In bài này

Bí quyết của sức khỏe

      Nhiều người tưởng rằng bí quyết của sức khỏe là cái gì bí mật , cao xa và phức tạp lắm. Thật ra không phải như thế. Nó rất gần gũi chúng ta, nhưng vì con người nói chung ít chú ý đến những gì ở bên mình mà hay để ý, quan tâm đến những gì ở xa mình.

đặc tính dân tộc trong Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Từ lúc còn thanh niên tôi đã để ý đến các cụ già sống lâu ở làng tôi để tìm hiểu xem các cụ đó bí quyết gì mà được trường thọ  (đa số sống trên 80 tuổi, có người lại thọ gần 100 tuổi). Sau này lại có điều kiện chữa bệnh cho nhiều người thì lại càng thấy rõ các yếu tố gây ra bệnh tật cũng như các nguyên nhân đem lại sức khoẻ cho con người.Thì ra nó rất đơn giản và gần gũi với chúng ta nhưng ít ai chú ý và áp dụng triệt để. Đó là: Sự điều độ- Sạch sẽ- Vui vẻ- Vận động- Tự tin- Độ lượng- Ôn hoà- Nhân hậu- Vị tha- Thanh tâm- Quả dục- Tiết thực- Gần gũi Thiên nhiên…
Viết đến đây tôi chợt nhớ lại hình như trong sách Quốc văn giáo khoa thư cũng có nói ba thầy thuốc giỏi là: Thầy Điều độ- Thầy Sạch sẽ- Thầy Vui vẻ. Thật ra cũng ít ai biết rằng Điều độ (có chừng mực) là một trong bí quyết của sức khoẻ và sống lâu. Hầu hết những người sống lâu đều là những người có tính điều độ tức là không làm gì quá độ. Cụ Giản Chi (Giáo sư Triết học, tác giả của nhiều bộ sách có giá trị về triết học Đông phương) năm nay 93 tuổi, là một người sống rất điều độ. Mọi sinh hoạt của cụ như ăn, ngủ, làm việc đều có chừng mực. Nếu ta để ý thì thấy người nào làm việc, vận động, ăn uống, ngủ nghỉ không chừng mực thì rất hay bệnh hoạn và ít khi sống lâu. Cho nên những người tập thể dục đều đặn thường sống lâu hơn các vận động viên thể thao. Vì những người sau thường hay có những cố gắng quá độ mà những cố gắng quá sức thường đưa đến những hậu quả tai hại về sau mà ít ai biết. Trong vấn đề ẩm thực, tiết thực và ăn uống đạm bạc cũng là một khía cạnh của Điều độ. Nhiều người nghĩ rằng  muốn sống lâu phải ăn nhiều đồ  bổ, uống nhiều thuốc bổ. Thật ra ăn nhiều đồ bổ, nhất là lúc tuổi già, thì lại càng dễ mắc bệnh, mau chết (trừ tuổi thiếu niên và thanh niên cần ăn đồ bổ để mau lớn và khoẻ mạnh, nhưng cũng ăn vừa phải thôi, không nên thái quá). Vì đa số đồ bổ là  đồ khó tiêu, hay làm tăng huyết áp, làm mệt tim, mệt gan, ruột, dạ dày...Trái lại Tiết thực giảm ăn  và ăn uống đạm bạc rất ít bệnh. Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu các cụ sống lâu sẽ thấy rõ điều này.
 Về đức tính Sạch sẽ , Vui vẻ thì có lẽ khỏi cần phải nói nhiều, Vì ai cũng biết rõ điều này. Dân gian có nó: Cười là liều thuốc bổ (ở bên Tây hiện nay đã có  người hình thành “liệu pháp cười” để chữa một số bệnh) và Sạch sẽ là phương thức phòng bệnh đơn giản nhất.
Còn vận động thì quá rõ. Tôi không nhớ rõ sách nào kể lại  rằng: Có người hỏi Ông Hoa Đà  bí quyết của sức khoẻ là gì ? Ông trả lời: “Nước chảy hoài thì không hôi thối, ổ khoá sử dụng hoài thì không rỉ sét” Sự thật quả là đơn giản nhưng rất tiếc ít ai làm theo. Gia đình Cốc Đại Phong ở Trung Quốc nổi danh sóng lâu cũng nhờ siêng năng tích cực xoa bóp cơ thể hàng ngày. Xoa bóp là  một hình thức vận động. Nhiều bệnh nhân mắc nhiều bệnh mạn tinhsnhuw Huyết áp, tim mạch, dạ dày, đau lưng..Sau khi đã đi chữa bệnh nhiều nơi không khỏi, rút cục đã khỏi bệnh chỉ nhờ thường xuyên đi bơi lội hoặc đánh bóng bàn , quần vợt, cầu lông hay đi bộ. Tất nhiên là mỗi môn thể dục, thể thao có  ích lợi đặc biệt cho một số bệnh nào đó như: Đi bộ có khả năng điều trị  tốt một số bệnh tim, bơi lội trị được bệnh chóng mặt, huyết áp, nhức đầu...Chính vì biết ích lợi lớn lao của sự vận động cơ thể cho nên thời nào  và ở đâu các thầy thuốc giỏi vẫn  khuyên bệnh nhân  nên siêng năng tập thể dục.
Các yếu tố vừa trình bày có lẽ được nhiều người chấp nhận một cách dễ  dàng. Nhưng các yếu tố còn lại  thuộc về tinh thần như: Độ lượng- Ôn hoà- Nhân hậu- Vị tha- Tự tin- Thành tâm-  (giữ  lòng cho trong sạch, thanh thản), Quả dục (hạn chế lòng dục) Sống gần gũi với Thiên nhiên thì có liên quan gì đến sức khoẻ và trường thọ mà đề cập? Thật ra nó có liên quan nhiều lắm chứ. Không độ lượng thì tự mình làm khổ mình vì tính hẹp hòi (đồng thời cũng làm khổ người khác) không ôn hoà thì tổn khí, kém nhân hậu  và ích kỷ thì ít được người giúp đỡ mình khi bệnh hoạn hoặc bị tai ương, không tự tin (tinh thần yếu đuối) thì hay bị bệnh, tâm trí không trong sạch, thanh thản thì dễ suy nhược thần kinh, nhức đầu, rối óc, dục vọng nhiều thì tổn thọ (người xưa có nói tham thực cực thân). Câu này xét theo nghĩa đen , nghĩa bóng đều đúng cả. Còn những người sống xa Thiên nhiên , suốt ngày ở trong nhà cũng khó mà khoẻ được.
 Các điều vừa trình bày xem ra thật dễ nhưng cũng thật khó phải không các bạn? Vì từ chỗ nhận thức ra vấn đề đến chỗ thi hành thường có một khoảng cách khá xa. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không thể làm được. Nếu mình biết coi trọng sức khoẻ của mình  và có quyết tâm muốn được khoẻ mạnh, sống lâu. Nếu các bạn đồng ý với tôi những điều trên đây thì rất mong các bạn tập được những đức tánh vừa nêu để có một sức khoẻ tuyệt vời  và sống lâu./.
Tác giả: Gs.Tskh Bùi Quốc Châu
“Trích từ: Tập san Diện chẩn – Số 6 – 2008)
Nguồn: dienchanhanoi.blogspot.com
In bài này

