Sự hồi phục khó tin của người đàn ông bị tai nạn nhờ biết đến Diện Chẩn (Kỳ 23)
Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa
Cả 2 vợ chồng anh Lê Đắc Nghĩa (SN 1975, trú tại Đô Xá, Tp.Hải Dương) và chị Nguyễn Thị Liêm (SN 1976) đều không tin vào sự may mắn đặc biệt mà họ nhận được. Năm ngoái, anh Nghĩa bị tai nạn giao thông, chấn thương não, bác sỹ cho về điều trị tại nhà vì không còn hy vọng chữa chạy. Tình cờ, 2 vợ chồng biết đến Diện chẩn. Hiện tại, sức khỏe của anh Nghĩa đang hồi phục 1 cách không ngờ.
Suýt chết do “cái hạn xây nhà”
Dân gian vẫn cho rằng để hoàn thành được công việc quan trọng nhất đời người đàn ông là “tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” thì người đó hoặc người thân sẽ gặp phải vận đen đủi. Chưa biết quan niệm đó đúng sai đến đâu, nhưng anh Lê Đắc Nghĩa thì tin lắm. Chẳng đâu xa, chính anh đã gặp “vận hạn” chết đi sống lại sau khi xây nhà đầu năm 2014.
Giọng nói không hoàn toàn rõ ràng do di chứng của chấn thương sọ não, anh Nghĩa phân trần: “Đúng ra, tôi đã kịp hoàn thành ngôi nhà đâu. Vẫn còn chưa lắp cửa chính và cửa sổ. Thế mà “hạn” đã ập xuống rồi. Mà tôi cũng chẳng nhớ là mình gặp tai nạn thế nào. Chỉ nhớ hôm ấy, tôi đi ăn cơm ở nhà bạn bên thôn Đồng Bào. Sau đó, tỉnh dậy thì đã thấy mình nằm ở nhà. Trong khoảng gần 1 năm, nghĩa là từ khi bị tai nạn đến thời điểm mới đây, tôi không có chút ký ức nào hết”.
Đỡ lời cho chồng, chị Nguyễn Thị Liêm- người đàn bà lam lũ với giọng nói dè dặt, nghèn nghẹn- cho biết: “Hôm chồng tôi bị tai nạn là ngày 25/2/2014. Tôi đương đi phụ hồ thì người ta gọi điện bảo: Chồng mày bị ngã xe máy, có khi chết rồi. Hoảng quá, tôi chạy như điên như dại đi tìm anh ấy. Ra đến hiện trường, người ta bảo thấy một chiếc xe máy lao từ trong ngõ ra đâm vào chồng tôi. Anh ấy bị đập đầu xuống đường bất tỉnh và được 2 chú thanh niên đi đường bế vào bệnh viện tỉnh rồi”.
Chị Liêm hộc tốc đạp xe ra bệnh viện tỉnh. Người mẹ của 2 đứa con nhỏ gần như ngất lịm khi chứng kiến chồng nằm bất động trên giường cấp cứu. Lay gọi thế nào, anh Nghĩa cũng không động đậy. Kiểm tra lỹ lưỡng, chị Liêm không phát hiện thấy những thương tích nặng trên người chồng. Duy chỉ thấy 1 dòng máu nhỏ chảy ra từ lỗ tai. Với kiến thức của mình, chị Liêm cư ngỡ chồng không bị nặng- không gẫy cái xương nào, cũng không giập nát chỗ nào. Biết đâu, chỉ dăm bữa nửa tháng là anh được về nhà cũng nên!
Nhưng chị Liêm đâu biết rằng dòng máu chảy từ tai của anh Nghĩa báo hiệu 1 chấn thương kinh khủng. Anh bị chấn thương tiểu não, tụ máu sau gáy. Bác sỹ tiên lượng xấu, cho rằng anh Nghĩa bị tổn thương tiểu não nặng, khó có khả năng hồi phục.
Cam chịu sống chung với chấn thương não
Trước khi bị tai nạn, anh Nghĩa làm nghề thợ mộc. Tay nghề tốt, anh được thuê làm đồ gỗ cho các gia đình trong vùng. Nhờ đó anh Nghĩa có thể lo được cho vợ và cả 2 con có cuộc sống tạm ổn. Chính vì thế, khi bác sỹ tiên lượng xấu về tình trạng của chồng, chị Liêm cảm tưởng trời đất như sụp xuống chân. Người phụ nữ 39 tuổi trải qua cơn hoảng loạn, nhưng chị đã kịp lấy lại bình tĩnh. Bệnh viện tỉnh không chữa được, chị quyết đưa chồng lên thủ đô để tìm cơ hội.
