In bài này

Mù do tăng nhãn áp

           Có nhiều nguyên nhân gây mù mắt. Có nguyên nhân nhận ra được ngay như chấn thương mắt, do viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, viêm võng mạc (trong đó có viêm đáy mắt, viêm hoàng điểm….vv..). Có những nguyên nhân khó nhận biết như thoái hóa thần kinh thị giác (như TH gai thị, TH võng mạc), do tăng nhãn áp….vv.

         Khi nhận ra mắt mình ngày một mờ dần cho đến lúc không chịu đựng được, bệnh nhân mới chịu đi khám mắt.Đối với thoái hóa thì bác sĩ nhãn khoa sẽ nhận ra ngay, nhưng với tăng nhãn áp thì đôi khi chính các BS cũng không ngờ tới. Vì khi soi mắt, hiện tượng thoái hóa võng mạc thể hiện rất rõ, thế là BS kết luận: thoái hóa TK thị giác. Vì không ngờ rằng sự thoái hóa này có nguyên nhân từ tăng nhãn áp mạn tính. Không phải BS nhãn khoa không biết nguyên nhân này nhưng với áp lực BN như hiện nay, các BS dễ rơi vào tình trạng vội vã và do đó bỏ sót. Thế là thuốc cứ uống mà mắt thì không sáng hơn hoặc tiến bộ chút ít rồi dừng lại. BN lại vội vã đi BS khác, thế là tình hình lại tái diễn: BS vội vã kết luận, BN vội vã đổi BS……….hic. Nếu như BN không vội vã đổi BS thì tôi tin rằng BS sẽ nghĩ đến nguyên nhân nhãn áp khi thấy toa thuốc của mình đạt hiệu quả kém.

            Năm 1997, tôi nhận một ca bệnh do học trò chuyển đến. Đáng thương là cô bé 17 tuổi xinh xắn và ngoan hiền đó mù hẵn một mắt, không còn cứu vãn được: một màn đen thui khi nhìn bằng con mắt bệnh, đã vài năm. Trước đó rất lâu, cháu thường có những cơn đau đầu, ra tiệm thuốc Tây gần nhà mua thuốc uống, hết đau đầu. Thế là cứ như vậy cho đến khi mắt cháu mờ dần. Ham học, chăm ngoan nhưng thiếu hiểu biết cháu cứ tự mua thuốc uống như vậy cho đến khi nhận ra một mắt của mình tối hẵn mới chịu nói cha mẹ dẫn đi khám mắt thì thần kinh thị giác của mắt bệnh đã chết hẵn. Cũng may là cháu còn một mắt chỉ bị nhẹ nên tôi cứu được con mắt này.

            Tăng nhãn áp là một bệnh khá đặc biệt, nhất là khi bệnh mạn tính. Đặc biệt vì: thuốc Tây điều trị chậm và hiệu quả không cao, vì đôi khi BN không có cảm nhận dấu hiệu triệu chứng gì cả, vì nó núp đằng sau triệu chứng thoái hóa thần kinh thị giác nên đôi khi BS không nhận ra ngay lần khám đầu tiên nếu không đo nhãn áp, mà đo nhãn áp thì không đơn giản như dùng đèn soi đáy mắt.

            Triệu chứng tăng nhãn áp là đau đầu, nhức-tức ổ mắt, mờ mắt, buồn nôn (ói) cho tới nôn. Nhưng nếu bệnh chuyển qua thể mạn tính thì không còn  triệu chứng gì cả mà chỉ thấy mắt mờ dần nhìn cảnh vật không còn rõ ràng như xưa, thử các loại kính đều không hiệu quả. Hoặc khi nhìn vào bóng đèn tròn thấy bóng đèn tỏa hào quang nhiều và to rộng hơn mọi người khác, hiện tượng này không chắc chắn lắm vì nhiều bệnh mắt khác có cùng hiện tượng này. Cho nên khi thấy mắt mờ dần, đo và đeo kính không kết quả (ở các tiệm mắt kính) thì phải đi BS nhãn khoa ngay và tự động yêu cầu BS đo nhãn áp để loại trừ căn bệnh âm thầm nhưng dễ gây mù mắt này: tăng nhãn áp mạn tính.

            Nếu bạn muốn uống thuốc, cứ uống nhưng đừng quên dùng Diện Chẩn để chữa bệnh này. Vì thuốc và Diện Chẩn không chống nhau trong bệnh này………….Mà không uống thì hay hơn vì không tốn tiền và…..không nặng bụng………..hihi.