Ba yếu tố đảm bảo cho sức khỏe con người

 1. Âm dương khí công

            Hơi thở gắn liền với cuộc sống của mỗi con người kể từ lúc mới chào đời. Nói nôm na người còn sống là người chưa tắt thở. Hơi thở có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nuôi sống con người. Chính vì thế từ rất sớm trong lịch sử nhân loại nhiều người đã luyện thở và truyền bá nhiều cách thở nhằm củng cố và bảo vệ sức khỏe, chống chọi với bệnh tật như phương pháp Yoga, Thiền trước kia và các phương pháp thở hiện nay. Tuy nhiên nhìn chung con người chỉ biết hít thở một cách tự nhiên ít chú ý đến việc luyện thở và có cách thở đúng để nâng cao trí lực và thể lực…
Nói đến hơi thở ở đây là nói đến sự luyện thở. Một cách thở mới mà chúng tôi đã tìm tòi, sáng tạo và luyện thành công trong nhiều năm qua đó là Âm dương khí công. Gọi đơn giản là thở Âm Dương. Kinh nghiệm cho thấy thực hiện tốt phương  pháp thở Âm dương khí công thì hệ thống thần kinh của con người được điều chỉnh ổn định, vững vàng, tăng trí, tăng lực, sáng suốt, minh mẫn.
Nếu Yoga và Dương sinh có phương pháp thở động và thở sâu kết hợp với nhiều động tác luyện tập phức tạp thì Âm dương khí công là một phương pháp tĩnh và không thở sâu, đưa khí theo ý mình bằng những Dương thở Âm Dương chạy theo hai  mạch Nhâm  Đốc có tỷ lệ nhiều hay ít tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.
Điều đáng chú ý ở đây là việc luyện thở theo phương pháp Âm dương khí công chỉ thực hiện trong thời gian rất ngắn (từ 2 đến 3 phút tối đa là 5 phút) trong ngày và thỏe được ở mọi nơi, mọi lúc ở bất kỳ tư thế nào. Một phương pháp thích hợp với thời đại  và cho mọi người. Thở đúng là nguyên nhân đầu tiên dẫn con người đi đến  làm chủ trí tuệ (tinh thần) và thể lực (thể xác) là cái rất cần cho thời đại  mới, với cuộc sống nhiều biến động, đầy phức tạp, lo âu và căng thẳng (stress).  

2. Ẩm thực LIỆU PHÁP

Tất nhiên chỉ có thế không thôi thì chưa đủ điều kiện  bảo đảm cho sự sống của con người. Yếu tố quan trọng thứ 2  sau sự luyện thở là cách ăn uống. Thế giới đề cập đến nhiều cách ăn uống và cơ cấu bữa ăn. Nhưng điều quan trọng là hình thành phương pháp ăn uống có nguyên tắc hẳn hoi của từng dân tộc. Nếu hơi thở giúp khí huyết vận hành thông suốt trong cơ thể và làm tăng trí lực, thì thức ăn thức uống tạo ra chất bổ Dương làm tăng sức lực nuôi sống cơ thể. Giải quyết tốt hai yếu tố về cơ bản con người sẽ làm chủ được bản thân mình và chống được nhiều bệnh tật. Vì thế mà cần chủ trương ăn ngon, bổ và có cơ cấu bữa ăn hàng ngày thích hợp cho từng đối tượng. Ví như người bệnh suyễn thì không được ăn mắm sống, người bị viêm xoang thì không được ăn cam…Nếu áp dụng một cách nghiêm túc và triệt để và cơ cấu bữa ăn hàng ngày cho từng đối tượng cụ thể thì con người có thể tự phòng và trị được nhiều chứng bệnh do ăn uống sai lầm mà ra.    

 3. DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

Ngoài việc thở và biết cách ăn uống, một yếu tố nữa không kém phần quan trọng nhằm bảo vệ con người phòng và trị bệnh, đó là vận động và vật lý trị liệu, mà ở đây cần nhấn mạnh đến phương pháp  Diện chẩn và một số thủ thuật khác như: xoa bóp. Thể dục tự ý. ở phương Tây người ta áp dụng một số phương pháp trị bệnh bằng ánh sáng, tắm nước nóng, nước lạnh, tắm bùn, tắm biển, tắm hơi. Còn ở phương Đông dùng cách châm cứu , bấm huyệt, xông….Tất cả đều có ý nghĩa thực tế của nó và đã giúp nhiều người khỏi bệnh.
Tuy nhiên đó chưa phải là những phương án tối ưu. Với Diện chẩn, một phương pháp chẩn bệnh và điều trị vùng mặt và toàn thân dưới nhiều hình thức: Lăn,  cào, gõ, ấn, day huyệt, dán cao, hơ ngải cứu…được thể nghiệm thành công trong nhiều năm qua, thật sự  là một phương pháp mang tính tổng hợp cao của 4 phương pháp: Xoa bóp, chích lể, phản xạ học và châm cứu. Phương pháp này cho phép mọi người tìm và trị bệnh cho mình và cho người khác một cách dễ dàng, nhanh chóng, chủ động tập trung vào việc tìm tòi, nghiên cứu một diện hẹp (trên vùng đầu, mặt) nhưng chữa trị rất hữu hiệu  trên diện rộng (toàn thân) vì đầu mặt phản ảnh toàn bộ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người, phù hợp với xu thế mới của thời  đại (trị bệnh nhanh gọn, ít tốn kém và không dùng thuốc.
 
