In bài này

Diện Chẩn điều trị bệnh Viêm phế quản mãn tính và Thái hóa đỉnh phổi

Em xin chào Thầy Tạ Minh ạ! Trước tiên em xin chúc sức khỏe đến Thầy và gia đình ạ.

Thật sự là làm phiền Thầy nhưng em vẫn quyết định viết mail này mong muốn được Thầy góp ý giúp em xem trường hợp của bố em mà em đang ứng dụng DIỆN CHẨN để chữa nhưng em chưa có được phác đồ cụ thể cho bệnh này. Để không mất thêm thời gian của Thầy em xin nêu cụ thể thông tin về bệnh bố em như sau:

- Tuổi: 70
- Tiền sử bệnh: Viêm phế quản mãn tính; Thoái hóa đỉnh phổi (kết quả cách đây hơn 1 năm);

- Kết quả khám tại bệnh viên ĐH Y HN ngày 11/5/2015:
+ Xơ hóa 2 bên trường phổi
+ Co kéo cơ hoành 2 bên
+ Không bị tràn dịch, tràn khí

BS yêu cầu nhập viện ngay, không đồng ý kê đơn điều trị ở nhà và không tán thành về bệnh viện Tỉnh chữa vì đánh giá tình trạng bệnh nặng.

Với điều kiện hiện tại thì bố em không thể nhập viện được, và em tìm hiểu trên mạng thì thấy rằng tình trạng phổi bị thế này không thể chữa khỏi bằng Tây Y, mà nếu chữa được chắc sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc. Do vậy em quyết định tự chữa cho bố bằng DIỆN CHẨN xem sao nhưng em không tìm thấy phác đồ cho xơ hóa phổi cả. Hiện tại thì em đang vừa tìm kiếm phác đồ vừa tạm thời làm như sau:

- 6 vùng phản chiếu
- Bổ âm huyết
- Day huyệt, dán cao: Tiêu viêm tiêu độc + phản chiếu phổi ( tam giác phế, xoa dầu nóng và gạch vùng phản chiếu phổi sau lưng, bàn tay, bàn chân)

- Bổ sung chế độ dinh dưỡng tôt hơn bằng thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất giúp nhanh phục hồi sức khỏe.

Được 3 ngày rồi thì bố em cũng bảo có đỡ hơn, nhưng em thấy chưa rõ ràng lắm, về ăn uống thì không chán ăn nữa mà đã ăn được nhiều hơn, ngon hơn (cảm thấy ăn uống có vẻ gần như người bình thường)

Hiện tại em đang tìm đọc thêm các tài liệu về âm dương ngũ hành các tạng phủ, thức ăn, hàn nhiệt ... (vì theo như tài liệu của Thầy là GIÁO ÁN KỸ THUẬT CHẨN TRỊ BỆNH BẰNG PP DIỆN CHẨN-ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP KẾT HỢP ĐÔNG TÂY Y thì cũng trong nhiều trường hợp cần có sự kết hợp nhiều kiến thức khác thì mới hiệu quả) nhưng có hiểu đôi chút đó nhưng em không biết làm thế nào, ví dụ: Phế hư yếu thì cần bổ Tỳ, nhưng em không biết bổ Tỳ bằng DIỆN CHẨN thì làm thế nào.

Trên đây là những thông tin và những thắc mắc của em, thật sự em rất mong được Thầy dành chút thời gian góp ý giúp em với ạ.

(Cách đây 3 năm em đã chữa thành công cho con em 2,5 tuổi bị viêm phế quản nhiều lần rồi nặng lên thành hen phế quản mà đi bệnh viện suốt mấy tháng không những không hỏi mà mỗi lần tái phát bệnh lại ngày càng nặng thêm, vậy mà DIỆN CHẨN 3 ngày đỡ hẳn và một tuần đã khỏi hoàn toàn từ đó đến nay nên em rất tự tin là DIỆN CHẨN sẽ giúp bệnh của bố em sẽ tiến triển tốt hơn là Tây Y cho dù có thể không khỏi hẳn được.)

Đến đây em xin dừng lại và xin được cảm ơn Thầy đã dành thời gian đọc thư và em mong sớm nhận được hồi âm từ Thầy.

Một lần nữa xin chúc Thầy và gia đình dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.

Kính thư,
Thành Vinh

--------------------

Thanh Vinh Vo mến.

Nên chia 2 giai đoạn:

1- Day có dầu (rất ít dầu) Bổ Âm Huyết, Tiêu Viêm Khử Ứ, cào phản chiếu phổi (hình lá phổi trên mặt) và phản chiếu cơ hoành (pháp lệnh) trong 1 tuần.

2- Day Bổ Âm Huyết, cào phản chiếu phổi, phản chiếu cơ hoành cho đến khỏi hẳn.

Nhưng với thể trạng và tiền sử bệnh như thế này có thể tiên lượng là chậm và diễn biến phức tạp sau khi bắt tay điều trị.

Sẽ có ho có đàm lại vì tiền căn viêm phế quản mãn. Bổ âm huyết sẽ làm mát cơ thể sinh tân dịch, do đó sẽ dễ bị cảm lạnh, dễ tạo đàm. Nếu ho chút ít thì không sao không cần làm gì. Nếu ho nhiều gây mệt thì phải tạm ngưng, trị viêm phế quản (tái phát) cho xong rồi trở lại phương án chính. Để tránh tình trạng này BN cần luôn giữ ấm cơ thể không để nhiễm lạnh gây viêm phế quản lại, trong suốt quá trình điều trị.

Không dán cao phế vì sẽ làm xơ hóa nặng hơn. Chỉ day, cào có dầu thôi. Dầu ít khi điều trị xơ phổi, dầu nhiều khi điều trị viêm phế quản do lạnh.

Bổ Tỳ: day dầu 127,50,19,37,1,0 - +, 7 - +. Cẩn thận, ngưng Phác Đồ này khi huyết áp của cụ tăng lên xấp xỉ 140/xx.

Em không có chuyên môn, không biết khám âm dương hàn nhiệt.......tóm lại là chưa có y lý, rất khó khi ứng phó với các biển biến khi điều trị.

Em và cụ đang ở đâu. Nếu được, tôi giới thiệu đến học viên đã học tôi (biết khám và chẩn đoán) điều trị an toàn cho cụ hơn.

Tư vấn như thế này là phỏng đoán. Tuy bệnh lý rất rõ ràng, nhưng không trực tiếp khám về âm dương khí huyết hàn nhiệt hư thực (không phán đoán được về tổng trạng BN) nên có phần hạn chế.

Cẩn thận nhé.

Lương y Tạ Minh
(taminhdc.blogspot.com)