Chữa như thế nào ư? Mời bạn xem trong tài liệu giảng dạy của tôi. Mục “bệnh về mắt”, bài “bệnh tăng nhãn áp”.

Bạc Liêu, 12-01-2012.
 Lương y: Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com  
In bài này

Sốt siêu vi và diện chẩn

          Sốt do siêu vi trùng (virus), hiện nay Tây y chưa có thuốc trị hữu hiệu. Đưa bệnh nhân nhập viện, theo dõi để đối phó với biến chứng nếu có là giải pháp của Y Khoa chính thống. Tôi giới thiệu cùng bạn đọc một giải pháp hết sức hiệu quả và đơn giản bằng DC-ĐKLP như sau:

Tám vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Dùng cây cào nhỏ còn gọi là cây cào mini (hoặc đầu ba chia trong dụng cụ “sao chổi”) cào nhẹ nhàng tám vùng phản chiếu hệ bạch huyết theo hình vẽ  thứ tự các vùng, ở mỗi vùng cào bên phải trước bên trái sau mới phát huy hết tác dụng, cào mini hiệu quả cao hơn đầu ba chia.

Cào lần đầu xong, bạn nghỉ từ 1 giờ 30 phút đến tối đa là 2 giờ sau thì cào lại. Cứ thế, tối đa sau 4 lần tác động là hết sốt, bệnh nhân trở lại bình thường như chưa hề xảy ra điều gì. Mỗi nơi cào 30 lượt như thường lệ. 

Nếu bạn đã lỡ đưa bệnh nhân nhập viện thì sao? Thông thường bệnh viện không cho chúng ta đụng vào BN vì họ chịu trách nhiệm về sức khỏe của bệnh nhân. Không sao, bạn cứ cào vào mặt bạn vài chục cái rồi sau đó thử cào nhẹ lên bàn tay hay cánh tay vị BS hay Y tá vài cái và hỏi họ xem họ thấy thế nào? Có đau đớn gì? Có gây phản ứng gì hay nguy hiễm gì chăng? Tôi tin là họ sẽ trả lời “thấy bình thường”. Hãy nhẹ nhàng thuyết phục họ cho phép bạn cào nhẹ nhàng lên mặt BN theo phác đồ trong bài này để giãm tải cho bệnh viện và giúp ích cho bệnh nhân. Vì dù sao sức khỏe của BN đang thuộc trách nhiệm của họ, đó là LUẬT, mà đã là Luật thì không thể làm khác. Tuy nhiên, sau khi “bị” cào nhẹ nhàng vài chục cái lên tay thì họ sẽ nhận ra ngay “cái việc làm vô hại” này, thậm chí họ có thể nghĩ là “vớ vẫn vô tích sự” và vui vẻ để bạn làm cho người nhà của mình.

Thứ tự 8 Vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Phác đồ này kế thừa và phác huy cải biên lại từ phác đồ Phản Chiếu 6 Vùng Bạch Huyết của thầy Châu cho nên nó biến thành 8 vùng. 

Phác đồ phản chiếu 8 Vùng hệ bạch huyết - Tạ Minh 

Tôi không chọn vùng xoay quanh vành tai mà chọn vùng “đối vành tai” vì vùng đối vành tai là phản chiếu cột sống của đồ hình bào thai lộn ngược trong Nhĩ Châm do BS Nogier vẽ ra.

Tôi chọn vùng đường cong đi từ huyệt 61 đến gần huyệt 143 vì đường cong này mới là phản chiếu của bẹn háng, còn đường cong đi từ 61 qua 74, 64 rồi vào gần 19 là phản chiếu bờ mông. Bẹn háng mới là nơi tập họp nhiều hạch bạch huyết hơn vùng bờ mông.

Tôi thêm vùng mí tóc trán vì ở đây là phàn chiếu lưng trong đồ hình ngoại vi trên trán (đồ hình định khu võ não), đồng thời lại nằm trên kinh Biệt của Dương Minh chuyên trị sốt cao.

Như ta đã biết, hệ bạch huyết chạy dọc theo hai bên cột sống và tập trung nhiều ở 3 vùng cổ, nách và bẹn háng. Đồng thời các nơi này cũng là nơi tụ hội các hạch thần kinh thực vật (TK giao cảm và đối giao cảm) do đó phác đồ này cũng chữa được các bệnh do hệ này rối loạn gây ra. Nhưng trường hợp này bạn cần chẩn đoán hàn nhiệt để có thủ pháp phù hợp.

