In bài này

Diện Chẩn chữa yếu sinh lý hay suy nhược sinh dục

  Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 15

I/ Đại cương

Cần phân biệt giữa Thận của Đông Y và Tây Y. Thận (Đông Y) chủ yếu nói về chức năng của Thận bao gồm vấn đề sinh lý,  sinh dục của nam,  nữ trong đó có Quả Thận và Cơ quan sinh dục.

Còn Thận (Tây Y) chỉ là quả thận và bệnh Thận là các bệnh có liên quan đến thực thể của THẬN như: Viêm cầu thận,  hội chứng thận hư nhiễm mỡ,  lao thận, …

Ngoài ra,  ngay chính trong Đông Y cũng cần phân biệt chữ YẾU THẬN (Thận suy) như : mỏi lưng,  đau lưng,  tiểu đêm,  đái rát,  mắt mờ,  tai điếc với yếu thận (hiểu theo nghĩa là yếu sinh lý)…Ví dụ: xuất tinh sớm (tảo tinh), dương vật mềm nhão (Dương nuy),  không ham muốn tình dục ở phụ nữ (Lãnh cảm),  dương vật không cương (Liệt dương)…dù rằng trong một số trường hợp chúng có liên quan với nhau.

 Trong bài này,  chủ yếu đề cập đến bệnh XUẤT TINH SỚM,  DƯƠNG NUY,  LIỆT DƯƠNG,  LÃNH CẢM mà thôi.

II/. Theo Đông Y và Tây Y

            A. TÂY Y: Phải nói là tài liệu TÂY Y về bệnh yếu sinh lý rất hiếm hoi ở Việt Nam,  do đó chúng tôi không đề cập đến phần này.

            B. ĐÔNG Y: Đông Y ngược lại rất sở trường về việc cho thuốc phục hồi sự suy yếu của Thận.

            Qua các bài thuốc Bắc rất nổi tiếng,  những toa thuốc tễ,  thuốc rượu,  những đơn thuốc có tính kích dục, làm bền tinh đầy dẫy trong kho tàng Đông Y : tắc kè,  hải mã,  rắn hổ,  ba kích,  câu kỷ tử,  dâm dương hoắc, …

            Căn cứ vào lý thuyết và lý luận Đông Y:THẬN là một tạng rất quan trọng, đứng hàng đầu trong Năm tạng và Sáu phủ.

            Tạng là nguồn gốc tiên thiên,  là cơ sở của Âm Dương Thủy Hỏa trong cơ thể của chức năng sinh dục, phát dục và hoạt động của con người. Nếu một cơ năng của THẬN bị yếu,  bất cứ trường hợp nào cũng đều ảnh hưởng đến cơ thể,  bệnh Thận sinh ra nhiều triệu chứng như: đau lưng,  mỏi gối,  di tinh,  mộng tinh,  hoạt tiết tinh,  liệt dương và phù thủng…

Bệnh chứng: Những tiêu chuẩn để xác định bệnh thận như :

1.      Lưng và cột sống đau mỏi

2.      Đùi,  gối,  cẳng chân,  gót chân đau nhức

3.      Tài ù,  tai điếc

4.      Tóc rụng và khô héo

5.      Răng lung lay và hở thưa

6.      Cơ năng của bộ máy snh dục mất bình thường

7.      Xích mạch yếu

Khi thấy có ba trong bảy tiêu chuẩn trên thể hiện ra,  ta có thể chẩn đoán là THẬN TẠNG SUY YẾU (Thận hư)

·  Những điểm thuộc loại THẬN ÂM HƯ:

-         Gan bàn tay,  bàn chân nóng – không ngủ được

-         Nóng hâm hấm nửa người về phía trên. Mạch tế,  Huyền,  Sác

-         Lưỡi đỏ hoặc có nứt rạn – Về buổi chiều miệng khô,

-         Quay đầu chóng mặt – Mộng tinh. Di tinh

-         Nứơc đái vàng,  đỏ,  phân táo bón.

