Những điều kỳ diệu từ thuyết “Nước chảy về chỗ trũng”
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Diện Chẩn - Điều khiển Liệu pháp 26/3/1980 – 26/3/2000 tôi xin ghi lại một số kinh nghiệm, cảm nhận và điều tâm đắc của mình qua quá trình 10 năm tìm hiểu, học hỏi, thực hành, vận dụng các thuyết của Diện Chẩn như: Thuyết phản chiếu, Biểu hiện, Phản hiện, Cục bộ, Biến Dạng, Đồng ứng, Giao thoa cùng với các thuyết của Điều khiển liệu pháp như Đồng bộ thống điểm, Bất thống điểm, Thái Cực, Phản phục, Đối xứng, Bình thông nhau, Sinh khắc, và thuyết Nước chảy về chỗ trũng ...”
Thuyết nước chảy về chỗ trũng.
Qua quá trình thực hành, thuyết mà tôi tâm đắc nhất là thuyết Nước chảy về chỗ trũng và kỹ thuật khai thông huyệt đạo do Thầy Bùi Quốc Châu giảng dạy mà tôi lãnh hội được từ đầu năm 2000. Kỹ thuật này giúp ta tìm gốc bệnh và xử lý bệnh nhanh với hiệu quả cao đối với những ca bệnh phức tạp (tôi gọi bệnh phức tạp để chỉ những bệnh nhân bị đau nhiều bệnh khác nhau trong cùng một thời điểm). Trước đây khi chẩn đoán và điều trị bệnh qua sinh huyệt và dấu vết trên mặt tôi cũng chữa thành công nhiều ca bệnh, nhưng thành thật mà nói tôi phải mất nhiều công sức và thời gian để tìm gốc bệnh. Nếu ta không tìm đúng gốc bệnh thì ta không trị dứt bệnh nhanh được, có khi chỉ cắt cơn ngay lập tức nhưng sau đó bị lại do ta chỉ chữa ngọn chưa đúng gốc. Này với kỹ thuật khai thông huyệt đạo mới là chìa khoá vàng giúp tôi biết gốc bệnh rất rõ, đúng, nhanh, xử lý bệnh tốt.
Thuyết Nước chảy về chỗ trũng.
Theo thuyết này thì Mỗi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyển khí về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bệnh. Bệnh càng nặng thì đường dẫn truyền ( khí ) này càng rõ nét, và khi hết bệnh thì khí không dẫn đến nữa. Vì thế, theo thuyết này thì có khi cùng một huyệt, nhưng lại dẫn khí ra các vùng khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào bệnh nhân đang đau ở đâu.
Đường dẫn truyền khi dẫn khí sẽ tạo cảm giác rần rần như kiến bò dẫn đến cơ quan hay bộ phận đang bị bệnh. Thường thấy ở các bệnh nhân nhạy cảm khi được tác động đúng huyệt.
Kỹ thuật khai thông huyệt đạo:
Ta xoay tròn xoáy vào một huyệt thật nhẹ, có hướng quy tâm, xoay vào những sinh huyệt chú trọng trục 0 và tuyết VII, hoặc dấu vết trên mặt. Tốc độ vừa phải và thật nhẹ, thật tròn .
Dụng cụ: Ta dùng cây dò day huyêt có một đầu tròn nhỏ và một que dò inox . Có thể dùng thêm dầu cù là dành cho bệnh hàn hoặc Vaseline dành cho bệnh nhiệt. Ngải cứu hỗ trợ những vùng lớn bị cứng, thốn nơi nào bệnh khi được dẫn truyền qua việc xoay huyệt.
Với kỹ thuật này ta có những ưu điểm:
Giúp người bệnh cảm nhận được rõ sự dẫn truyền ở phần cơ thể đang bị bệnh gốc ở đâu, đường dẫn truyền sẽ dẫn đến đầu tiên tiếp đến là những bệnh khác đang có trong cơ thể người bệnh (với người có nhiều bệnh).
Để không gây đau đớn, sợ hãi cho bệnh nhân. Cần phải biết hướng dẫn, giải thích, giúp bệnh nhân cảm nhận đường dẫn truyền, cũng như cảm giác tê rần, nhẹ, lăn tăn như được xức đầu tại nơi đau,và các cảm giác ấm, sôi bụng, lành lạnh mát mát….