Như vậy trên cơ sở tổng hợp của 3 yếu tố: khí công,ẩm thực, Diện chẩn mà hình thành một mô hình trị liệu, có thể gọi là tam giác y học mà đỉnh là khí công. Ba yếu tố ấy quyện chặt vào nhau và tác động lẫn nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất vận hành trong mỗi con người, điều chỉnh và nâng cao sức khỏe cho con người.
Giáo sư Bùi Quốc châu giảng về Diện chẩn và Am dương khí công 
Nếu ở Thế kỷ XX còn nặng nề về y học hóa học thì Thề kỷ XXI sẽ nghiêng về y học vật lý. Hiểu biết ý nghĩa của  3 yếu tố trên cũng đồng thời là 3 phương pháp tổng hợp phòng và trị bệnh cho mỗi con người, thì con người sẽ vươn lên làm chủ bản thân, tiến tới làm chủ Thiên nhiên và làm chủ xã hội. Đó là mục tiêu mă loài người cần đạt được ở Thế kỷ sắp tới.
Ngoài ra chúng tôi còn nghĩ được một bộ máy khám và trị bệnh trong gia đình, để giúp cho con người mỗi ngày tái lập cân bằng trong cơ thể của mình, hoặc phát hiện kịp thời và điều trị bệnh ngay lúc chớm phát. Đối với tình độ khoa học kỹ thuật hiện nay của Thế giới, việc thiết kế chế tạo ra một bộ máy như vậy có lẽ không phải là điều viễn tưởng. Ở Thụy Điển người ta đã làm được chiếc mũ khám bệnh. Ở đây ta có thể hình dung máy khám và chữa bệnh gồm một máy tương tự như Tivi hay Computer. Người bệnh ngồi đối diện với màn hình rồi bấm nút dò bệnh thì tức khắc vùng đầu mặt của người đó được chiếu lên màn hình qua những thông số báo bệnh trong cơ thể thì qua các huyệt vùng đầu, mặt, cổ máy khám sẽ thông báo các hình ảnh và thông số các cơ quan bị bệnh lên màn hình.
Khám bệnh xong máy chuyển sang hệ chữa trị bằng cách phóng tia Laser vào các huyệt báo bệnh chẳng hạn. Việc chữa trị tiến hành có kết quả thì màn ảnh báo hiệu cho biết bật đèn xanh và những thông số chỉ sự bình thường, ngược lại chữa trị chưa dứt được bệnh thì báo hiệu bằng đèn đỏ, xem như là ngoài khả năng của máy và lúc bấy giò máy  sẽ cho lời hướng dẫn đến các bác sỹ chuyên khoa về bệnh của mình.
Trên đây là định hướng về mô hình y học của Thế kỷ XXI. Đó là một mô hình mà theo tôi thể hiện  một nền y học, triết học, văn hóa mang tính xã hội (phổ cập và đại chúng) . Tiến hành phòng và trị bệnh không dùng thuốc bằng nhiều phương pháp kết hợp luyện thở,ẩm thực và vật lý trị liệu… Trước kia và hiện nay, xã hội loài người luôn cần có thầy thuốc cũng như thuốc để chữa bệnh, hay nói cách khác con người  hầu như luôn luôn phải nhờ cậy vào các tác nhân bên ngoài để trị bệnh. Sắp tới, với cách chữa trị theo mô hình y học mới này hay nói nôm na là cách sống theo mô hình sức khỏe Thế kỷ XXI, thì bệnh nhân cũng đồng thời là thầy thuốc. Hay nói cách khác mỗi người là thầy thuốc của  chính mình, dĩ nhiên là trong phạm vi các bệnh chứng thông thường , chủ yếu giải quyết các rối loạn chức năng, không phải là đối với các bệnh có tổn thương hoặc do tổn thương thực thể gây nên. Tất nhiên thực hiện được điều chúng tôi phác họa, hoàn toàn không đơn giản. Cần làm thế nào để Thế kỷ XXI, chúng ta xây dựng cho được mạng lưới y tế gia đình, tự bản thân tiến hành các biện pháp phòng và trị bệnh một cách hết sức nhanh nhạy, ít tốn kém, chủ động. Đi vào diện nhỏ nhưng kinh tế và hiện đại đồng thời đạt hiệu quả cao ở diện rộng.
 

KẾT LUẬN

  1. Y học không phải chỉ để nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh, tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ mà còn phải làm  cho con người biết làm chủ lấy mình, hài hòa với những người xung quanh, với xã hội, còn làm thăng hoa con người ngày càng cao đẹp hơn, gần với chân- Thiện- mỹ hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn.
  2. Y học phải giúp con người trở lại với chính mình, hiểu mình làm chủ lấy mình mà lại gần gũi với Thiên nhiên, với tự nhiên hơn. Xa lìa bản thể chạy cái mình tạo ra và nô lệ chúng, đó là nền y học trái tự nhiên và sẽ khiến mình đi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát do chính mình tạo ra. Hơn nữa,  còn di hại tới nhiều thế hệ sau.
  3. Y học phải giúp con người cao đẹp hơn về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ và tâm hồn phát triển. Ngoài ra nó còn phải làm được nhiệm vụ hoàn thiện con người từ trong trứng nước (bào thai) và những thế  hệ kế tiếp về sau, để cho nhân loại ngày càng khỏe mạnh, văn minh hơn, biết thương nhau hơn.
  4. Sau nữa y học phải  góp phần vào sự hiểu biết, giao lưu, văn hóa, văn minh giữa các dân tộc với nhau. Với những chủ trương và biện pháp nêu trên về một nền y học mới, thiết nghĩ nếu tổ chức Y tế Thế giới sử dụng nó  vào việc thực hiện mục tiêu “SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI NĂM 2000” thì rất hay vì hạn chế được việc dùng thuốc rất nhiều và rất chủ động, sẽ nhanh chóng trong việc thực hiện một cách ít tốn kém nhất. Ngoài ra nếu HỘI CHỮ THẬP ĐỎ QUỐC TẾ áp dụng những biện pháp y học vừa nêu trên vào chương trình  hoạt động của mình  thì rất tốt vì nó giúp cho các hội viên Hội chữ Thập đỏ  một cách đắc lực để thực hiện công tác nhân đạo của họ trên toàn Thế giới. Tuy nhiên chúng tôi cần lưu ý độc giả là chủ trương một nền văn hóa  Triết học đồng thời cũng mang ý nghĩa xã hội là để nâng cao, bổ sung vào điều chỉnh những khiếm khuyết của nền y học hiện đại chứ không phải là thay thế nó (vì thế nó nằm trong phạm vi của y học bổ sung hoặc y học song song). Vì mỗi nền y học có những mặt tích cực của nó. Cũng như mỗi người đều có quyền có những ý kiến riêng của mình. Phần đánh giá thuộc về quần chúng và thời gian.
Tác giả: Gs.Tskh Bùi Quốc Châu
“Trích trong khoa học và phát triển số 34 tháng 9- 1989”
Nguồn: dienchanhanoi.blogspot.com
In bài này

Cách chữa bệnh liệt

Việc chữa bệnh nhân bị liệt đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, thời gian và phải chữa hàng ngày ít nhất từ 2 hoặc 3 lần, cho nên phải CẦN ĐẾN NGƯỜI HỖ TRỢ (con cái, hoặc vợ, chồng, nếu không có thì phải thuê người đến nắn bóp ) để chữa trị.

