Đẩy lùi bệnh tiểu đường nhờ phương pháp Diện Chẩn (Kỳ 39)
Thực hư khả năng chữa bách bệnh của phương pháp mang tên "Diện Chẩn" - Báo Người Giữ Lửa
Ở tuổi 63, bà Nguyễn Thị Chi Mai (trú tại Quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn rất mặn mà, duyên dáng. Đã nghỉ hưu từ lâu, song, bà vẫn tham gia công tác tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Để có sức khỏe như vậy, bà Chi Mai tự đặt cho mình chế độ ăn uống, tập luyện khắt khe. Tuy nhiên, cũng đã có thời điểm, cơ thể của bà đứng trước “báo động đỏ” khi lượng đường trong máu tăng cao và phải đối diện với nguy cơ bệnh tiểu đường. Rất may Diện Chẩn đã giúp bà đẩy lùi được nguy cơ này.
“Báo động đỏ” với lượng đường trong máu tăng cao.
- PV: Thưa bà, để giữ được vóc dáng và ngoại hình như hiện nay, hẳn bà đã phải tốn nhiều công sức?
- Bà Nguyễn Thị Chi Mai: Nói thật cũng không có gì đặc biệt lắm đâu nhà báo ạ. Khi còn công tác, tôi đã có 18 năm làm giám đốc Trung tâm ngoại ngữ trường Đại học Kinh tế Quốc dân – tôi thường ham mê công việc quá độ nên ít để ý đến sức khỏe. Tuy vậy, năm 2007, khi nghỉ hưu tôi mới chú trọng đến ăn uống đúng cách, không ăn nhiều Cholesterol. Ngoài ra, tôi cũng chăm chỉ tập thể dục, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Nói chung, chỉ có vậy, nhưng thể trạng của tôi rất tốt hầu như không có bệnh tật gì cả. Đến năm 2012, dù đã 60 tuổi, tôi vẫn nhận lời làm thêm tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
- Tức là bà chưa bao giờ mắc bệnh nặng?
- Cũng không hoàn toàn như vậy. Khoảng 1 năm trước, tôi đã bị chẩn đoán là tiểu đường tuýp 2. Theo tìm hiểu, tiểu đường tuýp 2 thường khởi đầu ở người lớn hoặc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin, là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa đường, nguồn nguyên liệu chính của cơ thể. Khi đã bị tiểu đường tuýp 2, cơ thể giảm khả năng chịu ảnh hưởng của insulin – một hormone điều chỉnh sự chuyển động của đường vào các tế bào – hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin để duy trì mức độ đường bình thường. Nếu không điều trị, hậu quả của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể đe dọa tính mạng. Điều nguy hiểm là không có cách điều trị đặc hiệu tiểu đường tuýp 2 mà chỉ có thể quản lý hoặc ngăn chặn…
- Bà phát hiện bệnh tiểu đường tuýp 2 trong trường hợp nào?
- Ở khu phố tôi, hàng tháng thường tổ chức cho các vị hưu trí đo độ đường trong máu. Cho đến khoảng tháng 6 năm ngoái, độ đường trong máu của tôi vẫn ở mức cho phép là dưới 5,4 mmol/L. Tuy nhiên, đến tháng 7, chỉ số này vọt lên 5,9 mmol/L, sau đó lại tăng lên 6,7 mmol/L. Tôi thấy người mệt mỏi, giảm cân nhanh. Các triệu trứng của tiểu đường xuất hiện. Ví như, tăng khát nước và đi tiểu thường xuyên, nhanh có cảm giác đói (do không có đủ insulin để chuyển đường vào tế bào, các cơ quan trở nên cạn kiệt năng lượng, điều này gây lên đói dữ dội) và mờ mắt (do lượng đường trong máu tăng quá cao, dịch có thể được kéo ra từ các ống kính của mắt. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng thị lực).
- Tâm trạng của bà khi ấy ra sao?