Có tính dẫn khí hoạt huyết do đó người bệnh rất sảng khoái, sức khoẻ phục hồi nhanh. Không tác dụng phụ. Làm sáng da, mịn da. Không dùng thuốc uống và dán salonpas. Không thừa thao tác, không kéo dài thời gian trị bệnh của thầy thuốc. Đạt hiệu quả cao trong việc tìm gốc bệnh và xử lý bệnh cho bệnh nhân.
Nếu ta liên hệ chặt chẽ với các huyệt và đồ hình thì hiệu quả rất cao, chú trọng các dấu hiệu biểu hiện trên và dưới da. Những bệnh nhân trẻ em chưa biết bầy tỏ hay chưa cảm nhận được đường dẫn truyền hoặc bệnh nhân đang trong trạng thái động (phân tâm) thường kém nhạy cảm cũng giải quyết được bệnh.
Thuyết nước chảy về chỗ trũng và kỹ thuật xoay nhẹ huyệt theo tôi là một trong các thuyết của Diện Chẩn - Điều khiển Liệu pháp có giá trị cao, giúp tìm gốc bệnh đúng, nhanh và điều trị bệnh nhanh chóng hơn, hiệu quả cao, không tách rời các huyệt mà có tính liên kết, hổ trợ nhau chặc chẽ.
Các trường hợp điển hình
Trường Hợp Thứ nhất:
Một bệnh nhân nữ 33 tuổi, chưa lập gia đình khai bệnh là nhức đầu thường xuyên hai năm nay, uống thuốc không khỏi. Bác sĩ chụp hình bảo viêm xoang, thoái hoá cột sống cổ,
Đã điều trị tại Bệnh viện 175, khoa vật lý trị liệu 10 ngày không bớt. Theo lời bác sĩ phải trị liên tục hai tháng mới tốt. Bệnh nhân có thói quen tắm nhiều lần trong ngày, gội đầu bất kể giờ giấc, hong tóc trước máy quạt hoặc để ẩm đầu. Về ăn uống thì hay ăn các thức ăn chua, sống, uống lạnh. Nằm ngủ trên nệm gòn trải trên nền xi măng. Mỗi khi ngủ dậy, lật tấm nệm lên thấy ướt nệm và vùng đất phía dưới.
Về thể trạng thấy trên đầu có vết sẹo do té giếng. Chân lạnh ngắt, hay dợn ói. Ở cổ đầu nóng. Chân, bụng lạnh. Khi tôi tìm sinh huyệt thấy sinh huỵêt bên trái đau hơn bên phải. Vận dụng thuyết và đồ hình thái cực ta có bên phải là Dương, bên trái là âm. Tôi biết bệnh nhân bị hàn, nước tiểu ít và trong.
Điều trị: Tôi chữa bên trái trước (Âm tán dương tụ), chữa từ dưới lên: thuộc Dương (từ chân lên, từ cằm lên trán). Tôi xoay vào sinh huyệt chữa nhức đầu, viêm xoang: 127, 63 143, 189, 312, 106, 34, 124, 3, 132, và 308, 277, 209, 65, 139, 139, 180, 555. Điều kỳ diệu là tất cả những sinh huyệt trên khi được xoay nhẹ đường dẫn truyền không dẫn vào đầu trước mà tập trung theo thứ tự sau đây:
Ở bụng, bao tử, trên rốn, vùng ruột già có hơi ấm, sôi bụng. Ở chân, lưng, mông, cổ gáy tê rần.
Đầu chuyển đau, khó chịu nhưng không dữ dội như trước khi được dẫn truyền. Qua đó tôi chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh bao tử, rối loạn tiêu hoá. Sau đó tôi đề nghị bệnh nhân đi siêu âm. Kết quả cho thấy bệnh nhân bị viêm loét tá tràng. Quả nhiên bệnh nhân xác nhận khi ăn bất cứ thứ gì hoặc uống thuốc thì bệnh tiến triển theo tuần tự như đường dẫn truyền báo.
Thực hành việc xoay huyệt, ta cứ tiếp tục xoay tròn quy tâm đến khi chỗ được dẫn truyền ngưng dẫn truyền, kiểm tra lại sinh huyệt không còn, như thế đã đủ, bệnh đã được xử lý. Qua hai tuần chữa kết hợp với bệnh nhân tuân giữ sinh hoạt và ăn uống, bệnh nhân đã đuợc phục hồi sức khoẻ, những triệu chứng trên không còn.
