In bài này

Tư liệu -37- Bệnh về mắt

 Lương y Tạ Minh

7.1. ĐAU MẮT ĐỎ CẤP TÍNH (Viêm kết mạc mắt)

            Có hai thể hàn và nhiệt. Hàn thì day dầu hoặc hơ hoặc dán cao Tiêu viêm, phản chiếu mắt ở mặt. Nhiệt thì áp lạnh Tiêu viêm, phản chiếu mắt ở mu bàn tay và mu bàn chân, môi.

7.2. THOÁI HÓA THẦN KINH THỊ GIÁC, THOÁI HÓA VÕNG MẠC

            Hai bệnh này về cơ bản có cách chữa giống nhau. Là loại bệnh thuộc nội chướng trong Nhãn Khoa của Đông y. Nếu thuộc bạch, thanh (thật ra là màu lam) hay hoàng chướng thì còn dễ trị. Nếu thuộc xích chướng thì rất khó trị. Nếu thuộc Hắc chướng thì không còn trị được. Xét theo triệu chứng thì bệnh nhân cảm thấy trước mắt mình như có một màn khói trắng (bạch chướng), khói lam (thanh chướng), khói vàng (hoàng chướng), khói đỏ (xích chướng) hay một màn đen tối mịt (hắc chướng). Hắc chướng bất trị vì lúc này các tế bào thần kinh đã chết hẳn không còn khả năng tiếp thụ ánh sáng nữa. Có trường hợp bệnh nhân chỉ thấy màn khói xuất hiện ở một vài điểm hay vùng hay một góc nào đó trong mắt (một phần trong thị trường của bệnh nhân).
            Điều trị: day vaseline Bộ Bổ Âm Huyết, cào vaseline phản chiếu mắt của đồ hình Âm (vùng huyệt 197, 421). Phác đồ này chỉ mới được ứng dụng thành công với Bạch chướng và Thanh chướng.

7.3. TĂNG NHÃN ÁP (Glaucome, Cườm nước)

            Đau đầu và nhức mắt xuất hiện cùng lúc với giảm thị lực. Khi bị tăng nhãn áp một bên thì triệu chứng y hệt như Thiên đầu thống (migrain). Hãy nghĩ ngay đến tăng nhãn áp khi xuất hiện bốn triệu chứng cùng lúc: nhức đầu, nhức mắt, buồn nôn (ói), giảm thị lực. Tuy nhiên muốn chính xác cần đo nhãn áp ở chuyên khoa mắt. Với những bệnh nhân nghèo không đi đo được ta có thể dò theo bộ huyệt sau đây. Điều trị: chẩn đoán hàn nhiệt xong, chọn kỹ thuật thích hợp.
            Phác đồ: 324, 131, 41 (437), 235, 290, 184, 16, 34, 199.
            LƯU Ý: huyệt 199 là trung điểm của huyệt 421 và 197, huyệt 131 này chính là huyệt Ngư Vỹ của Thể Châm (hình huyệt hiện nay vẽ sai vị trí của 131, vị trí của nó bị thay thế bằng huyệt số 24???!!! Đây là một trục trặc trong việc điều hành chuyên môn của nhóm nghiên cứu DC-ĐKLP sau năm 1996!!).

7.4. ĐỤC THỦY TINH THỂ (đục nhân mắt, đục pha lê thể, cườm khô, cườm đá)

            Loại bệnh này có đặc điểm là sau mỗi lần điều trị thì bệnh nhân cảm thấy mắt sáng hẳn lên - chừng hai tiếng đồng hồ. Khiến chúng ta lẫn bệnh nhân hồ hởi nhưng thật ra kết quả cuối cùng là con số không. Hiện nay tôi vẫn còn đang nghiên cứu thêm về bệnh này. Vì trên nguyên tắc đã đúng ngọn mà chưa đúng gốc.

7.5. LÉ MẮT

            Không trị được nếu là bệnh bẩm sinh. Trị được do bệnh, chẩn đoán hàn nhiệt tổng thể và hàn nhiệt cục bộ mắt. Khám tìm cơ điều khiển mắt bị bệnh. Hoặc do bên này yếu (hay liệt) hoặc do bên kia bị co rút. Điều trị theo cơ chế đã tìm thấy.

7.6. CHẢY NƯỚC MẮT SỐNG

            Có 2 trường hợp, một là do tuyến lệ hoạt động quá mạnh, hai là do tuyến thoát lệ bế tắc. Cả hai đều có nguyên nhân do đang viêm hoặc di chứng của viêm. Viêm có thể do nhiễm trùng cũng có thể do chức năng. Chẩn đoán nguyên nhân gây viêm để có phương thức phù hợp. Điều trị: dùng bộ Tiêu viêm, phản chiếu bộ phận bị viêm, tắc.

7.7. CẬN THỊ

7.8. GIẢM THỊ LỰC

            Chẩn đoán và điều chỉnh tổng trạng, phản chiếu mắt. Có kết quả tốt với điều kiện không do tuổi già.

7.9. CHẮP MẮT (Lẹo mắt)

            Dán bộ Tiêu viêm, phản chiếu mụt lẹo. Nếu mụt chưa mưng mủ thì mụt sẽ tiêu, nếu mụt đã mưng mủ thì sẽ vỡ mủ và tiêu sau đó.

7.10. SỤP MI MẮT

            Day dầu Bổ trung, 1 đến 26, hơ phản chiếu mắt Đồ hình Âm, có thể hơ thêm theo các sinh huyệt vùng cung mày. Tối đa 3 ngày điều trị không thấy hiệu quả thì nên day thêm bộ Tiêu viêm khử ứ. Tuy nhiên đây là một bệnh có khá nhiều nguyên nhân phức tạp, tôi chưa gặp hết mọi trường hợp. Phác đồ này chỉ chữa ngọn mà thôi.

7.11. GIẬT MI MẮT

            Nếu mớí giật, giật nhịp thưa (máy mắt): day dầu bộ Bổ trung, Tiêu viêm, phản chiếu mắt, các huyệt quanh ổ mắt. Nếu bị giật mạnh và nhịp độ nhanh đến mức nhắm hẳn lại thì rất khó trị, chỉ giảm sau mỗi đợt điều trị chứ không khỏi hẵn vì do virus làm hỏng dây thần kinh điều khiển mi mắt.