* Thường bị liệt một bên (liệt 1/2 người, bán thân bất toại)
 Phác đồ diện chẩn chữa bệnh liệt
* liệt bên phải thường nặng hơn liệt bên trái.
* Nếu liệt bên phải thường là bị nhũn não (chân tay co quắp, đi đứng khó khăn, lưỡi rụt lại nên nói cũng khó khăn). Nếu bị nhũn não thì phải bấm các huyệt theo thứ tự 34, 290, 100, 156, 37, 41. Sau đó, làm 7 động tác dưới đây:
1- LĂN GỜ MÀY (phản chiếu tay):
a) Lăn gờ mày từ đầu mày ra cuối mày (bên nào bị lăn bên đó) lăn 30 cái 1 lần làm 3 lần, mỗi lần nghỉ 1 phút, nếu người khoẻ thì lăn 40-50 cái /1 lần.
Chú ý: Nhớ từ trong ra ngoài, nếu làm ngược lại thì sẽ bị liệt nặng hơn.
b) Xong búng (hoặc gõ)  đầu mày (H.65) và cuối mày (H.100), có thể làm 1 lần hoặc 2 lần (tùy sức chịu đựng của bệnh nhân). Mỗi lần búng (hoặc gõ) độ 15-20 cái.
2- LĂN GẦN MIỆNG (phản chiếu chân):
- Lăn từ dưới cánh mũi đến mép (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ mép đến môi dưới (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ môi dưới đến cằm (30 cái/1 lần làm 3 lần)
3- HƠ: Bằng nhang ngải cứu nếu có.
a) Hơ nhượng (khuỷu) tay: Từ nhượng tay lên trên khoảng 2-3cm và dưới cũng khoảng 2-3cm. Hơ đi hơ lại bằng cách hơ ½ trên, hơ ½ dưới hoặc từ trong ra ngoài (hơ tròn).
b) Hơ cùi trỏ: hơ tròn.
c) Hơ cổ tay (hay gọi là cườm tay)
d) Hơ đầu gù các đốt ngón tay.
Chú ý:
- Quan trọng ở mắt cá chân ngoài khi hơ cổ tay.
- Nếu không nói được, nói khó khăn thì hơ ngón cái tay trái (hơ từ cuối đốt thứ 2 ra đến đầu ngón cái). Xong hơ 2 bên cạnh ngón cái, nhớ hơ đi hơ lại nhiều lần. Nhờ việc hơ này mà lưỡi sẽ thon lại và dài ra, ăn nói sẽ dễ dàng.
4- LĂN TRỰC TIẾP TAY liệt:
- Lăn cánh tay trên: từ đầu vai xuống khuỷu tay (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn cánh tay dưới: lăn từ khuỷu tay tới cổ tay (30 cái/1lần làm 3 lần).
- Lăn bàn tay: từ cổ tay ra 4 đầu ngón tay (tức mu bàn tay).
- Lăn ngón cái (ngón cái ở vị trí kẹp giữa 2 ngón cái và ngón trỏ của người chữa bệnh).
- Lăn gan bàn tay (lăn 3 lần, mỗi lần 30 cái).
- Xong day hoặc vê các đốt xương, chỗ sưng.
5- LĂN TRỰC TIẾP CHÂN liệt: (cũng như lăn tay)
- Lăn đùi: từ trong ra ngoài (30 cái/1 lần, 3 lần)
- Lăn cẳng chân: lăn xuôi từ đầu gối xuống cổ chân.
Chú ý: không lăn ở sống chân.
Lăn bàn chân: lăn mu chân trước, xong lăn 2 cạnh chân.
- Lăn gan bàn chân và day các đầu xương ngón chân.
Chú ý: tất cả các động tác lăn đều làm 3 lần mỗi lần 30 cái.
Khi lăn tay,chân: phải lăn tròn toàn bộ.
Khi tập đi phải để chân thẳng.
Cào gót và bàn chân.
6- CÀO TRÊN ĐẦU:
a- Cào từ mí tóc lên 2-3 cm xuống mí tai.
b- Công dụng: Để chữa cánh tay trên, cánh tay dưới, bàn tay (xem vị trí của đồ hình 11 phản chiếu phần ngoại vi cơ thể trên da đầu “đồ hình dương”).
c- Cào từ đỉnh đầu thẳng xuống đỉnh tai (phản chiếu đùi).
d- Cào từ đỉnh tai chếch ra sau ót (phản chiếu bắp chân).
e- Cào 2 bên sau ót (phản chiếu bàn chân).
Chú ý : tất cả đều làm 30 cái/1lần làm 3 lần. Đặc biệt chú ý: nếu bị liệt nửa người bên phải thì cào nửa đầu bên trái. Ngược lại, nếu bị bên trái thì cào đầu bên phải.
7-LĂN LƯNG:
- Lăn ngược từ xương cùng lên tới ót, lăn từng đoạn ngắn độ 15cm/1 đoạn.
- Lăn 2 bên cột sống thì lăn chéo lên.
Chú ý: khi lăn ở các đốt L3, L4, L5 phải lăn cẩn thận vì chỗ này là thận, nếu không khéo sẽ bị sa thận.
 
GS TSKH Bùi Quốc Châu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com (Nguồn: www.dienchan.com)
In bài này

Suy Nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

  Nghiên cứu về tâm lý dân tộc là một việc làm thú vị đối với tôi, nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tính dân tộc Việt Nam, mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan....

Trình bầy cũng là một dịp để học hỏi, cho nên tôi sẵn sàng đón nhận những góp ý chân thành của quý vị để cho tôi có dịp thấy những chỗ sai sót và nông cạn của mình mà kịp thời sửa chữa, bổ sung.

 

Những nét tính cách chung của người việt  

Theo tôi, tính cách của người Việt Nam nói chung có những nét như sau:

1. Tính vừa phải (chiết trung) không thái quá, không cực đoan.
2. Tính linh động, mềm dẻo ( không quá cứng nhắc)
3. Tính độc lập cao, tinh thần bất khuất.
4. Chuộng thực tế hơn viễn vông (không thích chuyện xa vời)
5. Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam bộ).
6. Giàu nghị lực (có sức chịu đựng)
7. Can đảm, mưu trí.
8. Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, dễ tha thứ, coi trọng tình nghĩa.
9. Thông minh, hiếu học.
10. Không quá khích, không hiếu thắng.
11. Tính lạc quan vui vẻ (hay cười)
12. Tính bất ổn định do thiếu nội lực
13. Tự ái cá nhân lớn hơn tự ái dân tộc. Tự ái nhiều hơn tự trọng, hay tự ái vặt.
14. Tính ăn xổi ở thì, chỉ biết cái lợi trước mắt, không nghĩ đến chuyện lâu dài.
15. Tính nghệ sĩ (hay bốc đồng)
16. Kém trí tưởng tượng và sáng tạo, ít sáng kiến, giỏi bắt chước.
17. Kém tổ chức.
18. Kém óc phân tích
19. Thiếu đoàn kết
20. Trọng hư danh. Ưa nịnh hót
21. Ít tôn trọng kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc
22. Thiếu tinh thần trách nhiệm
23. Giàu cảm tính, cảm xúc (nhạy cảm) Sống và làm việc bằng tình cảm hơn là  bằng lý trí (hay sợ mất lòng người khác)
24. Thiếu tính chân thật, ngay thẳng
25. Tư đức lớn hơn công đức, óc cá nhân lớn hơn óc xã hội.
26. Thiếu tính nhẫn nhục (Thiếu tiểu nhẫn nên thường làm hư đại sự)
27. Thiếu tự tin, nhút nhát
28. Vọng ngoại (Bụt nhà không thiêng)
29. Hay có óc cục bộ địa phương.
30. Óc chiến thuật hơn óc chiến lược
31. Tính tuỳ tiện, cẩu thả
32. Lãng phí thời gian và tiền bạc
33.Tính coi trời bằng vung (không coi việc gì là quan trọng)
34. Hay đố kỵ, nhỏ nhen, ích kỷ, hay dèm pha nói xấu kẻ khác.
35. Tính bảo thủ, hay cố chấp, thành kiến.
36. Tính thích nhàn tản, ham chơi hơn ham làm việc.
37. Tính thích danh hơn thích làm giàu (không quá coi trọng đồng tiền)
38. Tính hay bao biện, ôm đồm, không coi trọng chuyên môn.
39. Tính không rõ ràng, thích nói chung chung.
40. Tính hay tò mò, tọc mạch, ngôi lê đôi mách
41. Tính láu cá, khôn vặt, ranh ma
42. Tính hay thù vặt, hay gây gổ, dễ đánh nhau vì chuyện không đâu.
43. Thích nói (hay viết) hơn làm.
44. Thích chỉ huy ( làm đầu gà hơn làm đuôi phụng) nhưng lại kém quản lý.
45. Hay để ý đến tiểu tiết hơn là đại thể.
46. Thường  thấy gần, ít nhìn xa trông rộng.
47. Tính thích hưởng thụ ( ăn nhậu, vui chơi…)
48. Ý thức vệ sinh kém, nhất là vệ sinh công cộng.
49. Kém ý thức về trật tự công cộng. Nhà cửa thiếu ngăn nắp.
50. Không đúng giờ, không đúng hẹn. Hay thất hứa.