Lưu ý bệnh nhân phải nghiêm giữ chế độ ăn uống. Ăn cháo từ lỏng đến đặc khoảng 1 tuần. Ăn với cá đồng, chà bông, muối, không thịt (dù thịt chà bông cũng không được). Sau đó bao tử êm mới được ăn cơm nhão một thời gian mới được ăn cơm khô. Phải giữ ấm cơ thể, tránh gió, nước. Mồ hôi xuất phải được dùng khăn khô lau, thay áo không tắm gội đang lúc ra mồ hôi.
Trường hợp thứ hai:
Một bệnh nhân nữ 60 tuổi khai bệnh nhức đầu gối, chữa cách gì cũng không hết nhức,khó khăn khi ngồi xuống, đứng lên, rất đau. Khi tìm sinh huyệt, cho thấy sinh huyệt bên trái đau hơn bên phải. Dù tạng người gầy bệnh nhân vẫn bị hàn, nước tiểu trong. Dùng thuyết phản chiếu đầu gối theo đồ hình ngoại vi Âm Dương, đồ hình vỏ não. Tất cả sinh huyệt khi được xoay đều được dẫn truyền đến theo thứ tự bệnh:
Vùng đầu: tăn tăn như chạy nhẹ. - Ngực: hơi nóng phả ra. - Bụng, lưng - Đầu gối, tay chân.
Kết quả sau hai lần chữa, mỗi lần khoảng 1 giờ đồng hồ, bệnh nhân không còn đau, ho không nhức đầu như trước.
Trường hợp thứ ba :
Một bệnh nhân nam, đau dây thần kinh số 5
Triệu chứng : Bị cơn giật rất đau vùng mặt bên phải, không ăn uống được , nước tiểu đỏ.
Tiền sử bệnh : Có tình trạng Huyết áp cao 20/16, nhũn não, xuất huyết tiêu hoá (ói và tiêu ra máu), tim mạch rối loạn (khám ở viện tim thành phố).
Dấu hiệu báo bệnh: xuất hiện đốm đỏ ở huyệt 64 phải, đốm đỏ bầm trên mu bàn tay dưới ngón áp út phải, vùng lưng bên bẹ sườn phải, vùng gần hóc cổ, vùng bao tử trong thân.
Điều trị : Khi trên mặt đang đau tôi không thể vạch tìm sinh huyệt hay xoay huyệt. Tôi vận dụng thuyết đối xứng, giao thoa, đồng hình tương tụ và biểu hiện làm ở chân tay, xoay trực tiếp lên dấu hiệu báo bệnh.
Đường dẫn truyền dẫn đầu tiên vào bụng, bụng sôi nhẹ, ợ và đánh rắm được. Kế đến là dẫn truyền đến hàm răng trên rồi đến vùng mắt và sau cùng là cổ họng .
Tôi yêu cầu bệnh nhân nuốt nước miếng. qua đó nhận thấy bệnh nhân bị rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu những vật dai cứng như thịt vì lực nhai và tiêu hoá kém, chỉ ăn được những thức ăn mềm, còn chất cứng khó tiêu thì tích lại ở ruột ảnh hưởng tim mạch huyết áp, phế, thần kinh, gan nóng. Xử lý được tiêu hoá là gốc thì bệnh nhân phục hồi. Thực hành xoay huyệt , tôi tiếp tục xoay huyệt với Vaseline (vì bệnh nhân bị nhiệt) đến khi đường dẫn truyền ngưng dẫn truyền. Tôi làm trên mặt bệnh nhân không còn đau giật. Tôi xoay những huyệt để cân bằng thân nhiệt cho bệnh nhân.
Kết quả : Bệnh nhân ngủ được ngon giấc và lâu. Không đau giật, thân nhiệt giảm. Ăn được thức ăn xay nhuyễn. Nước tiểu không còn đỏ. Những vết đỏ mờ nhạt. Bớt ho. Đi tiểu được.
Tôi tên: Nguyễn thị Thu Thuỷ - 45 tuổi
Địa chỉ: 50 CX Văn Chung - Đường Quang Trung, P10 – Q. Gò Vấp.
Điện thoại: 8.943476
Học viên khoá 23 Diện Chẩn -ĐKLP
Trích sách KỶ YẾU 20 NĂM DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP