Cơ sở Khoa học của Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp (DC - ĐKLP)
Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cho đến nay, không ít người đã gặt hái hoặc chứng kiến những kết quả gần như kỳ diệu của “Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp” trong một số trường hợp chẩn đoán và điều trị.
Trước những kết quả đó, nhiều người không khỏi thắc mắc: “Tại sao tác động trên mặt mà lại hết bệnh dưới chân? Tại sao lại có kết quả quá nhanh chóng hầu như khó tin nếu không chứng kiến tận mắt? Tại sao nhìn mặt mà biết trong thận có sạn..”
Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp |
Để giải đáp phần nào những thắc mắc đó, chúng tôi sẽ trình bày những luận thuyết mới trên Thế giới trong lĩnh vực CHÂM CỨU, từ đó, chúng ta sẽ hiểu được phần nào kết quả mà Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp đã làm được.
Tuy nhiên đây chỉ là một phần của vấn đề. Ngoài ra bạn đọc còn phải tham khảo những giả thiết mà chúng tôi đã trình bày trong sách “Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp” để tạm thời giải thích những bí mật của cơ thể chúng ta, đặc biệt trong lĩnh vực “Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp”. Mong các bạn đọc hiểu trên tinh thần đó vì cho đến nay chưa ai có thể tự hào là nắm rõ được cơ sở khoa học, cơ chế của CHÂM CỨU là gì? Trong khi “Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp” của chúng ta là một vấn đề còn mới mẽ, tuy rằng, thoạt nhìn qua nó giống như CHÂM CỨU. Thật ra, phương pháp của chúng ta không phải là môn CHÂM CỨU mà là một bộ môn khác mang nhiều màu sắc mới lạ. Thời kỳ đầu phạm vi tác động chỉ thể hiện trên vùng MẶT gồm Đồ hình , tuy nhiên kể từ năm 1988, DIỆN CHẨN đã phát triển lên Da đầu và từ năm 1989 đã triển khai ra toàn thân (cũng gồm nhiều ĐỒ HÌNH PHẢN CHIẾU) làm cơ sở cho việc chẩn đoán và điều trị
II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DIỆN CHẨN:
Nếu coi DIỆN CHẨN chỉ là NHÌN MẶT ĐOÁN BỆNH thì đây không phải là một vấn đề mới vì từ xưa trong Kinh điển Đông Y đã có VỌNG CHẨN (chẩn đoán bệnh bằng cách nhìn). DIỆN CHẨN của chúng ta mặc dù cũng dựa trên nguyên tắc biểu hiện những hình thức khảo sát căn cứ vào nhiều yếu tố, đặc biệt trong đó có các dấu vết xuất hiện trên da, dưới da. Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những vấn đề có liên quan đến việc SỜ, ẤNcác điểm đau trên bề mặt cơ thể và nhìn các dấu vết trên da để đoán bệnh của Đông Y, Tây Y và cơ sở khoa học cảu vấn đề này xuyên qua các công trình nghiên cứu của các tác giả Nhật Bản. Thông qua các tư liệu này, bạn đọc sẽ hiểu được DIỆN CHẨN một cách khoa học hơn.
1. Theo”Y học hiện đại” và “Y học cổ truyền”:
Tây Y có môn DEMATOLOGY (Khao bệnh da) là phương páhp nhìn vào các dấu vết và màu sắc riêng biết hiện ra trên da mà biết bệnh, không chủ yếu dựa trên phạm vi vùng mặt mà là trên toàn cơ thể. Phương pháp này có cơ sở khoa học, giải thích được vì sao mắc bệnh giang mai lại hiện ra những nét đặc biệt trên mình và bộ phận sinh dục, hoặc bệnh cùi thì có những biểu hiện ta ở vành tai, dái tai, ngón tay.
Sỡ dĩ người ta có thể biết được bệnh qua các biểu hiện tr6en da là vì Y học hiện đại nghiên cứu thấy rằng : Trong phôi thai Da và nội tạng là một .Do đó, lúc phát triển thành con người thì lẽ tất nhiên khi Nội tạng có bệnh thì ngoài da sẽ hiện ra các dấu vết khác thường tương ứng với bệnh của nội tạng. Vì vậy chỉo cần vào biểu hiện ngoài da, người Thầy thuốc chuy6en khoa sẽ biết bệnh nhân đang bị bệnh gi?
Bệnh tật của một hện thống ở sâu thường thể hiện ra những vùng tương ứng trên bề mặt cơ thể một cảm giác đau tức, mỏi tự phát. Đó là cảm giác đã được cả Y học phương Tây lẫn Y học cổ truyền phương Đông quan sát mô tả, nhưng Y học hiện đại thì tổng kết những vùng đau tự phát ấy tàhnh những vùng gọi là Zakharine- Head và tìm ra cơ chế của nó là một cung phản xạ cảm giác- nội tạng da. Do cùng một TIẾT ĐOẠN thần kinh chi phối còn Y học cổ truyền phương Đôg sử dụng những vùng đau tê mỏi là một trong những phương tiện để tìm ra cấu tạo của hệ thống Kinh lạc.
Những vùng đau tự phát hoặc ấn vào mới thấy đau như thế là nội dung của việc chẩn đoán dựa trên cơ sở Kinh lạc cũng là một phương pháp của châm cứu (Huyệt A trị). Do đó, để phát huy tốt tác dụng của CHÂM CỨU, các nhà châm cứu cần vận dụng tốt các vùng đau vào chẨn đoán và điều trị.
Dựa trên quan sát các điểm đau và một số biểu hiện ở loa tai mỗi khi gặp một bộ phận nào đó của cơ thể bị bệnh có một số vòng tương ứng trên loa tai thường có biểu hiện đau hoặc một số biểu hiện đặc biệt khác. Dựa trên kết quả quan sát được, kết hợp vớpi tư duy khái quát hóa, tác giả Nogier (người Pháp) đã vẽ được bản đồ các vùng của cơ thể. Nó giống như một bào thai nằm lộn ngược ở loa tai. Dựa trên cơ sở đ1o, tác giả đã xây dựng thánh công phương pháp châm ở loa tai và sử dụng loa tai vào chẩn đóan.
Việc quan sát những vùng nhìn thấy có sự thay đổi khác biệt : sờ thấy nóng lạnh bất thường hoặc ấn thấy kết thành đám cứng nhắc hay mềm nhão cũng là phương tiện để nền y học cổ truyền phương Đông tìm ra cấu tạo của hệ thống Kinh lạc và xây dựng học thuết Kinh lạc (Viện Đông Y CHÂM CỨU HỌC II).
Cơ sở vật lý-sinh vật của sự biến đổi điện trở vùng da cùng huyệt: Các tác giả Nhật Bản TACHINO và ISHIKAWA đã quan sát và giải thích hiện tượng biến đổi điện trở của Da vùng Huyệt trong trường hợp bệnh lý như sau:
- Khi nội tạng có bệnh, những kích thích bất thường từ nội tạng đi vào tủy sống, rồi phản chiếu ra vùng da cùng tiết đoạn. Ngoài những phản xạ phức tạp (cảm giác mạnh, gân cơ co rút, bài tiết thất thường, chuyển hóa, trở ngại….)Nó còn gây ra những phản ứng của động mạch nhỏ ở hạ bì, những động mạch nhỏ co lại, máu chảy không đều, da ở vùng động mạch chi phối xuất hiện tượng giống như thiếu máu, gây nên sự tiết dịch thành những điểm tròn rõ rệt, đường kính không quá -1mm.
- Hiện tượng trên gọi là “Điểm phản xạ Da”. Đại bộ phận các “Điểm phản xạ Da” chỉ thấy được qua kính hiển vi, đôi khi nhìn thấy bằng mắt thường dưới dạng BAN NHỎ.
- NhỮng biến đổi về tổ chức học trên kéo theo những biến đổi về diện Sinh học. Biểu hiện bằng sự giảm điện trở và tăng điện dung. Sự biến đổi này phụ thuộc vào mức độ thấm xuất của các động mạch nhỏ dưới Da (Viện Đông Y – CHÂM CỨU HỌC II)
2. Theo “DIỆN CHẨN”
Qua những luận thuyết trên, ta sẽ hiểu được cáh chẩn đoán bằng DIỆN CHẨN LÀ CÓ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NÓ.Tuy nhiên cũng giống như Nhĩ Chẩn, DIỆN CHẨN có điểm khác và độc đáo là căn cứ vào Đồ hình là những VÙNG PHẢN CHIẾU (còn gọi là HÌNH CHIẾU) của cơ thể lên trên mặt được hệ thống hóa, ta có thể chẩn đoán được bệnh mốt cách nhanh chóng và chính xác, tiện lợi hơn thay vì phải khám cục bộ nơi đau như Thể châm. Các dấu hiệu chẩn đoán cũng phong phú, đa dạng hơn như không chỉ có cảm giác không đau ở tại 1 điểm (Bất thống điểm) hoặc không chỉ lưu tâm đến Nốt ban mà còn để ý đến mụn ruồi, vết sẹo, nếp nhăn, lỗ chân lông nở to, tai máu,….làm tiêu chuẩn định bệnh.
Tuy nhiên cùng cùng một nguyên tắc như ở các phương pháp vừa trình bay ở trên, tất cả cùng có ý nghĩa trong chẩn đoán.
III. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA “DIỆN CHẨN LIỆU PHÁP”:
Cho đến nay, có lẽ không ít người còn thắc mắc không rõ tại sao tác động trên MẶT mà lại trị được bệnh bên dưới một cách hiệu quả. Phần trình bày sau đây sẽ cho thấy những liên hệ giữa ĐẦU, MẶT và CƠ THỂ. Và qua đó, bạn đọc sẽ tự giải đáp được phần nào thắc mắc nêu trên.
1. Theo Tây Y: Cơ thể học Tây Y cho biết có nhiều dây thần kinh đến Mặt trong đó có hai dây số 5 và số 7 phân bổ đều vùng mặt.
a) Dây số 5: (Thần kinh sinh ba: Nerf trijumeau) chỉ huy cảm giác ở mặt phát ở hai bên đầu não có 3 nhánh: 2 nhánh đầu là nhánh cảm giác, nhánh thứ 3 là nhánh hỗn hợp bởi vì trong nhánh có những sợi vận động đến các cơ nhai. Nhanh cảm giác th1ư nhất phân bố vào vùng da trên trán và ở mắt. Nhanh thứ 2 phân bố vào hàmtrên và Da mặt ở ngang mức hàm trên. Nhanh thứ 3 phân bố hàm dưới.
b) Dây số 7: (thần kinh mạch” Nerf facial) xúât phát ở hành não, đi vòa ống tai trong của xương thái dương và đi ra khỏi xương thái dương bởi một lỗ trâm chũm đến các cơ ở vùng Mặt. Ngoài các thầnh phần dây thền kinh. Mặt káhc nó còn có những sợi thần kinh Mặt còn có những sợi thần kinh phó giao cảm đi đến tuyến lệ, tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi.
2. Theo Đông Y : Mặt là nơi hội tụ và xuất phát các kinh mạch.
a/ Kinh: Mặt là nơi tận cùng và cũng là nơi khởi phát của các kinh dương như:
+ Thủ dương minh Đại Trường: Từ góc móng tay trỏ (huyệt Thương dương) theo mặt ngoài cánh tay đi ngược lên đến vai rồi theo cạnh cổ đi lên mắt, chấm dứt ở huyệt Nghinh hương (cạnh cánh mũi).
+ Túc dương minh Vị kinh: Khởi từ huyệt Nghinh hương chạy lên huyệt Tinh minh (cạnh đầu mắt) rồi xuống huyệt Thứa khấp(dưới mắt), từ đâu đổ xuống theo hai bên ngực bụng, xuống mặt trước chân rồi chấm dứt ở huyệt Lê đoài(sát móng chân trỏ)
+ Thủ thái dương Tiểu trường: Từ huyệt Thiếu trạch ở phía ngoài móng tay út, chạy ngược lên mặt ngoài phía cánh tay đi lên mặt rồi chấm dứt ở huyệt Thính cung (cạnh lỗ tai)
+ Túc thái dương bàng quang kinh: Bắt đầu từ huyệt Tinh minh ở đầu mắt, chạy lên đầu qua gáy, xuống hai bên lưng, vào mặt sau chân, tận cùng ở huyệt Chí âm (góc ngoài ngón chân ngón út)
+ Thủ thái dương Tam tiêu kinh: Khởi từ huyệt Quan xung (cạnh móng tay của ngón áp út) đi ngược lên mặt ngoài cánh tay qua cổ chạy phía sau tai ra tai trước đến huyệt Tỵ trúc không cạnh đuôi mắt.
+ Túc thiếu dương Đởm kinh: Từ đuôi mắt (Huyệt đồng tử tiêu) qua Thái dương ra sau tai vòng lên đầu, xúông vai, chạy dọc hông sườn xuống mặt ngoài chân, chấm dứt ở góc ngoài móng chân ngón áp út(huyệt Khiếu âm).
b/ Mạch: Mặt còn là nơi hội tụ của các Mạch như:
+ Nhâm mạch: Từ hội âm qua giữa bụng, ngực, lên mặt đến dưới mắt.
+ Đốc mạch: Từ tầng sinh môn, đi dọc cột sống, lến gáy, xuống sống mũi, chổ giáp nướu và môi trên.
+ Xung mạch: KHởi đầ từ trong hố chậu, chạy xuống và nhô ra tại Hội âm. Đi lên bên trong dọc cột sống, nhánh xuống chẻ ra làm hai và hợp với Thận kinh, chạy dài hai bên bụng lên đến họng và vòng quanh môi.
+ Dương kiểu mạch: Từ mắt cá ngoài chạy theo mặt ngoài chân lên hông sườn vòng qua vai lên cổ qua má rồi vào đầu mắt, hợp với mạch Âm kiểu đến sau tài vào não.
+ Âm kiểu mạch: Từ mắt cá trong theo mặt trong chân lên bụng(qua bộ phận sinh dục ngoài) lên ngực, qua họng lên đầu mắt, hợp với mạch Dương kiểu đến sau tai và não.
+ Dương duy mạch: Từ huyệt Kim môn ở canh bàn chân chạy theo mặt ngoài của chân lên hông sườn qua vai lên mặt ra trán vòng ra sau tai đến gáy hợp với Mạch đốc.
c/ Kinh nhánh: Ngoài ra các nhánh lớn của các Kinh (gọi là kinh nhánh) cũng lên Mặt như:
+ Kinh nhánh của Thủ thiếu âm tâm kinh: Từ nách lên thanh q
quản, họng, lên mặt ở đầu mắt.
+ Kinh nhánh của Thủ quyết âm tầm bào kinh: Từ hốc nách lên dọc Uyên Dịch (dưới nách 3 thốn) lên thanh quản, họng.
+ Kinh nhánh của Thủ thái âm phế kinh: Từ nách lên dọc thanh quản.
d/ Các kinh cân: Cũng có một số lên MẶT như:
+ Túc thái dương cân kinh: Từ chân lên gò má, cánh mũi.
+ Túc thiếu dương cân kinh: Từ chân lên ặmt ở xương má canh maũi và đuôi mắt.
+ Túc dương minh cân kinh: Theo lộ trình Kinh tiểu trường lên mắt, trước tai, kết ở hàm rồi lên nối ở đuôi mắt.
+ Thủ thiếu dương cân kinh: Theo lộ trình Kinh tam tiêu lên trên mặt trước tai nối với đuôi mắt kết ở góc trán.
+ Thủ dương mình cân kinh: Theo lộ trình Kinh đại trường lên đầu và vòng sang hàm bên kia ( VIỆN ĐÔNG Y – CHÂM CỨU HỌC I)
Xuyên qua phần trình bày trên , ta thấy giữa MẶT và CƠ THỂ bên dưới có quan hệ rất chặt chẽ. Có thể nói mọi cơ quan, bộ phận bên dưới và bên trong cơ thể đều có thể thông tin lên mặt và được điều khiển từ bộ mặt và đầu não.
Tuy nhiên, bao nhiêu đó cũng chưa đủ, thật ra vai trò của bộ mặt còn quan trọng hơn nhiều đối với vấn đề tâm lý, sinh lý, và bệnh lý của con người, nếu ta biết rằng qua Thuyết phản chiếu , thuyết đối xứng, thuyết đồng bộ, thuyết đồng ứng, hầu hết các cơ quan đầu não như: hệ thần kinh trung ương, hành tủy, cầu não, não giữa, tiểu não, não trung gian và bán cầu não và một phần của hệ thần kinh ngoại vi đều phản chiếu lên mặt. Ngoài ra còn kể các hệ phản chiếu khác của hệ pảhn chiếu kinh huyệt của Thể ch6m, hệ pảhn chiếu Nội tạng, ngoại vi, vỏ não,….(xem phần: Các hệ phản chiếu trong sách “Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp).
Như thế, ta càng thấy rõ “Bộ mặt” thật là quan trọng vì thông qua các hệ phản chiếu, ta thấy rõ ràng nó có liên hệ với toàn bộ đời sống tinh thần và sinh lý con người.
Điều này càng được xác minh rõ ràng trong thực tế vì như ta đã biết xoa mặt bằng khăn mặt nhúng nước ấm hàng ngày, ta thấy sức khỏe được cải thiện rõ rêt. Và khi tác động vào các vùng và huyệt trên mặt, ta thấy có thể giải quyết được nhiều bệnh chúng một cách hữu hiệu và nhanh chóng.
KẾT LUẬN: Qua phần trình bày trên ta thấy rõ ràng: Bộ mặt không phải chỉ là Bộ mặt mà còn là toàn thân, là cả con người vớ đầy đủ ý nghĩa về thể xác lẫn tinh thần. Do đó ta cần cố gắng siêng năng bảo vệ và chăm sóc bộ mặt của mình hàng ngày. Đó là điều kiện để có một sức khỏe tốt và một tinh thần sảng khoái.
GSTSKH. Bùi Quốc Châu(dienchan.com)