Diện chẩn - Bốn bước khám bệnh và các kỹ thuật chữa bệnh
Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 5
Việc đầu tiên của chữa bệnh là khám bệnh, tức là tìm hiểu bệnh nhân bị bệnh gì?Ở bộ phận nào? Mức độ bệnh ra sao? Đau thế nào? Đau bao lâu? Có chu kỳ hay không?
Đây là việc bắt buộc phải làm, vì nếu không,ta làm sao biết chữa bệnh gì? Nhiều người hễ bệnh đến là cứ”nhắm mắt nhắm mũi”nhào vô lấy que dò Diện Chẩn ấn,day lung tung trên mặt bệnh nhân hoặc châm liền chẳng cần khám bằng cáchdò sinh huyệt (Ấn chẩn) hay quan sát mặt người bệnh (Diện chẩn) hoặc sờ da mặt bệnh nhân (thất chẩn) hay hỏi kỹ.
Hỏi kỹ bệnh nhân (Vấn chẩn) để xem họ bị bệnh gì,mức độ ra sao? Như thế làm sao có thể chữa đúng và tốt bệnh được.
Xưa nay, trong nhgành Y,Đông cũng như Tây, vấn đề khám để chẩn đóan,định xem bệnh nhân mắc phải bệnh gì và nguyên nhân ở đâu là vấn đề trước tiên phải đặt ra của việc chữa bệnh. Nếu Đông Y có Tứ Chẩn (Vọng, văn, vấn, thiết) thì Tây Y cũng có: NHÌN, SỜ, NẮN, GÕ, NGHE và một cách khám cận lâm sàng như: Chụp X-quang (nôm na gọi là Rọi kiếng),đo điện tâm đồ, điện não đồ, xét nghiệm… Tất cả nhằm mục đích là làm sao để định rõ được bệnh nhân bị bệnh gì,mức độ ra sao? Để từ đó có cách sử lý thích đáng, ngõ hầu đem lại kết quả trị liệu mau chóng nhất và tốt đẹp nhất.
Công việc khám bệnh do đó thường nhắm vào những mục tiêu sau đây: Tìm cách biết thật rõ bệnh ở cơ quan nào, bộ phận nào? Bệnh như thế nào? Đao bao lâu? Nguyên nhân gần và xa của nó? Lúc nào thì bệnh diễn tiến trầm trọng (kịch phát),lúc nào thì dịu xuống tức là phải tìm hiểu chu kỳ diễn biến của bệnh hặoc bệnh đang ở giai đọan nào?Rồi bệnh nhân ở vùng nào thì bệnh nặng hơn. (Hoặc giảm đi)? Ăn món gì thì trở nên bệnh nặng hơn? Ăn món gì thì bệnh giảm?
Tóm lại, có rất nhiều điều phải quan tâm tìm hiểu về BỆNH lẫn NGƯỜI BỆNH như:Tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, tư tưởng của họ ra sao? Bệnh nhân có đang ở trong hòan cảnh khó khăn về vật chất hay tinh thần không? Ảnh hưởng của nơi ăn chốn ở, nơi việc làm ra sao?Thậm chí ảnh hưởng của xã hội cũng như tình hình thế giới tác động ra sao đối với họ? Rồi quan hệ giữa cha mẹ,vợ chồng, con cái, bạn bè, đồng nghiệp…? Tất cả đều có thể là nguyên nhân gần hay xa đến bệnh tình của họ.
Để thực hiện công việc rất phức tạp và tế nhị nhưng cũng tối cần thiết này, ta cần phải tuần tự tiến hành BỐN BƯỚC KHÁM BỆNH như sau:
1.NHÌN (Vọng chẩn).
2.SỜ (Thiết chẩn).
3.DÒ SINH HUYỆT (Ấn chẩn,Đả chẩn,Nhiệt chẩn).
4.HỎI (Vấn chẩn).