Bệnh Nhiệt bạn làm như trên. Bệnh Hàn thì bạn tác động trái trước phải sau ở các vùng 2,3,4,5,6,7,8.

TP Vinh, Nghệ An, ngày 06-07-2012.
 Lương y: Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com 
 
Xem thêm: 
Kinh nghiệm dùng phác đồ phản chiếu hệ bạch huyết
Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết
In bài này

Phòng trị bệnh mùa nóng bằng Diện chẩn Điều Khiển liệu pháp (DC-DKLP)

 Mùa hè sắp tới, nắng nóng sắp về, các kiểu bệnh theo mùa sẽ đến. Kiểu bệnh gì? Đó là bệnh thuộc dạng nhiệt (nóng). Cảm nóng, tiêu chảy đột ngột, viêm hô hấp (mũi, xoang, họng, phế quản), khó ngủ, cảm nước…….là những triệu chứng bệnh thường gặp. Ngoài ra còn một triệu chứng rất khó chịu cho bạn đọc khi gặp phải là cảm thấp thử.

Bệnh này có hiện tượng khát, uống nước nhiều kể cả nước ướp lạnh hay nước đá vẫn không hết khát khiến bạn uống cho đến khi bụng bạn chướng đầy ăn không được. Với thuốc Tây thì coi như bó tay, thuốc Nam Bắc thì cần y lý vững mới có phương thang tốt. Nhưng với DC thì khá đơn giản, bạn tự điều trị cho mình được. Đó là dùng bộ Trừ Thấp. Tuy nhiên trước khi dùng bộ huyệt này; bạn cần xem nơi nào lạnh nhất ở các bộ phận mặt, bàn tay, bàn chân, bụng. Bạn chỉ cần xoa dầu cao và cào nơi đó theo Bộ Trừ Thấp hay Trục Thấp là xong.

Các bệnh khác, đã nói đến trong chương “Các bệnh thường gặp” trong tài liệu giảng dạy của tôi biên soạn. Mời bạn đọc tham khảo trong đó để trị cho đúng, cho đạt hiệu quả mau lẹ, phục hồi sức khỏe nhanh.

A. NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH.

1-      Cảm nước: mùa nóng, ta thường thấy khó chịu, thèm tắm. Tắm nhiều lần trong ngày, thế là cảm nước. Vậy, cho dù nóng thế nào bạn cũng chỉ nên tắm nhiều nhất là 2 lần thôi. Một lần vào khoảng 2g đến 5 giờ chiều, tắm cho sạch sẽ. Một lần vào lúc trước khi đi ngủ là tắm nhanh cho mát.

2-      Cảm nóng: nóng nực thì cần làm cho mát người. Dùng quạt, máy lạnh, uống nước lạnh, ăn uống thức làm mát như trà thanh nhiệt, khổ qua (mướp đắng), rau má, nước dừa, thanh long….vv… Nhưng chớ nên lạm dụng như một thói quen hằng ngày và mức độ dùng cũng cần vừa phải thôi. Nếu không, bạn sẽ mắc các bệnh khác do lạm dụng. Tránh né và tự bảo vệ mình trong môi trường nóng là việc tất nhiên ai cũng biết nên tôi không đề cập nữa.

3-      Tiêu chảy đột ngột: còn gọi  là tiêu chảy cấp. Mùa nóng, thực phẫm bị hư hỏng rất nhanh, đây là nguyên nhân chính khiến bạn bị tiêu chảy cấp. Hãy cẩn thận khi dùng thực phẫm để nguội. Trong mùa nóng, loại bệnh này có khi không do ăn uống mà do bị nhiễm nóng ngoài da rồi đi thẳng vào đường ruột gây ra “tiêu chảy do nhiệt” có nói đến trong tài liệu của tôi. Mời bạn xem kỹ để không dùng kháng sinh khi không phải là nhiễm trùng.