- Tôi rất hoang mang vì đã chứng kiến nhiều bạn bè, người thân khổ sở vì bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nhiều cơ quan lớn, bao gồm tim, mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận. Điều đáng nói là các biến chứng của bệnh tiểu đường phát triển dần dần, cuối cùng có thể đe dọa đến tính mạng.
Tìm lại an lạc nhờ phương pháp DIỆN CHẨN
- Bị chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 bà đã hành động như thế nào để đối phó với bệnh?
- Từ trước đến nay tôi vốn không thích uống thuốc tây, bất đắc dĩ lắm tôi mới uống vài viên thuốc cảm cúm đau đầu thôi. Nhưng vì quá lo sợ trước bệnh tiểu đường, tôi buộc phải đến viện để bác sỹ thăm khám và cho đơn thuốc. Nhìn đơn thuốc dài dằng dặc mà bác sỹ kê, tôi cảm thấy ớn lạnh sương sống. Cứ gai gai người như thể lên cơn sốt. Chiều hôm ở viện về tôi chán nản không muốn ăn uông gì cả. Lúc bấy giờ, anh con rể tôi bảo “mẹ khoan hãy dùng thuốc của bác sỹ, con biết một người bạn có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ mà không cần phải uống cái gì hết”. Tôi nghe con rể nói mà nửa tin nửa ngờ. Nguời ta bị tiểu đường dẫu có uông thuốc thì bệnh vẫn nặng thêm. Nếu không cần uống thuốc mà vẫn đẩy lùi được bệnh thì lạ quá. Nhưng tin tưởng con nên tôi vẫn tìm gặp chị Trần Thị Nam Bình.
Chị Bình chữa bệnh bằng phương pháp Diện Chẩn và là thành viên của Hội quán Diện chẩn tại Hà Nội. Nói về Diện Chẩn, thực ra tôi cũng chỉ nghe qua chứ chưa hiểu gì về phương pháp này. Thế nhưng, khi nghe qua, chị Bình nói sẽ giúp tôi hạ lượng đường trong máu về mức ổn định khiến tôi rất yên tâm. Tôi đã đồng ý để chị ý chữa cho mình.
- Kết quả của việc chữa trị như thế nào ? Bà đã được chị Nam Bình chữa trong bao lâu?
- Thực ra tôi chỉ đến nhà chị Nam Bình chữa cho 2 hay 3 lần gì đó. Bởi vì chị ấy có công việc khác nữa nên khá bận rộn. Với lại theo chị ấy nói thì mục tiêu của Diện chẩn là “biến bệnh nhân thành thầy thuốc”. Nên chị ấy chỉ cho tôi các huyệt và phác đồ để tôi có thể tự chữa bệnh cho mình. Hàng ngày, tôi tự bấm các huyệt theo sự hướng dẫn của chị Nam Bình, đồng thời ăn uống điều độ, tránh các thực phẩm nhiều đường. Đến kỳ khám tiểu đường ở khu phố, tôi rất mừng khi lượng đường của tôi giảm từ mức 6,7 mmol/L còn 5,9 mmol/L. Thấy kết quả khả quan như thế, tôi tiếp tục sử dụng Diện chẩn để chữa cho mình. Sau 3 tháng kiên trì, lượng đường của tôi về mức an toàn là 5,4 mmol/L. Tôi thấy mình hoạt bát, năng động trở lại, cân nặng cũng được hồi phục.
- Sau khi đẩy lùi bệnh tiểu đường, bà đánh giá thế nào về phương pháp Diện chẩn?
- Tôi thấy rằng phương pháp này hiệu quả, dễ học, dễ thực hành, ít tốn kém và hầu như không có tác động xấu. Hiện tại, tôi chỉ biết phác đồ dùng để chữa tiểu đường, nhưng khi có thời gian, tôi sẽ học thêm các phác đồ khác nhằm chữa bệnh cho bản thân và gia đình.
- Xin cảm ơn cả bà./.
Hoài Sơn (Báo Người Giữ Lửa)DienChanViet.Com