            Trong những điểm tâm lý nói trên, có thể có một số nét tìm thấy ở các dân tộc khác như người Hoa, người Phi, người Mã Lai… nói chung là không hẳn chỉ có ở người Việt. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính chất trung bình của những  đặc tính đã nêu ở dân tộc Việt. Có nghĩa là nếu người Việt có tính thiếu kỷ luật hay thiếu tinh thần trách nhiệm thì cũng chỉ ở mức trung bình chứ không quá tệ vì đặc tính nổi bật của người Việt là tính chiết trung (vừa phải). Thứ hai là những nhận xét của tôi nhằm nói đến đặc điểm của số đông, của cộng đồng chứ không nói đến những trường hợp đặc biệt của từng cá nhân mà ở dân tộc nào và lĩnh vực nào cũng có. Thật ra, những nhận xét trên đây còn có thể tìm thấy qua Âm nhạc cổ truyền dân tộc, qua nghệ thuật nấu ăn, và qua kho tàng Ca dao, tục ngữ Việt Nam vì nó phản ánh một cách khá trung thực tâm lý dân tộc qua hàng ngàn năm nay.

Sự khác biệt về thể chất, cách tư duy của người phương Đông với người phương Tây

  Đã từ lâu, tôi nhận thấy sự khác biệt về thể chất cũng như trong cách tư duy của người phương Đông với người phương Tây. Tôi đã đi đến một giả thuyết nhìn nhận rằng có một năng lực vũ trụ vô cùng lớn hình thành nên vạn vật, trong đó có các hành tinh. Cổ nhân Đông Phương gọi đó là Khí. Khí thì có Âm có Dương và luôn vận động nên nó tác động vào các hành tinh cũng dưới dạng Âm Dương. Do đó, nó chi phối trái đất theo nguyên lý sau: Nửa phần phía Tây (bên trái) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Đông (bên phải) địa cầu thuộc Âm. Nửa phần phía Bắc (phần trên) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Nam (phần dưới) điạ cầu thuộc Âm. Phía Tây, kể từ nước Hy Lạp qua đến nước Mỹ, còn phía Đông kể từ nước Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng trung Đông đến vùng Viễn Đông như Nhật Bản, Dương quần đảo (Indonesia) Còn phía Bắc gồm các nước ở trên Dương xích đạo như Phi Châu thuộc phía Nam. Qua cách phân bổ vô hình này của vũ trụ, ta thấy các nước thuộc phía Tây và ở phương Bắc thì rất cương cường, hiếu thắng vì thuộc Dương. Còn các nước ở phía Đông và phía Nam thì hiếu hòa hơn và cũng Âm tính hơn vì thuộc Âm. Từ đó sinh ra một số tính chất rất tự nhiên về mặt tâm sinh lý của người dân sinh sống đã lâu trên các phần lãnh thổ đó.

  Điều lý thú là quy luật Âm Dương này cũng phân bổ cho từng nước tương tự thanh nam châm luôn có hai đầu khác nhau. Hễ đầu này Âm thì đầu kia Dương, nếu ta bẻ gãy thanh nam châm thì hai mảnh nam châm cũng sinh ra hai đầu khác nhau như thanh nam châm lớn. Tương tự như thế ở từng nước, phía Bắc thường có nhiều Dương Tính hơn phía Nam, do đó người phương Bắc (cư dân bản  địa) thường cương cường, hiếu thắng, thích vật chất hơn là người phương Nam. Điều này ta có thể nhận thấy ngay chính ở dân tộc Việt Nam ta với cá tính của 3 miền có rất nhiều điểm phù hợp với quy luật trên.

Ví dụ: Người miền Bắc và Bắc Trung bộ đa số đều siêng năng, năng động và cương cường, hiếu thắng (ba phần Dương, hai phần Âm) và thích hình thức, có tính phô trương hơn đa số người miền Nam và Nam Trung bộ (3 phần Âm, 2 phần Dương) .

 Chúng ta cũng có thể tìm thấy những điều tương tự như vậy ở các quốc gia và dân tộc khác như ở nước Pháp, dân bản địa Paris tức là người phía Bắc có cá tính mạnh mẽ, khéo léo và thích phô trương hơn dân ở Marseille có tính chất phác bộc trực, cởi mở như tính người miền Nam Việt Nam. Tất nhiên, việc hình thành các cá tính của từng dân tộc hay mỗi miền còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác nữa như yếu tố về địa lý gồm khí hậu, thổ nhưỡng, sản vật, thức ăn, nước uống hay các yếu tố về xã hội, lịch sử và yếu tố về di truyền. Nhưng những điều vừa nêu trên chỉ là phần Hậu thiên, còn phần Tiên thiên phải nói đến sự phân bố tự nhiên của vũ trụ mà tôi vừa trình bày.

 Các điều vừa đề cập đến tạm cho là hợp lý, nhưng sẽ có người nói rằng tại sao Úc (Australia) lại thuộc về Đông Phương mà dân Úc lại không có tính cách  như các dân tộc Đông phương khác? Xin thưa, dân Úc châu ngày nay chủ yếu là dân Anh quốc di cư sang, bên cạnh đó là các dân Châu Âu khác, sau này mới thêm các dân tộc Châu Á, cho nên không phù hợp với nguyên lý trên vì họ không phải là dân bản địa thuần tuý, tức là dân đã sinh sống ở đó từ hàng nghìn năm về trước. Nhưng nếu họ ở lâu đến hàng trăm hàng nghìn năm sau thì chắc chắn cá tính sẽ thay đổi, không giống với dân chính gốc)  Tương tự dân Nam bộ tuy cũng từ miền Bắc hay miền Trung di dân vào, nhưng sau vài trăm năm ai cũng thấy cá tính người Miền Nam có rất nhiều điểm khác biệt ở người Bắc hay người Trung.

 Nói chung, các nước ở vùng nhiệt đới (xứ nóng) ở gần Xích đạo thì kém Dương khí, có thể nói là Âm hơn các nước ở ôn đới (xứ lạnh) luôn có nhiều Dương khí hơn. Nước Việt Nam ở gần Xích đạo nên so với Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản thì kém Dương hơn, do đó vóc người và xương cốt nhỏ nhắn hơn, cá tính cũng ôn hòa hơn, không quá khích như các dân tộc trên. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào sự phân bố vào sự phân bổ của đồ hình Thái Cực trên. Việt Nam thuộc dạng không quá Âm hay quá Dương mà ở mức trung bình. Do đó tính khí người Việt tương đối quân bình, từ đó suy ra các đức tính khác của dân tộc ta.