*Giải thích :
1/ Nhìn (Vọng chẩn):Thọat tiên bệnh nhân đến, ta phải để ý quan sát xem sắc mặt,dáng điệu,cử chỉ,đi đứng,nằm ngồi của họ ra sao. Ví dụ: Sắc mặt của họ màu gì (tái xanh, trắng bệt, đỏ tía, tím tái hay thâm xạm…),mặt mày có nhăn nhó, khó chịu, có ôm bụng rên la, có đổ mồ hôi hột, có đi cà nhắc, có mệt mỏi, rã rượi, rêu lưỡi, mí ra sao?.v.v....
Ngòai ra,trên da MẶT họ có TÀN NHANG không? Nó đóng ở đâu? Hoặc có nhiều NẾP NHĂN, nó đóng ở đâu? Hay nhiều VẾT NÁM, nó đóng ở đâu?.v.v..
Ta phải nhớ rằng: Mỗi DẤU HIỆU TRÊN MẶT cũng như mỗi trạng thái, cử chỉ của bệnh nhân hoặc tổng hợp các dấu hiệu đó là phản ánh biểu lộ của tình trạng sức khỏe,bệnh tật của bệnh nhân. Cho nên, cần phải chịu khó khảo sát thật kỹ để từ đó tìm ra đúng gốc bệnh. Có thể việc chữa bệnh mới mang lại nhiều hiệu quả tốt.
2/ Sờ (Thiết chẩn): Chẩn đóan bằng cách SỜ DA hoặc SỜ VÀO HUYỆT. Nhiệt độ của da thịt cũng như độ săn chắc hay trơn láng.mịn màng của nó cũng đêu phản ánh biểu lộ tình trạng sức khỏehay bệnh tật của bệnh nhân. Ví dụ:Da thịt ở CẰM mềm nhảo và lạnh phản ánh các cơ quan ở bàng quang bị nhão,suy yếu nên bệnh nhân mắc bệnh đi tiểu nhiều, tiểu đêm hoặc tiểu không cầm được. Hoặc nhiệt độ giữa TRÁN và CẰM khác nhau rõ rệt chỉ rõ bệnh nhân đang mắc bệnh CAO HUYẾT ÁP. Hay ĐẦU MŨI lạnh là phản ánh tình trạng MÁU về TIM không đủ (VÌ đầu mũi PHẢN CHIẾU QUA TIM).Ngòai ra thiết chẩn còn có nghĩa là SỜ vào mạch đầp ở MẶT(vùng huyệt 57 và Đại nghinh) để biết tình trạng bệnh nhân HÀN hay NHIỆT, HƯ hay THỰC (tương tự mạch ở cổ tay).
3/ Dò sinh huyệt (Ấn chẩn): Chẩn đóan bằng cách DÒ ẤN HUYỆT - Đả chẩn: Chẩn đóan bằng cách GÕ VÀO HUYỆT - Nhiệt chẩn:Chẩn đóan bằng cách DÒ SINH HUYỆT BẰNG ĐIẾU NGẢI CỨU).
Đây là công tác thông dụng nhất để tìm hiểu bệnh trạng của người bệnh qua việc khám phá các ĐIỂM NHẠY CẢM (Sinh huyệt) TRÊN DA MẶT. Có thể thực hiện bằng QUE DÒ(bằng thuỷ tinh,sừng hay Inox)hay BÚA GÕ (bằng Inox có đầu bằng cao su). Cũng có thể DÒ các vùng NHẠY CẢM TRÊN DA MẶT bằng các dụng cụ trên hay bằng BÚA GAI (Mai Hoa Châm) hoặc CÂY LĂN (bằng sừng,đồng,Inox,hay nhôm) hay CÂY CÀO (5 răng). Theo lý thuyết “ĐỒNG BỘ THỐNG ĐIỂM”.Khi các bộ phận,cơ quan trong cơ thể bị rối lọan chức năng hay bị tổn thương sẽ gởi tín hiệu lên MẶT qua các vùng và huyệt tương ứng của chúng. Do đó,thông qua việc khám phá các ĐIỂM hay VÙNG NHẠY CẢM này, chúng ta sẽ suy ra được các bộ phận hay vùng đang,đã hoặc sắp có bệnh trong cơ thể, cũng như có thể biết được bệnh nặng hay nhẹ,đang tăng hay giảm. Ví dụ: Lấy QUE DÒ dò qua huyệt số 3 thấy bệnh nhân nhăn mặt và kêu đau thì ta có thể suy luận ra cơ quan hô hấp của bệnh nhân đang suy yếu (cụ thể là :ho,cảm hoặc tức ngực…).
