hà Nội. Trong mắt tôi khi ấy. Tây y là chuẩn mực và rất thần kỳ. Khi tôi nghe các bạn nói có một phương pháp chữa bệnh gọi là Phương pháp bấm huyệt trên mặt ở HTX Chùa Bộc (Hà Nội), tôi ra đó để xem chứ không định học hỏi gì. Tuy nhiên, tôi đã thực sự bị ấn tượng và quyết định tìm hiểu. Do không có tiền để đóng học phí, tôi chỉ có thể xem từ bên ngoài, gọi là học qua khe cửa thôi. Sau đó tôi xin phô tô tài liệu, tự nghiên cứu về phương pháp này. Để thực hành, tôi mài một cái nan hoa xe đạp cho nhọn, rồi cắm vào cây bút bi để làm công cụ bấm huyệt. Đi đến đâu, tôi cũng áp dụng phương pháp bấm huyệt trên mặt và rất thành công. Sau khi ra trường, tôi không xin vào làm bệnh viện, chỉ đi làm ở các cơ quan để có điều kiện Thực hành Diện Chẩn . Những bệnh thông thường như sứt tay, chảy máu, đau bụng đều có thể được trị dễ dàng bằng cách bấm huyệt ở mặt.
Năm 2002, tôi mới thực sự gặp thầy Châu (tức GS.TSKH Bùi Quốc Châu, người phát minh ra phương pháp Diện Chẩn- PV), thầy tặng cho tôi một câu:”Một con dao sắc còn hơn mười con dao lụt”. Tôi suy nghĩ rất nhiều về câu nói của thầy, và ngộ ra là muốn đi sâu về cái gì đó thì phải chuyên tâm. Từ lúc ấy tôi đã có ý định dừng công tác để tập trung hết thời gian cho Diện Chẩn. Đến năm 2006, ở tuổi 35, trong khi nhiều người đang phấn đấu để thăng tiến trong công việc thì tôi lại nghỉ hẳn công tác ở cơ quan để mở phòng điều trị bệnh bằng phương pháp Diện Chẩn.
- Kể từ khi dành toàn bộ tâm sức cho Diện Chẩn, anh có sự đúc rút gì hay không?
- Từ 2006, khi đã chuyên tâm với Diện Chẩn, tôi quyết định học lại từ gốc và mới hiểu nhiều điều thâm sâu về phát minh của thầy Châu. Diện Chẩn là một phương pháp y học bổ sung, có thể giúp bệnh nhân bớt bệnh rất nhanh và an toàn, ví dụ như đang cơn đau sẽ bớt, đang cao huyết áp cũng sẽ giảm nếu được bấm huyệt đúng cách.
- Anh đã được học Tây y một cách bài bản, đồng thời có một thời gian dài nghiên cứu và thực hành Diện Chẩn. Anh thấy có điểm tương đồng nào giữa hai phương pháp này hay không?
- Điểm tương đồng là cả hai phương pháp đều dựa trên cơ chế phản xạ. Trong Tây y là phản xạ hệ thần kinh, gân, cơ, xương-Trong phương pháp của thầy Châu là phản xạ dựa trên hệ phản chiếu. nó là phản xạ đa chiều, như ta đi vào nhà kính, sẽ có nhiều lăng kính khác nhau, từ đây xuất hiện những hình ảnh phản chiếu khác nhau. Ngoài ra, Diện Chẩn cũng có sở khoa học. Vì cơ thể con người ban đầu chỉ là một tế bào mà thôi, sau đó, quá trình nhân đôi tế bào mới hình thành cơ chế đầy đủ. Nội tạng và da có chung nguồn gốc là một tế bào, chính vì thế các điểm ở trên da sẽ tương ững với nội tạng. Đây có thể coi là điểm cơ bản của Diện Chẩn.
- Sau quá trình tìm hiểu Diện Chẩn, điều anh hướng đến là gì?
- Tôi được biết, một trong những đột phá, sáng tạo của Y học thế giới trong năm 2012 là người ta chứng minh rằng não con người hiện nay chỉ được sử dụng 20-30%, thậm chí là không đến. Tức là 70-80% khả năng của não bộ bị bỏ phí. Tôi hy vọng là với phương pháp Diện Chẩn sẽ kích thích phần 70-80% kia sinh ra những yếu tố để có thể bị bệnh theo đúng mong muốn của thầy Châu là “biến bệnh nhân thành thầy thuốc”.
- Xin cảm ơn anh về những chia sẻ hữu ích này.
Hoài SơnNguồn:Theo Báo Người Giữ Lửa