In bài này

"Liều lĩnh" nhờ Diện Chẩn chữa thoát vị đĩa đệm (Kỳ 25)

  Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa

 Cách chữa bệnh “liều lĩnh” của người phụ nữ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm không đi được phải bò

Cần phải nói ngay rằng, nếu có điều kiện về kinh tế và cuộc sống an nhàn, chị Đinh Thị Nhẹ (SN 1976, trú tại làng Lộ Cương, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cũng không lựa chọn cách chữa bệnh thoái hóa cột sống “liều lĩnh” làm gì. Chẳng ai như chị, vừa chữa bệnh, vừa làm việc sầm sập từ sáng đến tối mịt. Nhưng, “cái khó bó cái khôn”, không lao động thì chẳng có ăn, chị không thể rời công việc lấy một ngày. Ai ngờ, chị vẫn có thể thoát khỏi căn bệnh thoái hóa cột sống sau 5 tháng điều trị.

 Cuộc sống nhọc nhằn ở làng làm bánh đa

Làng Lộ Cương vốn có nghề truyền thống là làm bánh đa. Bánh đa Lộ Cương nức tiếng trong vùng và được ưa chuộng ở nhiều tỉnh thành. Vì thế, cuộc sống của những người làm bánh đa tại Lộ Cương cũng không đến nỗi chật vật. Có điều, nghề này vất vả, sáng sáng tối tối đều bận bịu. Ráo mồ hôi là hết tiền. Vất vả trong cái nóng dữ tợn của trưa hè, chị Đinh Thị Nhẹ giảng giải: “Làm bánh đa có rất nhiều công đoạn. Buổi sáng phải dậy từ 3 giờ để nhóm bếp, tráng bánh. Tráng xong cũng là lúc trời vừa hứng nắng. Lúc này, phải đem bánh ra phơi. Càng nắng to thì càng thích. Trong khi người ta chạy vào chỗ râm tránh nắng, chúng tôi cú phải lao ra giữa trời để lật bánh cho đều. Đến chiều lại thu bốc về rồi mới thái. Công việc cuối cùng trong ngày là ngâm bột để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Cái vòng nó thế, chẳng chậm một giờ một phút nào được”.

Khuôn mặt khắc khổ với hai gò má hõm sâu và mái tóc buộc vội vàng bằng sợi vải cũ, chị Nhẹ lúc nào cũng có dáng vẻ tất tả, bận bịu. Chị bảo, tên chị là Nhẹ, nhưng chẳng được hưởng phút nào nhẹ nhàng, vui thú. Làm dâu ở làng Lộ Cương gần hai chục năm, chị Nhẹ gần như chẳng được nghỉ ngơi lấy một ngày. Là phụ nữ, nhưng chị Nhẹ làm việc quần quật chẳng kém đàn ông. Những phèn che dùng để phơi bánh đa nặng gần chục kilogam, chị cứ ôm một mớ khoảng 5-7 phên, chạy hùng hục như ngựa thổ.

Sức người có hạn, như cái máy hoạt động quá công suất trong thời gian dài, cơ thể chị Nhẹ buộc phải lên tiếng phản đối. Người phụ nữ với gương mặt già trước tuổi kể: “Hồi cuối năm 2013, tôi bị một trận đau nặng. Buổi sáng dậy, vừa định bước ra khỏi giường, tôi thấy đau kịch liệt ở khu vực hông và thắt lưng. Phải nằm vật xuống giường rồi kêu la oai oái, gọi chồng tôi đến đỡ lên. Tôi tưởng nghỉ một lúc sẽ khỏi, ai ngờ cả ngày hôm ấy, tôi càng đau thêm. Vậy là phải bỏ làm, vứt cả mấy thùng bột đã ngâm từ hôm trước- tiếc lắm, xót của lắm- để bắt xe khách lên Hà Nội khám. Tôi bị viêm xương hông. Cũng may, tình trạng còn nhẹ. Bác sỹ cho thuốc để uống. Tôi uống thuốc thì thấy đỡ đau được gần một năm. Cứ tưởng đã êm rồi, ai ngờ…”.

Phải bò, phải lết cũng không dám đi chữa bệnh

Vợ chồng chị Nhẹ có 2 người con. Cháu lớn học lớp 11, cháu bé mới học lớp 3. Ruộng nhà chị đã bị thu hồi hết khi làm dự án khu đô thị. Vì thế, mọi khoản chi phí sinh hoạt trong gia đình đều trông vào nghề làm bánh đa. Áp lực kinh tế như thế khiến chị Nhẹ không dám ngơi nghỉ, dù bản thân có bệnh viêm xương hông.