Sau khi chữa một thời gian. DÒ lại huyệt trên không còn đau nhiều như lúc đầu thì biết ngay bệnh nhân đã giảm và khi không còn đau,đó là đã hết bệnh hay dùng BÚA GÕ và huyệt số 275 (cạnh dái tai) thấy bệnh nhân nhăn mặt kêu đau, ta biết ngay là bệnh nhân đang viêm họng hay SƯNG Amidan,hoặc dùng CÂY LĂN lăn vùng sống mũi thấy bệnh nhân kêu đau, ta biết bệnh nhân đang mỏi lưng.
Hoặc ta có thể DÒ SINH HUYỆT bằng ĐIẾU NGẢI CỨU (theo kỹ thuật hơ ngải cứu theo kiểu DIỆN CHẨN) khi bắt gặp điểm nào HÚT NÓNG NHIỀU NHẤT, MẠNH NHẤT, SÂU NHẤT thì biết ngay là cơ quan hay bộ phận tương ứng đang có bệnh (thường là do HÀN). Đâycũng là cách DÒ SINH HUYỆT NHẠY NHẤT VÀ CHÍNH XAC NHẤT.
4. HỎI (Vấn: chẩn đoán bằng cách hỏi bệnh nhân).
“Hỏi” là việc cần thiết để tìnm hiểu bệnh tình (tình trạng bệnh) bệnh nguyên (nguyên nhân bệnh) mà Đông hay Tây Y cũng thế. Vì có nhiều vấn đề liên quan đến bệnh mà chỉ thông qua việc HỎI KỸ BỆNH NHÂN mới có thể hiểu được tỏ tường… Cho nên qua việc HỎI,ta có thể biết được bệnh nhân đau như thế nào? Đau vào lúc nào? Đau ở đâu? Cũng như nguyên nhân sâu kín của bệnh đ1o do đâu mà có? (như:do quan hệ vợ chồng hay quan hệ nơi làm việc…).
Biết đặt câu hỏi một cách KHOA HỌC và KHÉO LÉO thì người chữa bệnh sẽ nắm vững được tình trạng bệnh cũng nguyên nhân bệnh gây ra, từ đó chọn phương án thích hợp để chữa bệnh cho họ. Ví dụ: Sau khi hỏi một lúc,ta khám phá bệnh nhân hay bị Viêm họng là vì có thói quen hay hút thuốc lá và sử dụng nhiều nước đá lạnh trong ngày. Ta bảo bệnh nhân kiêng cữ hay giảm hẳn việc sử dụng hai món trên là bệnh tự nhiên bớt hẳn và không cần phải chữa trị nhiều lần,bệnh nhân cũng mau hết bệnh. Hoặc có nhiều bệnh nhân bị mệt mỏi cổ, gáy, vai nguyên nhân lớn là do ngủ ở chỗ có gió lạnh lùa vào (đổi chỗ ngủ này thì mới mau hết bệnh) hay sử dụng nước đá lạnh, ăn ít mà làm việc nhiều. Rất nhiều bệnh sẽ được chữa khỏi một cách dễ dàng, nếu ta biết cách hỏi để tìm ra nguyên nhân bệnh phải chịu khó HỎI bệnh nhân đừng sợ mất thì giờ. VÌ MẤT THỜI GIỜ HỎI, SẼ BỚT ĐƯỢC THỜI GIAN TRỊ LIỆU. Tóm lại, đứng trước bệnh nhân, ta phải bình tĩnh, tự tin và tiến hành đầy đủ, cẩn thậnBỐN BƯỚC KHÁM BỆNH đó, ta có thể yên tâm nắm chắc ít nhất 50% kết quả trị bệnh.
