In bài này

Tư liệu -35- Bệnh hệ tim mạch

 SƠ LƯỢC VỀ HỆ TIM MẠCH

 Lương y Tạ Minh.
 
            Quả tim là cơ quan có chức năng tạo một lưu lượng máu lưu thông cho toàn cơ thể, là một máy bơm máu đi và hút máu về. Gồm:
-                    Tâm nhĩ phải: hút máu đen từ tĩnh mạch chủ đổ về thông qua van tĩnh mạch chủ bằng cách giãn nở (tâm trương). Co bóp (tâm thu) để đưa máu đen xuống tâm thất phải thông qua van 3 lá.
-                    Tâm thất phải: hút máu đen từ tâm nhĩ phải bằng cách giãn nở (tâm trương) rồi co bóp (tâm thu) tống máu đen lên phổi thông qua van động mạch phổi.
-                    Tâm nhĩ trái: giãn để hút máu đỏ từ phổi về thông qua van tĩnh mạch phổi. Rồi co bóp tống máu đỏ xuống thất trái thông qua van 2 lá.
-                    Tâm thất trái: nở để hút máu đỏ từ nhĩ trái về rồi co để tống máu đỏ ra động mạch chủ thông qua van động mạch chủ.
-                    Tim được nuôi dưỡng bằng một hệ thống mạch máu dành riêng cho nó gọi là mạch vành. Mạch vành tim trái có số lượng nhiều gấp bội lần bên tim phải.
-                    Các động và tĩnh mạch là các ống dẫn để máu lưu thông.
-                    Máu đỏ từ tim theo động mạch chủ chảy ra các động mạch rồi các tiểu động mạch và các vi mạch (còn gọi là mao mạch) đến các cơ quan, tế bào. Máu đen từ các tế bào, cơ quan đổ về các vi tĩnh mạch, dồn về các tiểu tĩnh mạch, về các tĩnh mạch rồi dồn về tĩnh mạch chủ, về tim. Gọi chung là vòng đại tuần hoàn.
-                    Động mạch phổi dẫn máu đen từ tâm thất phải lên phổi. Tại phổi, máu nhả carbonic và nhận oxy để chuyển từ đen sang đỏ. Tĩnh mạch phổi dẫn máu đỏ từ phổi về tâm nhĩ trái. Gọi chung là vòng tiểu tuần hoàn.

PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP 

            Theo nguyên tắc, đo HA luôn cần ống nghe để nghe tiếng mạch đập. Nhưng trong thực tế tôi không dùng ống nghe mà chỉ theo dõi trạng thái hoạt động của kim mà phát hiện một số chức năng khác của huyết áp kế ngoài trị số tâm thu và tâm trương:
-                    Kim khựng lại ≥ 5 nhịp trước khi giật lui: ít nhất cũng bị thiểu năng vành, thường là thiếu máu cơ tim nếu chất lưỡi nhạt tới trắng.
-                    Kim giật lui ngắn một đoạn rồi giật lui dài hơn: có hở val 2 lá, nhiều hay ít tùy mức độ chênh lệch của 2 trạng thái ngắn và dài.
-                    Trị số tâm trương ≤ 50: hở val động mạch chủ.
-                    Kim giật lui ngắn ≤ 2 mmHg (một nấc nhỏ trên mặt đồng hồ HA kế): trương lực tim yếu. Dương hư nếu có sợ lạnh. Nếu không sợ lạnh là tâm khí suy.
-                    Kim giật lui dài ≥ 4 mmHg (2 nấc nhỏ trên mặt HA kế): trương lực tim mạnh, máu loãng (thành phần đặc và lỏng của máu không đúng tỉ lệ: huyết tương nhiều hơn huyết cầu). Âm hư nếu sợ nóng, tâm khí thịnh nếu không sợ nóng. Kiểu giật lui kim này thường gặp trong bệnh Đường huyết hay Lipid huyết, và các trường hợp có sốt cao.
-                    Kim giật lui nhanh: máu loãng.
-                    Kim giật lui chậm: máu đặc (huyết tương thiếu, huyết cầu dư), hoặc có lipid huyết.
-                    Kim giật lui lúc nhanh lúc chậm hay lúc dài lúc ngắn hay có lúc bỏ nhịp: rối loạn thần kinh tim.
-                    Kim giật lui khoảng 3 – 4 mmHg: trương lực tim bình thường, Âm Dương tương đối cân bằng.
TP. Hồ Chí Minh, 1995. 