4-      Viêm hô hấp: hệ hô hấp gồm mũi, xoang, họng, khí quản, phế quản, phổi. Trừ trường hợp nhiễm trùng (ho, đau, sốt cao), còn lại tuy là mùa nóng nhưng bệnh hô hấp vẫn phần nhiều lại do lạnh. Vì nóng bức, bạn ham mát, ham uống lạnh khiến bụng của bạn bị lạnh. Bên dưới bị lạnh sẽ làm nhiệt bốc lên trên, sức nóng tụ tập bên trên làm các bộ phận bên trên dễ bị viêm. Đây là hậu quả của tình trạng trên nóng dưới lạnh (thượng nhiệt hạ hàn). Nếu bạn chữa trên mặt theo bệnh nhiệt thì cũng giãm nhưng rất dễ tái lại hoặc dây dưa lâu khỏi. Nếu bạn xem kỹ sẽ thấy bàn chân lạnh, bạn nên theo bàn chân để chữa bệnh do lạnh, mau khỏi hơn. Cụ thể hơ Tiêu Viêm, phản chiếu, trừ thấp ở bàn chân. Nếu bạn uống lạnh nhiều và dài lâu thì nên xem bàn tay có lạnh không ? Nếu bàn tay lạnh bạn nên hơ thêm trừ thấp ở bàn tay.

5-      Khó ngủ: nóng nực gây khó ngủ, bạn nên day bộ Giáng trước khi ngủ, hoặc thở đường Âm dư một chút (nóng người thì thở đường Âm trước cho đến khi người mát lại, nhưng sau đó thì không thở dằn lại MỘT DƯƠNG như đã nêu trong bài “Âm Dương Khí Công”). Nhưng nếu bạn có thói quen uống lạnh nhiều thì ngược lại, nên hơ Bổ Trung và cào dầu Trừ Thấp ở bàn chân để điều hòa cơ thể. Vì như đã nêu ở trên, khi hạ hàn thượng nhiệt thì nhiệt quấy nhiễu đầu não sẽ khiến bạn khó ngủ. Nhưng trường hợp này bạn không nên thở dư Dương vì khi thở Dương, dương khí sẽ bốc lên trên quấy nhiễu bên trên hơn.

            Tóm lại, tuy là mùa nắng nóng bạn cũng chớ nên lạm dụng thức ăn uống lạnh. Vậy làm sao đây khi đi ra ngoài nắng chói chang nóng bức ?

Đơn giản thôi……..khi cần, bạn sẽ uống nước đá một cách tự chủ: uống một hớp thôi, nghỉ một chút để lắng nghe cơ thể đã mát chưa. Nếu chưa thấy mát, bạn lại hớp một ngụm…..cứ vậy cho đến khi bạn thấy hết nóng bức toàn thân mà chỉ còn cảm giác khát nước…….thì ngưng ngay cho dù ly trà đá còn đầy. Sau đó nếu vẫn còn khát, bạn có thể uống nước thường (không ướp lạnh hay có đá) cho hết khát và cũng nên uống chậm rãi như vậy. Thông thường chúng ta không phân biệt cảm giác khát và cảm giác nóng, nên hay uống thức lạnh cho “đã” cho thỏa mãn cảm giác của mình. Thế là, ngoài việc cung cấp lượng nước cần thiết, bạn đã đưa thêm nhiều cho đến dư thừa chất lạnh vào người. Hơi lạnh vào bụng, ngoài việc khiến nhiệt bốc lên trên nó còn gây trở ngại chức năng các bộ phận vùng này, trực tiếp là dạ dày, ruột non, gián tiếp có tụy, gan, thận, ruột già. Lâu ngày sinh bệnh, nhưng nó diễn biến từ từ nên bạn không phát hiện hay nghĩ rằng chính những ly nước đá hay nước ướp lạnh là nguyên nhân của bệnh.

Tôi không "xúi dại" bạn đâu !! Hãy thử uống nước đá và nước thường chậm rãi theo cách này của tôi xem bạn có hết khát hết nóng không nhé !

 Lương y: Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com  
In bài này

Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa các chứng bệnh do lạnh

             Đa số chúng ta đều thích được mát mẻ. Nhưng không ngờ rằng cơ thể luôn cần năng lượng dồi dào để hoạt động. Do đó khi người mát là cơ thể phải trích ra một số năng lượng để giữ cơ thể ổn định ở mức 37 độ C. Như vậy, vô tình ta làm cho cơ thể hao hụt dần nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.Nếu nguồn năng lượng này còn dồi dào thì không có vấn đề gì, nhưng khi nguồn năng lượng này ít ỏi thì cơ thể sẽ tự động tập trung vào việc bảo vệ và duy trì các hoạt động cần thiết như não bộ, nội tạng là các trung tâm chính. Vì vậy, các nơi xa trung tâm cơ thể sẽ bị thiếu năng lượng. Nhiệt năng là một nguồn năng lượng thường dùng. Do đó, khi bị yếu sức ta thường cảm nhận bị lạnh bàn tay, bàn chân hay các ngón trước nhất.