CÁC KỸ THUẬT CHỮA BỆNH
Để chữa bệnh, trước tiên ta cần phải hiểu rằng: thế nào là bệnh và thế nào là chữa bệnh.
Theo quan điểm Đông Y. Bệnh là do khí quyết không thông và Âm Dương mất quân bình( có thể do ảnh hưởng của thời tiết hoặc ăn uống không điều độ hay tinh thần, tình cảm bị xáo trộn hoặc do sự vận động quá mức hoặc ít vận động…. và do đó, chữa bệnh là làm cho khí huyết lưu thông và tái lập quân bình Âm Dương (Tất nhiên là hiểu theo một cách khái quát và cơ bản). Còn có nhiều nguyên nhân sinh ra bệnh như đã nói ở trên . Theo Tây Y, chủ yếu là do vi trùng hay siêu vi trùng hoặc do rối loạn về thần kinh hay do tổn thương một cơ quan nào đó hoặc do thiếu sinh tố, thiếu dinh dưỡng,v.v..Và như thế,chữa bệnh có nghĩa là tìm ra những phương thức diệt trùng (như Trụ sinh) hoặc an thần hay thuốc bổ.
Hiểu như thế,ta sẽ bớt thắc mắc và không ngạc nhiên khi thấy được tác dụng nhanh chóng của CÂY LĂN, CÂY CÀO, BÚA GÕ, QUE DÒ, CAO DÁN, XỨC DẦU, HƠ NÓNG, CHƯỜM LẠNH tác động lên vùng và huyệt.
Phần dưới đây giới thiệu các thao tác kỹ thuật. Tất cả đều nhằm vào mục đích kích thích Huyệt trên ĐẦU, MẶT hoặc các bộ phận khác trong TÒAN THÂN để điều chỉnh các rối lọan chức năng của CƠ THỂ.
LỜI DẶN CHUNG:
*Bất cứ dùng kỹ thuật,dụng cụ nào đều cần phải tìm cho được những vùng hay những điểm nhạy cảm hơn so với xung quanh (đau, thốn, lõm, cộm, rát, nóng ,lạnh..) đó là những nơi cần được tác động để trị bệnh (không nên tránh né những chỗ đó). Sau khi tác động tòan bộ một lần,cần tác động kỹ hơn vào những nơi nhạy cảm ấy cho đến khi chứng giảm hẳn hoặc các nơi nhạy cảm ấy giảm nhạy cảm trong mỗi lần điều trị. Nếu không muốn tác động tòan bộ (vì ít thời giờ chẳng hạn). Ta có thể tìm ra các nơi nhạy cảm trong HỆ PHẢN CHIẾU của Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp hoặc tại nơi đang có bệnh,nếu thấy cần thiết.
*Trước và sau khi dùng dụng cụ để chữa bệnh,phải lau sạch dụng cụ bằng Acool (cồn) để tránh lây bệnh ngòai da.
1. Lăn: Cầm cây lăn cho thật thỏai mái, thuận tay, cây lăn luôn luôn tạo với mặt da góc 45o(xéo góc với mặt da).Lăn mặt thì theo da mặt,lăn đầu thì theo da đầu, lăn cơ thể thì theo da cơ thể.Lăn đủ nhanh theo hai chiều tới và lui, sức đè tay vừa phải tùy theo người bệnh(nhưng nên biết: Lăn nhẹ quá thì không kết quả). Lưu ý nơi nhạy cảm lăn tới lăn lui nhiều lần từ nhẹ đến mạnh dần. Lăn cho đến khi cảm giác cảm giác của nơi đó giảm hẳn thì ngừng lăn. Cây lăn nhỏ dùng lăn ở mặt. Cây lăn trung dùng lăn ở cổ, gáy, tay, chân hoặc vùng rộng ở mặt như trán chẳng hạn. Cây lăn lớn dùng lăn ở đầu, gáy, cổ, tay, chân, lưng và ngực, bụng. Cây lăn đôi dùng lăn ở hai bên thăn lưng (dọc Bàng quang kinh).