BỆNH HỆ TIM MẠCH

 Lương y Tạ Minh.
 
            Bệnh thuộc hệ tim mạch đa số là loại bệnh có mức độ gây nguy hiểm cao cho sức khỏe và tính mạng. Sau đây là những bệnh thường gặp mà tôi đã có thành công phần nào trong hệ bệnh này.

6.1. RỐI LOẠN THẦN KINH TIM

            Là tên gọi chung của các triệu chứng rối loạn nhịp tim (tim bỏ nhịp, tim đập lúc nhanh lúc chậm lúc mạnh lúc yếu, tim đập nhanh hay chậm đều nhưng quá mức bình thường): điều chỉnh tổng trạng, cào phản chiếu tim, phản chiếu các nút thần kinh tim và mạng Purkinge.

6.2. THIỂU NĂNG MẠCH VÀNH

            Nếu nặng còn có tên gọi là Thiếu máu cơ tim: có những cơn nặng ngực khó thở, đau thắt ngực có khi lan lên đầu cổ và ra tay. Triệu chứng thường chỉ xuất hiện vài phút rồi tự biến mất, thường xuất hiện khi gắng sức, khi xúc động hay khi nhiễm lạnh. Lưỡi rất nhạt. Nguyên nhân do mạch vành bị co thắt hoặc bít hẹp vì máu đông hay mảng xơ vữa, cũng có thể do u bướu. Điều chỉnh tổng trạng, Tiêu viêm khử ứ, phản chiếu tim, phản chiếu mạch vành (có 6 tuyến phản chiếu mạch vành: từ 0 vòng lên 130 vào 65, từ 0 vào 73, từ 0 vào 61, từ 0 vào 7, từ 0 xéo xuống 29, từ 0 xéo xuống 347).

6.3. NHỒI MÁU CƠ TIM

            Đây là tình trạng nặng đột xuất của thiếu máu cơ tim. Đau dữ dội vùng ngực, vã mồ hôi nóng, huyết áp cao đột ngột (HA tâm thu trên 170). Thuộc diện cấp cứu tại bệnh viện.

6.4. HUYẾT ÁP THẤP

            Là một bệnh chứng còn nhiều bí ẩn về cơ chế và nguyên nhân gây bệnh. Tuy cũng có thành công nhưng không chắc chắn như các bệnh khác. Vẫn lấy điều chỉnh tổng thể làm chủ.

6.5. HUYẾT ÁP CAO

            Là triệu chứng của một bệnh nào đó trong cơ thể. Phải tìm cho ra căn bệnh gốc này. Chữa bệnh gốc xong thì HA tự hạ và ổn định lâu dài. Trong thời gian chưa tìm ra gốc bệnh HA luôn dao động cao, cho nên cần duy trì thuốc hạ áp cho đến khi HA bắt đầu hạ ổn định 2 tuần liên tiếp thì giảm liều thuốc HA, cứ thế cho đến khi HA trở về mức bình thường, lúc này thử bỏ thuốc, nếu ổn định suốt 2 tuần liên tiếp thì có thể bỏ hẳn thuốc HA. Tuy vậy có nhiều ca không thể bỏ thuốc hạ áp được mà phải uống một liều thấp nhất thích hợp đến suốt đời. Các bạn không nên chủ quan với loại bệnh này như chủ trương của một số thầy khác, vì có thể gây hại không cứu vãn được cho bệnh nhân.
            Có hai trường hợp tổng quát về tăng HA. Huyết áp cao Âm chứng và Dương chứng. Trong cắt cơn tăng HA, dùng bộ Thăng khi HA cao Âm chứng, dùng bộ Giáng khi HA cao Dương chứng. Trong điều trị, điều chỉnh tổng trạng làm chủ lực. Tìm thêm tạng phủ có bệnh và điều chỉnh tạng phủ này. Tìm hiểu cơ chế gây bệnh cho tạng phủ như viêm – tắc mạch – xơ hóa – vôi hóa (sỏi)……v.v.. khiến tạng phủ mất hay giảm chức năng. Đôi khi tăng HA chỉ do tắc mạch một nơi nào đó trong cơ thể, thường xảy ra ở vùng cổ gáy hay vùng đầu (mạch cảnh hay mạch nền sọ), lúc này HA hai tay sẽ chênh lệch rõ ràng, thông mạch là xong.

6.6. RỐI LOẠN TUẦN HOÀN NÃO

            Nặng đầu kèm choáng váng, tăng ở tư thế đứng, không thay đổi ở tư thế nằm khi trở mình. HA bình thường hoặc thấp. Điều trị: day dầu hay hơ có dầu Bộ Thăng, phản chiếu đầu (hàn chứng: thiểu năng tuần hoàn não). Day vaseline bộ Giáng, phản chiếu đầu (nhiệt chứng: huyết vùng đầu không thông, chưa phải là huyết ứ). Muốn khỏi bệnh lâu dài cần điều chỉnh tổng trạng.

6.7. RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

            Chóng mặt, tăng khi thay đổi tư thế nhất là khi nằm trở mình. Huyết áp bình thường. Điều trị: day dầu hoặc hơ có dầu Bộ Thăng, phản chiếu đầu. Nhận xét: thông qua việc điều trị hai bệnh chứng này, tôi cho rằng rối loạn tiền đình là một dạng thiểu năng tuần hoàn não dạng đặc biệt chỉ xảy ra ở vùng Tiền đình. Đông y gọi bệnh thứ 6 và thứ 7 này là Huyễn vựng.

6.8. HỞ VÀ HẸP VAL TIM

            Bệnh val tim có 2 loại: bệnh chức năng (do thần kinh hoặc những nguyên nhân khác) và bệnh tổn thương thực thể (xơ hóa thường do thấp tim gây di chứng, bệnh tim bẩm sinh như thông nhĩ…). Chúng ta chỉ nên nhận điều trị những trường hợp bệnh lý chức năng. Chẩn đoán hàn nhiệt, phản chiếu val tim. Val tĩnh mạch chủ: vùng huyệt 129 +. Val động mạch phổi: vùng 60 +. Val 3 lá: vùng 73 + và toàn bộ nửa mặt bên phải từ tuyến VI trở xuống. Val động mạch chủ: vùng 60 -. Val tĩnh mạch phổi: vùng 129 -. Val 2 lá: vùng 73 – và toàn bộ mặt bên trái từ tuyến VI trở xuống.

 6.9. TÂM DƯƠNG HƯ

            Hơ có dầu 19, nếu không hiệu quả thì hơ có dầu Bổ trung hay Thăng, 189. Triệu chứng: huyết áp âm chứng, không sợ lạnh, không làm việc được.

6.10. TÂM KHÍ HƯ

            Day vaseline 19. Nếu không hiệu quả thì dùng bộ Thăng, 189. Triệu chứng: huyết áp âm chứng, không sợ lạnh, làm việc nhẹ bình thường, làm việc nặng thì mệt.
Kiêng cữ: nói chung cần tránh những thay đổi đột ngột về môi trường sống, thời tiết, nhiệt độ, ăn uống. Không nên để bị cảm hay thương thực, những bức xúc tình cảm vui lẫn buồn cao độ. Và kiêng các thức ăn theo cơ chế gây bệnh trong đó LẠNH và CHUA là quan trọng hàng đầu vì hai vị này luôn làm co mạch, co cân cơ.
TP. Hồ Chí Minh, 1997.