Quá trình lao động nặng nhọc trong điều kiện cơ thể mắc bệnh khiến chị Nhẹ thêm một lần nữa rơi vào trạng thái đau đớn ghê gớm. “Đấy là thời điểm cuối năm 2014, khoảng tháng 11 âm lịch”- chị Nhẹ nhớ lại- “Tôi đã quên rằng mình có bệnh, cú ngỡ không còn sợ gì chứng viêm xương hông nữa. Ai ngờ, chiều hôm đó, tôi đang bê bó phên thì cơn đau ập đến. Đau nhói ở vùng lưng, gần đốt sương sống cụt. Tôi hoa mắt như bị ngất xỉu, vội vàng thả bó phên ra và ngã quỵ xuống nền đất. Không thể đứng lên nổi”.

Nghĩ rằng bệnh cũ tái phát, chồng chị Nhẹ bế chị vào nhà nghỉ ngơi. Tuy nhiên, qua ngày hôm sau, cơn đau vẫn hành hạ chị Nhẹ. “Mỗi khi xuống giường, tôi không thể bước một cách bình thường, mà phải chống cả hai tay rồi bò bò bằng cả tứ chi. Hoặc là đang đứng mà đau quá, tôi lại ngồi sụp xuống rồi lết lết từng bước”- chị Nhẹ miêu tả- “Ấy thế mà tôi cũng không dám nghỉ làm. Vì đợt ấy là gần tết, hàng đang chạy, nếu không làm thì không có hàng giao cho khách, mà các con cũng không có tết. Cứ cố làm ngày này qua ngày khác, đến khi liệt giường liệt chiếu hẳn rồi, tôi mới dàm nghỉ 1 ngày để lên Hà Nội khám bệnh”.

Bắt xe khách lên tới bến xe Lương Yên (Hà Nội), chị Nhẹ được chồng bế lên taxi trong tình trạng toàn thân không thể của động được. Họ vào thẳng bệnh viện. Bác sỹ chiếu chụp và kết luận rằng chị Nhẹ bị thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống tủy. Sau khi xem xét tình hình của chị Nhẹ, bác sỹ yêu cầu chị chuẩn bị thủ tục để làm phẫu thuật gấp. Tuy nhiên, người phụ nữ 39 tuổi đã từ chối. “Một phần vì tôi không có tiền, phần khác là tôi tham công tiếc việc, không muốn nằm 1 chỗ đúng lúc giáp tết”- chị Nhẹ phân trần- “Vì vậy, tôi nói với bác sỹ là cứ cho tôi thuốc về uống, rồi ra giêng ngày rộng tháng dài tôi sẽ trở lại bệnh viện để phẫu thuật. Bác sỹ khuyên bảo mãi nhưng tôi không nghe, họ đành cho tôi về”.

Giải pháp “hai trong một” hiệu quả

Liều lĩnh bỏ bệnh viện về nhà khi cơn đau vẫn còn nhức nhỗi, chị Nhẹ ngỡ rằng có thể cố gắng lao động đến gần tết để kiếm được món tiền. Đáng tiếc, tình trạng của hcij càng lúc càng tệ. Chị ra viện từ hôm 14 tháng chạp thì hầu như không thể đi lại được nữa. Chị Nhẹ chia sẻ: “Đến lúc không thể chịu đựng được nữa, đang định đi viện, thì có một người bà con vô tình đến chơi. Họ giới thiệu tôi đến gặp anh Mạnh (tức anh Nguyễn Huy Mạnh, nhân vật trong báo NGL số trước- PV). Họ nói rằng anh Mạnh đã chữa một số bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt là trong quá trình chữa bệnh, vẫn có thể làm việc được”.

Chị Nhẹ tìm gặp anh Mạnh vào ngày 22 tháng Chạp. Xem xét tình hình của bệnh nhân, anh Mạnh khẳng định có thể chữa thoát vị đĩa đệm cho chị Nhẹ bằng Phương pháp Diện Chẩn. Hàng ngày, khoảng gần trưa- tức là thời điểm tương đối với nghề làm bánh đa- chị Nhẹ được chồng đưa đến nhà anh Mạnh để điều trị. Chỉ sau 3 ngày, cơn đau thoát vị đĩa đệm của chị Nhẹ đã giảm nhiều. Đến tết, chị hầu như không còn cảm thấy đau đớn. Đặc biệt trong thời gian tị bệnh, chị vẫn làm việc bình thường.

Sau 5 tháng kiên trì, bệnh thoát vị đĩa đệm của chị Nhẹ đã biến mât hoàn toàn. Chị đã tới bệnh viện kiểm tra, kết quả cho thấy chứng thoát vị đĩa đệm của chị không còn, cột sống của chị bình thường, không có dấu hiệu thoái hóa. “Thật sự, khi nghe bác sỹ thông báo kết quả, tôi không dám tin. Không ngờ, phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà anh Mạnh áp dụng lại hay như vậy. Vừa chữa bệnh, vừa có thể lao động. Tôi thấy rất tuyệt vời”- chị Nhẹ lắc tay chúng tôi, thốt lên như vậy khi tiễn chúng tôi ra cửa.

Hoài Sơn (Báo Người Giữ Lửa)
DienChanViet.Com
Diện chẩn chữa thoát vị đĩa đệm