Các yếu tố Âm Dương 

Để hiểu rõ hơn tính cách của các dân tộc xét theo quan điểm Âm Dương, tôi xin liệt kê các yếu tố Âm Dương sau đây:

Âm: yếu đuối, hiền hòa, chất phác, thụ động, thiên về tư tưởng, những gì thuộc vô hình hơn là hữu hình, nên chuộng khoa học tâm linh, chuộng triết học hơn là khoa học kỹ thuật, cơ khí.

Dương: mạnh mẽ, dữ tợn, năng động, thiên về vật chất, những gì hữu hình hơn là vô hình. Cho nên chuộng khoa học kỹ thuật, cơ khí hơn là khoa học tâm linh.

 Tuy nhiên, thế giới ngày nay đang nối kết làm một. Hai khối Đông – Tây đều ảnh hưởng lẫn nhau cho nên không còn bản chất nguyên thuỷ như vừa trình bầy. Phương Đông cũng dần dần chuộng và áp dụng khoa học kỹ thuật của phương Tây mà trước đó mình chưa có, chưa biết và phương Tây cũng đã học hỏi tinh thần triết học phương Đông như Phật giáo, Thiền (Zen) khổng giáo, Lão giáo… mà trước đó họ không có.

 Khi đã nắm vững và thống nhất các điều cơ bản về Âm Dương nói trên, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra dân tộc ta thiên về Âm tính  nhiều hơn là Dương tính. Đó là nguyên lý căn bản trong Đông y mà nhiều người đã biết. Ngoài ra cũng cần nên biết, trong Âm bao giờ cũng có Dương và trong Dương bao giờ cũng có Âm. Do đó nếu nói dân tộc ta thuộc Âm, điều đó cũng có nghĩa là dân tộc ta có phần Thiếu Dương ở bên trong (vì trong Thái Âm luôn có Thiếu Dương tiềm ẩn) tức là bên ngoài thì mềm (Âm) mà bên trong thì cứng ( Dương).

 Cho nên khi dân tộc ta có tính Âm nhiều hơn Dương, điều đó cũng có nghĩa là Dương hướng chúng ta trong tương lai sẽ phải tăng cường phần Dương lên để quân bình Âm – Dương thì sẽ trở nên vững mạnh và mới phát triển tốt được.

Âm hay Dương đều có mặt tích cực và tiêu cực

Cần lưu ý là Âm hay Dương đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Cho nên trước hết, tôi nói về mặt tiêu cực của dân tộc ta, sau đó tôi sẽ nói về mặt tích cực trên cơ sở giả định là dân tộc ViệtNam thuộc Âm (nói cách khác là mang nhiều tính Âm)

Ở Việt Nam, đàn ông hầu hết đều đi xe máy của nữ. Chúng ta sử dụng nó một cách tự nhiên vì nó hạp với bản tính của chúng ta. Điều này ở các nước Tây phương (nhiều Dương hơn) ít thấy. Vì đàn ông của họ thường đi xe phân khối lớn dành cho nam giới, họ không sử dụng xe honda hay xe tay ga mà họ cho là của phụ nữ.

Dân mình hay ăn uống, đó cũng là tính cách của đàn bà, quá nhiều quán xá, nhà hàng từ nhỏ đến lớn kể cả các quán cóc vỉa hè và lúc nào cũng có người ăn uống. Ai cũng biết, đàn bà hay ăn vặt hơn đàn ông, cho nên đây cũng là biểu tính của phụ nữ.

Dân mình làm gì cũng bé tí, ít thích những gì khổng lồ, to đùng khác với dân Mỹ, vì tính rất Dương nên thường thích những cái to đùng, vĩ đại. Từ đó, người Việt thường thích buôn bán nhỏ, suy nghĩ nhỏ, ước muốn, cất nhà, làm tượng đài, kế hoạch đều nho nhỏ.

Dân mình hay để ý và câu nệ, chấp nhất những cái vụn vặt, tủn mủn…cho nên nhiều khi quên cái lớn (Tiểu tiết làm hỏng đại sự) Cho nên thường thì chuyện lớn dễ bỏ qua nhưng chuyện nhỏ lại quyết không tha. Đây cũng là thuộc tính của nữ, vốn dĩ rất vị tha nhưng cũng dễ sa vào tiểu tiết  để trở nên khó chịu, nhỏ mọn, chấp nhất.

Dân mình hay đố kỵ, xuất phát từ lòng ganh tỵ do đó hay móc chuyện thiên hạ …hay dèm pha, nói xấu kẻ khác. Đây cũng là thuộc tính của phụ nữ hay ngồi lê đôi mách hơn đàn ông.

Dân mình ít nghĩ xa, tầm chiến lược thường ngắn hạn, không thích bàn chuyện viễn vông, xa vời mà thích thực tế ngay trước mắt. Đây cũng là tính cách của nữ. Có thể ví von: Đàn ông là đèn pha, đàn bà là đèn code, nhìn gần thì rõ, nhìn xa thì mờ. Do không thích những kế hoạch dài hạn nên đưa đến tính ăn xổi, ở thì.

Dân tộc ta có tính hay thay đổi, trên báo chí thỉnh thoảng vẫn đăng tải ý kiến của các doanh nhân nước ngoài là kế hoạch làm ăn của ta thường thay đổi xoành xoạch khiến họ không biết Dương đâu mà lần. Đây cũng là thuộc tính của nữ, vì nữ bản tính mềm yếu, hay thay đổi, dễ nghe lời người khác nên có câu: “cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”

Dân Việt thường ít có thái độ rõ ràng, dứt khoát, cụ thể (hay nói nước đôi). Trong làm ăn cũng như trong xử thế, thường như vậy khiến các đối tác rất khó làm việc. Đây cũng là một đặc tính của nữ, thường ít khi trả lời rõ ràng về một vấn đề (muốn hiểu sao cũng được) nhất là trong lĩnh vực tình cảm.
Ít tự tin, kém sáng tạo mà lại ha vong ngoại, giỏi bắt chước hơn sáng chế. Điển hình là gần đây, thanh niên nam nữ đua nhau bắt chước cách ăn mặc và sinh hoạt kiểu Hàn Quốc. Cho nên HSSV Việt Nam thường học giỏi nhưng lại ít có phát minh.

Đa số dân mình hay suy nghĩ và làm việc theo cảm tính, ít theo lý trí. Đây cũng là một đặc điểm của nữ giới.

 Trên đây là xét về mặt tiêu cực của tính Âm, còn về mặt tích cực thì dân ta cũng lắm điều hay như:

-       Tính nhẫn nại, chịu đựng cao, cũng là thuộc tính của nữ giới.

-       Tính bao dung, hay tha thứ

-       Tính khéo léo, linh động trong giao tiếp, ứng xử.

 Ta co thể nêu ra thêm một số mặt tích cực nữa của tính Âm, nhưng thiết tưởng bây nhiêu đó cũng đã cho ta thấy rõ dân Việt bản chất thiên về Âm nhiều hơn là Dương (chứ không phải là không có Dương tính vì trong Âm bao giờ cũng có Dương: Âm trung hữu Dương căn)

 Những luận cứ  và nhận định trên đây của tôi nhằm giúp cho chúng ta hiểu rõ mình là ai, như thế nào để dễ dàng phát huy những ưu điểm, khắc phục hay hạh chế khuyết điểm. Như thế không có gì đáng ngại mà trái lại còn giúp cho dân tộc ta phát triển mạnh hơn.  Vì ta sẽ phát triển trên cơ sở chọn lọc những gì hợp với bản chất, cơ địa của mình. Như trong việc đào tạo các võ sinh của các vị thầy hồi xưa là căn cứ vào thể hình và tính khí của môn sinh mà dạy cho họ môn võ phù hợp.

Vídụ: Đối với người nhỏ con mà lanh lẹ thì dạy Hầu quyền, đối với người cao gầy thì dạy hạc quyền, với người mạnh mẽ, vạm vỡ thì dạy Hổ quyền, Hồng Gia quyền…Hoặc người nhỏ con, yếu sức thì học Aikido hay Judo tốt hơn là học Karaté hay Taekwando.
 

Đinh hướng phát triển đất nước theo quy luật âm dương
 Cho nên, sau khi đã xác định bản tính hay khuynh hướng của dân tộc ta là Âm tính, thì ta sẽ có các chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển đất nước theo hướng phù hợp với bản tính và địa hình của đất nước ta. Vì sẽ rất sai lầm và đi vào chỗ bất thuận lợi khi ta định hướng phát triển như các nước khác vốn có tính Dương nhiều hơn ta, và địa hình của quốc gia họ cũng khác ta. Cụ thể hơn, ta có thể định hướng học tập, nghiên cứu xây dựng phát triển về ngành y học (Y học dân tộc và y học hiện đại) nhất là về ngành vi phẫu thuật, tai mũi họng, tim …hay giải phẫu thẩm mỹ, cũng như các lĩnh vực Dương sinh, công nghệ thông tin (IT) du lịch, dịch vụ, văn chương, nghệ thuật… các hoạt động về tiểu thủ công nghiệp như gốm sứ, thêu thùa, may mặc thay vì đầu tư vào các ngành công nghệ nặng, về cơ khí … Chúng ta cũng nên tập trung vào các loại hình thể thao nhẹ như cầu lông, bóng bàn, cơ vua thay vì tập trung cho bóng đá, quần vợt … vì những loại hình này thuộc Dương, đòi hỏi nhiều thể lực thích hợp với các dân tộc Dương tạng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hay các dân tộc Âu Mỹ hơn là dân tộc ta.


 Có lẽ chúng ta không nên buồn vì biết dân tộc ta thuộc Âm, nếu các bạn đồng ý với quan điểm của tôi vì Âm không phải là xấu mà Dương cũng không phải là hay, nếu xét về phạm trù Âm – Dương thì cả hai đều có giá trị ngang nhau, và đều có mặt mạnh lẫn mặt yếu. Vần đề ở đây là cần nhận biết rõ, ta là ai ? ta như thế nào ? Để xây dựng đất nước cho tốt đẹp và phát triển nhanh chóng hơn nếu chúng ta không có những nhận định sai lệch về mình. Cho nên khi nắm rõ điều này , ta sẽ định hướng đúng trong việc xây dựng đất nước, như thế sẽ làm cho đất nước ta tiến bộ rất nhanh. Vì ai cũng biết, cái gì hợp thì sẽ mau có kết quả lâu bền và trái lại.

Trong việc làm ăn buôn bán, chữa bệnh, ăn uống cũng nhu quan hệ vợ chồng, ai cũng thấy rõ điều này.

Tác giả: GS TSKH Bùi Quốc Châu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com   
In bài này

Sáng xoa mặt, tối xoa chân

 Tác giả: Bùi Quốc Châu

huyet_tren_mat

Người thầy thuốc tốt nhất chính là bản thân chúng ta. Hãy biết tự bảo vệ sức khỏe và nâng cao thể trạng cơ thể bằng những biện pháp đơn giản mà hiệu quả như sau:

Bảo vệ sức khỏe bằng khăn nóng

Các bạn hãy tận dụng chút thời gian ngắn ngủi rửa mặt mỗi buổi sáng để chà xát kỹ khuôn mặt của mình bằng nước ấm. Làm được như vậy thường xuyên, bạn sẽ có một cơ thể thực sự dẻo dai và bền bỉ.

Tuy nhiên người nóng nhiệt không nên chà nhiều, hoặc đã xoa mặt bằng tay thì thôi không chà mặt bằng khăn nóng nữa vì sẽ làm cơ thể nóng quá không tốt. Cách này hợp với người có cơ thể lạnh. Những kết quả thu được có thể là:
- Làm khỏe tim: Đi lên xuống cầu thang không bị mệt, hết bị mệt tim, hồi hộp, giật mình khi nghe tiếng động mạnh.
- Làm ấm các khớp chân tay, tan vôi chống thoái hóa khớp, hỗ trợ việc trị viêm chu vai (tay đau không thể giơ cao khỏi đầu).
- Làm mạnh sinh lý, giúp quý ông cường dương, chống xuất tinh sớm.
- Làm ăn ngon, ngủ tốt (nếu người nóng, có thể tạng dương nếu chà mặt buổi tối sẽ bị mất ngủ).
- Phòng và trị tình trạng liệt dây thần kinh số 5 và số 7.
- Phòng và trị tình trạng Cholesterol trong máu cao.
- Phòng và trị bệnh gan nhiễm mỡ.
- Phòng và trị bệnh đau dạ dày, lá lách.
- Phòng và trị táo bón, các bệnh đường ruột.
- Làm mạnh gân, xương.
- Làm da mặt hồng hào, mịn màng, trẻ hóa cơ thể.
- Làm săn chắc da thịt toàn thân.

12 động tác xoa mặt

Nếu chịu khó, chúng ta có thể tập 12 động tác xoa mặt vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy, cụ thể như sau:

1. Xoa bàn tay cho nóng áp vào mắt (xoa tay áp mắt) 3-5 lần.
Tác dụng: Làm mắt sáng, tỉnh ngủ.

2. Xoa vòng quanh mí mắt từ đầu mày ra phía đuôi mày bằng đầu ngón tay giữa, sau đó dùng đầu ngón tay giữa gõ huyệt trước khoé mắt và sau đuôi mắt rồi gõ huyệt giữa chân mày và giữa xương hốc mắt (ngay dưới con ngươi) mỗi nơi 10 lần.
Tác dụng: Quanh mắt có nhiều huyệt điều tiết con mắt, làm mắt tinh sáng, giảm cận thị, viễn thị, khai thông bộ phận sinh dục nam, khai thông được tinh hoàn. Nữ khai thông buồng trứng, trị đau mỏi cánh tay, bả vai.

xoamat1-6

3. Để hai bàn tay xoa khắp 2 bên mặt, chừa mũi ra. Xoa khắp mặt làm da mặt nóng ấm, da mặt dãn ra, xoa nhiều quanh má.
Tác dụng: Làm da mặt mịn màng, láng bóng, làm thức tỉnh các sinh huyệt, điều hoà lưu thông khí huyết toàn thân.

4. Chà bờ môi trên và cằm. Dùng bàn tay chà qua chà lại, bờ môi trên, bờ môi dưới và ụ cằm, sao cho vùng môi cằm nóng ấm thì dừng (chà nhiều nóng).
Tác dụng: Làm hệ thống tiêu hoá được tốt hơn, giúp hệ bàng quang điều tiết bình thường.