Tác dụng: Cải thiện hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, hệ thần kinh, lưu thông khí huyết. Có tác dụng trong hầu hết các chứng bệnh do sự bế tắc khí huyết mà ra như nẵng đầu, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, tê nhức do khí huyết bị bế tắc.
2. Gõ: Có hai loại búa: Loại nhỏ có 2 đầu, một đầu có cao su và một đầu có gai (gồm 7 kim như Mai Hoa Châm)-Loại lớn cán dài, đầu nhôm có 5 gai bằng cao su lớn và một đầu có viền cao su.
* Búa nhỏ: dùng gõ vào huyệt, dùng sức bật của cổ tay và độ rung của búa, gõ thẳng góc vào mặt da nơi nhạy cảm. Nếu gõ mạnh (hơi quá sức chịu đau) thì gõ chừng 5 cái rồi nghỉ một tí rồi lại gõ tiếp (tổng cộng chừng 20-30 cái), không nên gõ quá mạnh hay quá nhiều có thể gây bầm. Nếu gõ nhè nhẹ thì có thể gõ liên tục chừng 20-30 cái hoặc nhiều hơn.
* Búa to: Cán dài, có 5 gai bằng cao su và một đầu có viền cao su dùng để gõ vào lưng, vai, mông, đùi,…Các nơi có nhiều thịt thay cho quả đấm bằng tay người, tạo nên một cảm giác dễ chịu, thoải mái vì làm cho máu ứ được lưu thông tạo sự trao đổi lưu lượng máu ở các vùng khác nhau của cơ thể. Ngoài ra, còn làm mềm cơ, dẻo gân.
* Tác dụng: Búa nhỏ có đầu cao su có tác dụng cao trong những trường hợp co cơ, bong gân, co mạch vì lạnh (trong chứng nhực đầu do lạnh). Búa đầu gai (phải gõ thật nhẹ vì dễ trầy da) có tác dụng của ĐẦU GAI là tiết khí và tán khí.
3. Cào: Cầm cán CÀO chắc tay, các răng cào thẳng mặt da. Cào dọc hay ngang tùy sự thuận tay lúc cào. Lực đè đều tay, lưu ý những nơi nhạy cảm. Sau đó, có thể đẩy CÀO tới, lui nơi nhạy cảm đó.
Tác dụng: Làm huyết lưu thông mạnh, giải trừ những bế tắc về huyết, nhờ đó mà khí thông theo. Ngoài ra còn có tác dụng an thần (làm dịu thần kinh), do đó chống đau nhức, căng thẳng.
4. Ẩn: Cầm QUE DÒ thẳng góc mặt da. Ấn vào huyệt tìm được, vừa sức chịu đựng của bệnh nhân cho đến khi cảm giác đau nơi đang ấn giảm hẳn hoặc chứng bệnh giảm hẳn thì ngưng ấn, đổi huyệt khác. Cách dò tìm sinh huyệt: Dùng QUE DÒ vạch trên da với lực đủ mạnh, xem điểm nào đau nhất trong các điểm đau,đó là điểm có giá trị cao trong chẩn đoán và điều trị bệnh(Huyệt được tìm đúng thường có dấu lõm hoặc cộm cứng khi vạch QUE DÒ trên da ngoài cảm giác đau thốn đã nói trên).
Tác dụng: Tác dụng của QUE DÒ (day, ấn, vạch,…) rất rộng, có thể thay thế cho kim châm hay các kỹ thuật dụng cụ khác mà vẫn có hiệu quả dù có thể không đặc hiệu như từng thủ pháp riêng biệt.
5. Day: Sau khi tìm được điểm nhạy cảm cần tác động (sinh huyệt) bằng QUE DÒ, ta day tròn hay di động tới lui đầu bi của QUE DÒ quanh huyệt, tóm lại là tạo được một kích thích động đều,còn Ấn là kích thíchtĩnh.