Khi ta đang sảng khoái vì được mát mẻ mà bỗng nhiên thấy ớn lạnh, lập tức cơ thể đã bị nhiễm lạnh. Nếu nguồn năng lượng còn đủ, cơ thể sẽ trích ngay một số năng lượng để hóa giải khí lạnh ập vào đó, vậy là không sao cả. Nhưng nếu rũi nguồn năng lượng kém ta sẽ bị cảm lạnh. Đó là khi nhiệt lượng được phân bố đều toàn thân.

Nếu vì một lý do nào đó, nhiệt lượng không được phân bố đều tức là có một vùng nhỏ nào đó thiếu nhiệt năng thì khí lạnh chỉ ập vào nơi đó mà thôi. Nguyên nhân bị thiếu năng lượng cục bộ như vậy thường là do có một trục trặc nho nhỏ về thực thể ở đó. Như sự thoái hóa các khớp, kể cả khớp đốt sống cổ, sống lưng…vv Việc thoái hóa cũng gây trở ngại các vi mạch quanh nó khiến lưu thông máu ở đây cũng trở ngại theo. Như sự co mạch thường xuyên vì lạnh, vì một kích xúc của thần kinh (mỗi đoạn nhỏ mạch máu đều có một sợi thần kinh chi phối), sự bế tắc mạch do máu đông, do mãng xơ vữa, do trứng ký sinh trùng (giun lãi)…vv..khiến máu lưu thông kém. Nơi nào lưu lượng máu kém, nơi đó sẽ thiếu năng lượng. Nơi nào thiếu năng lượng nơi đó dễ bị khí lạnh xâm nhập. Khí lạnh xâm nhập lại làm mạch co lại thêm, nơi này lại thiếu máu hơn nữa thế là gân cơ co rút hơn, thế là đau. Nếu bị tắc tỉnh mạch thì tệ hại hơn là sẽ gây viêm nơi bị tắc.

Giả sử bạn bị thoái hóa khớp cột sống cổ nhẹ, rất nhẹ. Nó chưa hề gây cho bạn một khó chịu nào ở vùng này vì chưa đến mức chèn ép thần kinh; vì thế bạn không biết đốt sống cổ của bạn đã thoái hóa; nhưng nó đã gây một sự thiếu máu so với các nơi quanh đó. Nếu để ý, bạn thường hay mỏi hay tệ hơn là đau gáy sau một giấc ngũ. Nhất là ngũ ban đêm. Đêm đến, nhiệt độ thiên nhiên xuống thấp, khi ngũ tổng lưu lượng máu của bạn xuống thấp, thân nhiệt của bạn cũng xuống thấp, thế là vùng cổ bị thoái hóa của bạn bị thiếu máu hơn và nhiệt độ vùng này cũng xuống thấp hơn so với các nơi khác. Thế là khí lạnh ban đêm sẽ ập vào và lưu lại đó vì không đủ năng lượng để hóa giải khí lạnh. Do đó vùng này lại thiếu máu hơn vì khí lạnh sẽ làm các vi mạch nơi đây co nhỏ hơn nữa. Sự lưu thông máu càng xuống thấp hơn khiến các cơ, gân không còn nhu nhuận đàn hồi như cũ. Thế là đau, đôi khi không thể nhúc nhích.

Giả sử bạn không hề bị thoái hóa đốt sống cổ nào,nhưng bạn lại thích ngũ gối cao, sự co gập cổ về phía càm khiến các cơ gân gáy phía sau bị căng, chúng ép sát vào các đốt xương làm các vi mạch máu vùng này cũng bị ép lại gây thiếu máu cho các cơ gân mà chúng phụ trách tưới máu nuôi dưỡng. Thế là bạn cũng rất dễ bị đau cứng gáy sau giấc ngũ ngon ban đêm.

Một giấc ngũ say sưa thường khiến tư thế nằm của chúng ta cố định một thời gian dài, nếu như tư thế cổ của bạn không thuận lợi cũng sẽ gây thiếu máu ở vùng mạch máu bị ép. Bạn cũng sẽ đau gáy khi thức giấc.