5. Chà dọc mũi (lên xuống). Chập 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út vào nhau (ngón giữa để trên sống mũi). Miết từ đầu mũi lên chân tóc, trán, miết lên xuống nhiều lần cho nóng ấm thì dừng.
Tác dụng: Điều hoà nhịp tim, chữa đau cột sống, chữa các bệnh về mũi, làm hạ huyết áp, chữa đau tức ngực, chữa đau cuống họng, làm khoẻ chân, chữa đau mông, háng, chữa đau khớp gối.

6. Khum bàn tay lại úp vào trán, xoa toàn bộ trán, (xoa ngang trán) cho nóng ấm thì dừng.
Tác dụng: Làm cho lục phủ ngũ tạng phản chiếu trên trán được lưu thông. Làm trán không nếp nhăn, tăng cường trí nhớ, tỉnh táo, sáng suốt.

7. Để ngón tay trỏ và giữa vào trước và sau mang tai hình chữ V, chà xát lên xuống cho ấm (chà nhiều nóng gây phỏng da).
Tác dụng: Làm tai thính, trị bệnh tim, bệnh thận, bệnh về cột sống lưng, đau mắt. Chống cảm, mỏi lưng, chống viêm họng, sổ mũi, điều hoà huyết áp, làm nóng ấm người rất nhanh, đặc biệt nhất là vùng trước tai.

xoamat7-12

8. Vuốt cổ (ngửa cổ lên, mở rộng bàn tay) Dùng hai bàn tay đặt từ xương hàm vuốt xuôi xuống cổ (vùng huyệt Thiên đột) chỉ vuốt xuôi không vuốt ngược cho nóng ấm thì dừng.
Tác dụng: làm thông vùng khí quản, chống ho, viêm họng, làm ấm vùng hầu họng, không vướng đờm.

9. Chà gáy: lấy bàn tay chà xát gáy mỗi bên 10 lần, hoặc cho đến khi thấy ấm nóng.
Tác dụng: Tăng cường sức lực cho toàn bộ cơ thể, đưa khí huyết tưới cho toàn bộ vùng não bộ dễ dàng.

10. Cào đầu (dùng 10 đầu ngón tay cào từ mí tóc trán ngược ra sau gáy 50 cái). Dùng 10 đầu ngón tay, cào từ chân tóc lên đỉnh đầu. Cào từ đỉnh đầu dồn về sau ót và hai đầu tai nhiều lần, khi cào phát hiện chỗ nào đau thì cào nhiều lần vào chổ ấy cho tới khi giảm đau.
Tác dụng: Làm máu lưu thông trong não, chữa đau mỏi toàn thân, giúp hệ thần kinh não bộ lập lại sự cân bằng, giải toả những bế tắc, đặc biệt chữa người bị liệt rất tốt.

11. Xoa nóng 2 vành tai. Vuốt tai xuống, cho nóng ấm chừng 30 lần. Hai bàn tay úp vào tai xoa tròn quanh tai cho nóng ấm thì dừng. Dùng hai bàn tay áp vào hai tai các ngón tay đặt ra sau gáy, rồi ép lòng bàn tay vào tai đồng thời dùng 10 đầu ngón tay gõ chẩm.
Tác dụng: Làm khí huyết đưa lên não được lưu thông dễ dàng (làm ấm tai, ấm thận, ấm bao tử). Làm tai tiếp nhận âm thanh tốt, nghe rõ.

12. Gõ răng 10 lần (hai hàm răng dập nhẹ vào nhau). Đảo lưỡi (dùng lưỡi đảo khắp miệng cho đến khi ra nhiều nước miếng, khi đảo lưỡi đưa sát chân răng và lợi nhiều lần), rồi nuốt nước miếng, làm 3 lần cả thảy (để làm mát cơ thể, bổ chân âm).
Tác dụng: Làm chặt lợi, lưu thông khí huyết vùng lợi để nuôi dưỡng răng. Nước miếng mang tính âm, làm mát dạ dày, làm mát cơ thể, bổ chân âm, chống thấp khớp, viêm khớp, khô khớp, làm người trẻ lâu, sát trùng bào tử, chống viêm họng, nhất là nước miếng buổi sáng.

Tóm lại: Xoa mặt buổi sáng có 4 công dụng chính. Khí huyết lưu thông toàn cơ thể. Da dẻ mịn màng, nước da đẹp đẽ. Tiêu hết nám, mụn trên mặt. Mắt tinh, tai thính.

6 động tác xoa chân

Ngược lại với xoa mặt, các bạn nên xoa chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thực hiện 6 động tác sau đây:

1. Ngồi trên sàn, bàn chân trái đặt lên đầu gối chân phải. Bàn tay trái để lên mu bàn chân, bàn tay phải đặt dưới lòng bàn chân. Sau đó vuốt nhẹ bàn chân. Đổi chân và lặp lại động tác này.

2. Đặt cổ chân trái lên đầu gối phải. Dùng ngón tay cái (bàn tay phải) ấn nhẹ và xoa đều lên phần mặt trong của gót chân.

3. Ngón tay cái (bàn tay phải) đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh giữa những ngón chân.

ban_chan

4. Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ theo đến ngón cái của bàn chân.

5. Đặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng ngón tay cái (bàn tay phải) xoa lòng bàn chân thành hình những vòng tròn.

6. Nắm lấy những ngón chân, bóp và vuốt nhẹ.

Sau đó có thể lập lại các động tác trên thêm một lần nữa. Trong suốt thời gian thực hiện các động tác đừng quên thoa một ít dầu massage.

Nếu cảm thấy bị đau, thốn, nhức, khi đang làm các động tác trên, hãy cố gắng tìm những chỗ đau thốn, khó chịu nhất trên mặt, chân và day ấn chỗ đó nhiều hơn (trừ trường hợp là mụn bọc hay sưng tấy). Day từ nhẹ tới mạnh đến khi nào hết đau mới thôi (nếu cần có thể làm mỗi ngày vài lần). Đây là những bí quyết rất đơn giản nhưng hữu hiệu vì các điểm đau thốn trên da là những sinh huyệt báo hiệu bệnh sắp hay đang xảy ra.

Day ấn các điểm trên sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh làm lành bệnh một cách tự nhiên.

Cuối cùng, để có giấc ngủ ngon, thần kinh ổn định và huyết áp điều hoà, ta có thể làm 3 động tác sau:

1. Xoa chân cho ấm (bằng 2 lòng bàn chân xoa với nhau).

2. Cào đầu bằng cây cào hoặc bằng các đầu ngón tay từ mí tóc trán ra sau gáy 50 lần.

3. Xoa nóng hai bàn tay, lấy đầu cao (không dùng dầu nước) xoa lên hai gan bàn chân, rồi lấy tay xoa giữa lòng bàn chân, xong xoa toàn bộ lòng bàn chân (gồm cả ngón chân, mu bàn chân, cổ chân, kẽ các ngón chân) cho thật kỹ. Xoa bóp cho tới khi nào bàn chân mềm và ấm áp mới thôi.

Chú ý: Xoa mạnh để làm cho nóng ấm bàn chân.

(Nguồn: dienchan.com)