Kết hợp ba trong bảy tiêu chuẩn trên,  cộng với ba,  bốn hiện tượng này nữa,  ta sẽ khẳng định là THẬN ÂM HƯ TỔN.

·  Những điểm thuộc loại THẬN DƯƠNG HƯ:

-         Sợ lạnh – Lưỡi nhạt

-         Tay chân thường lạnh – Nước đái trắng

-         Hay đi đái đêm – Thở yếu,  nói mệt.

-         Đại tiên lỏng – Tinh thần mờ tối

-         Tự ra mồ hôi – Liệt dương

-         Sắc mặt kém tươi – tảo tinh

-         Phù thũng – mạch vi,  Trì,  Nhược

Kết hợp với ba trong bảy tiêu chuẩn trên cộng với 3-4 hiện tượng này,  ta khẳng định là thuộc loại THẬN DƯƠNG HƯ TỔN.

III/. Theo Diện Chẩn- ĐKLP

A.     NGUYÊN NHÂN:

Nguyên nhân của bệnh yếu sinh lý là do nhiều yếu tố như: bẩm sinh,  di truyền,  hoàn cảnh địa phương, giống (race),  khí hậu,  thời tiết,  thức ăn,  tiếng động,  sự giao hợp quá độ hoặc quá kiêng cữ giao hợp,  già yếu, nhưng chủ yếu là do trạng thái thần kinh,  do mức độ tự chủ của mỗi người.

B.     TRIỆU CHỨNG:

1.      XUẤT TINH SỚM: Mới giao hợp hoặc chưa giao hợp đã xuất tinh

2.      DƯƠNG NUY: Dương vật mềm nhũn,  không đủ cứng để giao hợp

3.      LIỆT DƯƠNG: Dương vật không hoạt động được

4.      LÃNH CẢM:Phụ nữ không có cảm giác hoặc rất ít cảm giác ham muốn tình dục khi gần người khác phái. Đôi khi còn chán ghét dự sinh hoạt tình dục.

C.     CÁCH CHỮA:

1.      XUẤT TINH SỚM: Day ấn hoặc dán cao các huyệt 124+- 34+- 45+-1-127*22-7+-16+-0+,  đồng thời ăn trái cau,  chuối chát,  khoai sọ,  khoai môn,  hải mã hoặc tắc kè (ngâm rượu), …Đông thời phải chà sát vùng mang tai,  vùng cằm,  vùng đầu mũi và trên trán (vùng huyệt 300+ -301+ -0302+)

2.      DƯƠNG NUY: Day ấn hay dán cao,  hơ nóng các huyệt 127-19-0-40-37-7-63-1-45,  đồng thời ăn uống củ cà rốt,  chuối chát,  sa bô chê,  hột gà,  ca cao.

3.      LIỆT DƯƠNG: Day ấn,  dán cao,  hơ nóng các huyệt 127-19-1-7-0-17-113-50-37-300 (bên phải). Chú ý: tránh huyệt 300 (bên trái). Ăn uống (như trên)

4.      LÃNH CẢM: Dán cao,  bấm day huyệt 63-7-113-287 chà sát thường xuyên vùng môi trên (ngày 3 lần,  mỗi lần vài phút). Kết hợp ăn tròng đỏ trứng gà,  sa-bô-chê,  cà rôt (quay sinh tố) vài lần mỗi tuần.

CỮ: Cà phê,  thuốc lá,  rượu. Riêng trường hợp xuất tinh sớm,  tránh xem phim ảnh hay phim truyện có tính kích thích,  khiêu dâm.

NÊN: Tập thở sâu,  tập chạy tại chổ,  tập nằm ngữa cong mình lên,  hai chân đạp (kiểu xe đạp) hoặc đá chân tới lui (2 chân thay phiên nhau).

GSTSKH. Bùi Quốc Châu
(dienchan.com)