Giả sử bạn là một người ghiền nước đá, nước tủ lạnh…vv…Bạn luôn làm cho vùng bụng của bạn bị lạnh, mạch máu vùng bụng của bạn cứ luôn trong tình trạng co lại. Thế là hệ thống máu nuôi dưỡng các nội tạng vùng này luôn bị thiếu. Bị thiếu máu thì các cơ quan vùng này khó mà khỏe mạnh được.

Thế là dần dần bạn ăn ít lại, không thấy ngon miệng hoặc mau no. Thế là bạn sẽ rơi vào một trong hai trường hợp: ngày càng gầy ốm hoặc ngày càng béo mập.

Bạn gầy đi khi tiểu trường (thọ thịnh chi quan) của bạn suy chức năng không hấp thu hết dinh dưỡng, bạn sẽ mập lên khi Tỳ suy chức năng không vận hóa được chất dinh dưỡng khiến chúng thành chất béo nhiều hơn các chất khác (Tỳ chủ vận hóa, chủ thấp). Hiện tượng này chỉ giải thích được bằng khái niệm Đông y.

Và nhiều bệnh lý khác có thể thường xảy ra cho bạn khi bạn thích mát mẻ: đau nhức linh tinh, dễ cảm lạnh, dễ mỏi mệt…nói chung là dễ bị bệnh vặt nhất là khi trời giao mùa, trở lạnh.

Bạn khó lòng khỏi các bệnh do lạnh hoàn toàn dù đã đến các danh y khi bạn còn thích mát mẻ.

Vậy, để đề phòng các bệnh do lạnh gây ra bạn đừng thích mát mẻ nữa. Hãy chú ý giữ cơ thể bình thường không nóng không mát. Có như vậy thì rũi khi bạn bị bệnh do lạnh, các đông y sĩ mới có thể chữa bệnh cho bạn được dễ dàng. Loại bệnh này Tây y chữa kém hơn Đông y. Đông y dùng thuốc chữa kém hơn Diện chẩn Điều khiển liệu pháp (DC-ĐKLP) dù có khi đã dùng Phụ Tử, Quế liều cao….vì thiếu điếu ngãi cứu ….hihihi.

Chỉ có vậy thôi….hihihi.

Hà Nội, 07-01-2012.
 Lương y: Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com  
In bài này

Cảm cúm

Tạ Minh

Cảm :

Cảm gồm có cảm lạnh ( bàn chân lạnh trong khi cơ thể sốt nóng ), cảm nóng (bàn chân ấm nóng), cảm nước ( bàn chân bình thường, cơ thể thấy ớn lạnh chứ không sốt rõ rệt ). Cảm lạnh và cảm nóng luôn có kèm theo cảm gió ( phong hàn, phong nhiệt ). Cảm lạnh thì dùng bộ Thăng, tùy theo mức độ bệnh mà chọn kỹ thuật thích hợp. Cảm nóng thì dùng bộ Giáng , tùy mức độ mà chọn kỹ thuật thích hợp. Cảm nước thì dùng ngải cứu hơ bộ Trừ Đàm thấp thủy từ dưới lên trên. Nên cho BN xông hơi là giải pháp tốt nhất cho cảm nước. 
Lưu ý : nếu chẩn đoán và điều trị đúng mà kết quả kém, chỉ giãm mà không dứt hẵn, thì đây là có nguyên nhân suy nhược cơ thể kèm theo, cần bồi dưỡng cho bệnh nhân bằng các loại thuốc bổ.

Cúm :

Triệu chứng như cảm, kèm theo là đau nhức toàn thân từ xương,khớp, cơ bắp. Lần điều trị đầu tiên dùng ngãi cứu hơ bộ Thăng rồi dán cao, lưu dán 2 giờ. Gở cao cho huyệt nghỉ 1 giờ rồi dán lại. Cứ thế cho đến cuối ngày. Có thể lưu dán khi đi ngủ. Thông thường thì sau 3 ngày là bệnh lui hoàn toàn, lúc này bệnh nhân  sẽ thấy cơ thể nóng bức thèm tắm, có thể tắm được vì đã khỏi bệnh hoàn toàn . Cũng cần lưu ý đến nguyên nhân suy nhược cơ thể kèm theo.

 Tác giả: Lương y Tạ Minh

 © 12/2013 - www.dienchanviet.com