Bốn ngày sau khi nhập viện tỉnh, anh Nghĩa được xe cứu thương đưa lên 1 bệnh viện lớn ở Hà Nội vẫn trong trạng thái không có nhận thức. Bác sỹ tiếp tục chẩn đoán anh Nghĩa bị tổn thương tiểu não nghiêm trọng, chỉ định tiến hành phẫu thuật nhằm giải phóng máu bầm. Tuy nhiên, sau khi hội chẩn, các bác sỹ phát hiện khu vực máu bầm ở sau gáy của anh Nghĩa có liên quan đến các dây thần kinh ngoại biên quan trọng, vì thế, không thể thực hiện phẫu thuật. Điều trị bằng thuốc và chờ đợi sự hồi phục của bệnh nhân là khả năng duy nhất.
Sau hơn 1 tháng nằm viện tại Hà Nội, anh Nghĩa có thể mở được 1 bên mắt phải. Tuy nhiên, anh vẫn chưa thể chủ động ăn uống- bác sỹ phải phẫu thuật mổ cổ, đặt ống xông nhằm đưa thức ăn vào thẳng dạ dày bệnh nhân. Ngoài những dấu hiệu sống đó, tình trạng thương tổn tiểu não của bệnh nhân không có tiến triển tích cực. Qua 1 tháng, nhận thấy không còn cách điều trị nào khác cho bệnh nhân, bệnh viện viết giấy giới thiệu anh Nghĩa về viện tỉnh. Tại đây, chị Liêm cũng chỉ nhận được những cái lắc đầu ngao ngán. Không thể chữa chạy được, chỉ tốn kém vô ích mà thôi.
Quả là vậy, gần 2 tháng từ ngày anh Nghĩa gặp nạn, chị Liêm đã phải vét những đồng bạc cuối cùng trong nhà để rót vào việc chữa bệnh cho chồng. Nhưng, tiền cứ càng ngày càng cạn mà bệnh tình của anh Nghĩa vẫn không biến chuyển. Nuốt nước mắt, chị Liêm đành chấp nhận đưa chồng về nhà”.
“Bây giờ tôi đã hồi phục được 80%”
Rõ là anh Nghĩa còn sống, chưa chết. Dù hơi thở thoi thóp, dù cơ thể mỗi lúc một nhão ra, nhưng anh vẫn thở và ăn trong vô thức. Vì thế, chị Liêm không thể bỏ mặc chồng được. Bệnh viện không nhận nữa, chị tìm cách khác để chữa trị. Thầy lang, thuốc lá, thuốc của người dân tộc- chị Liêm đều đã thử. Lại thêm những lần tốn kém nữa, nhưng bệnh của anh Nghĩa vẫn giậm chân tại chỗ.
“Thế mà, tưởng hết hi vọng, tôi lại tìm dược cách chữa bệnh cho chồng chả tốn kém tý nào” chị Liêm hồ hởi khoe.
Số là, gần nhà chị có 1 anh tên Nguyễn Huy Mạnh. Anh này vốn tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Đang lúc chuẩn bị đi làm, anh lại mắc bệnh thận. Vì tìm đường sống cho mình, anh Mạnh đã biết và học Diện Chẩn. Anh Mạnh đã dùng Diện Chẩn để giúp đỡ những người xung quanh. Qua giới thiệu, chị Liêm quyết đưa chồng tới nhờ anh Mạnh.
Anh nghĩa được điều trị bằng Diện Chẩn từ tháng 7/2014. Sử dụng các bộ kích thích thần kinh, tan máu bầm và hơ nóng chân tay, anh Nguyễn Huy Mạnh đã cố gắng đẩy lùi những thương tổn tiểu não cho bệnh nhân. Trời không phụ người có công, tình trạng của anh Nghĩa đã có những tiến triển rõ nét. Sau 3 tháng được chữa bằng Diện Chẩn, anh Nghĩa dần hồi phục nhận thức (duy có khoảng thời gian từ lúc bị tai nạn đến khi chữa khỏi là anh không nhớ gì cả), mắt trái kéo lên, đi lại, vận động nhẹ nhàng được, giọng nói tuy còn hơi “méo”nhưng vẫn có thể diễn đạt tốt.
Giọng xúc động, anh Nghĩa bày tỏ: “Tôi nghe nhà tôi bảo, đáng lẽ tôi cứ nằm quay đơ như vậy đến hết đời. May nhờ chú Mạnh chữa cho, tôi mới hồi phục lại đến 80% như thế này. đáng lẽ tôi cứ nằm quay đơ như vậy đến hết đời. May nhờ chú Mạnh chữa cho, tôi mới hồi phục lại đến 80% như thế này. Chưa làm được việc nặng, song, tôi đã có thể tự chăm sóc bản thân, đồng thời nhúc nhắc giúp vợ việc nhà như cắm cơm, nhặt rau. Đối với tôi, thế là phúc to rồi đấy”.
Hoài Sơn (Báo Người Giữ Lửa)DienChanViet.Com