Tác dụng: như kỹ thuật Ấn nhưng tác dụng mạnh hơn, gây đau cho bệnh nhân hơn.
6. Gạch: (Vạch): Dùng QUE DÒ vạch dọc hoặc ngang (theo các đường cong đặc biệt như:viền mũi, bờ cong ụ cằm, gờ xương lông mày,…)nhiều lần nơi nhạy cảm. Bệnh nhân sẽ rất đau nhưng sau đó chứng bệnh sẽ dịu rất nhanh. Đây là thủ pháp gây kích thích mạnh hơn DAY- ẤN. Dùng kỹ thuất này khi DAY-ẤN không đạt kết quả cao.
7. Dán cao, sức dầu, dùng cao gián: (Salonpas hay loại tương tự): Cắt từng miếng nhỏ vuông, cạnh 4mm, dán lên Huyệt đã được tìm thấy bằng QUE DÒ. Nên dán theo hình thoi, cạnh hình vuông tạo với trục thẳng đứng góc 450 để tạo nét thẩm mỹ. Thời gian lưu dán khỏang 2 giờ, mỗi ngày dán một lần cho các bệnh cần điều trị lâu dài (các bệnh mãn tính, Hư, Hàn). Đối với người lớn tuổi suy nhược, bệnh Hư Hàn có thể TỐI DÁN,SÁNG GỠ(dán qua đêm)để có kết quả cao hơn và thuậnlợi hơn.Với những bệnh mới phát có thế dán 3 lần một ngày,chia đều trong ngày.Dùng Dầu nên dùng lọai Dầu Cao(Dầu Cù là),chấm đầu ngón tay vào Dầu Cao rồi chấm lên huyệt,lập lại quy trình này 3 lần cho mỗi huyệt đề sức nóng đủ độ bền trên huyệt.Sau khỏang 2 giờ,có thể chùi sạch dầu và lúc này mới được tắm rửa.Nếu làm ướt nơi xức dầu sớm,có thể bị trúng nước,cảm lạnh.
Tác dụng: Có kết quả trong tất cả các chứng bệnh do lạnh gây ra như các chứng đau nhức dữ dội mà không có nguyên nhân cụ thể nào gây ra.Vì có tác dụng chống lạnh mạnh.Riêng DÁN CAO còn có tác dụng hút ẩm,làm khô ráo.
Lưu ý: Không dùng kỹ thuật CAO DÁN,XỨC DẤU cho những bệnh nhân nóng nhiệt(vì có thể sinh Táo bón,khô da,ngứa).
8. Hơ nóng: Dùng điếu ngải nhỏ(đặc biệt của DIỆN CHẨN,cỡ điếu thuốc lá)hay bất cứ vật liệu nào tỏa nhiệt như điếu thuốc lá,nhang.Cầm điếu ngải nhỏ(đã đước đốt cháy đỏ)bằng 3 ngón tay cái,trỏ và giữa,dùng ngón tay út đè nhẹlên mặt da làm điểm tựa,mồi lửa cách mặt da khỏang gần 1cm,di chuyển rất chậm(rà)điếu ngải và để ý xem đến chỗ nào bệnh nhân có phản xạ mạnh(như:giật tay nếu là hơ ở tay,né mặt là hơ ở mặt)hoặc kêu nóng quá,thì biết đó là huyệt cần hơ để điều trị bệnh (lưu ý: Nếu bệnh nhân chỉ thấy ấm bình thường chỉ không nóng như phỏng hoặc nóng buốt sâu vào trong thịt thí đó không phải là huyệt cần hơ).
Cách hơ điều trị: Sau khi đã tìm đúng huyệt(nóng như phỏng,nóng buốt hoặc nóng rát tại một điểm nhất định),ta lập tức nhấc điếu ngải xa cách mặt da độ 2cm(khỏi tầm hút nhiệt của huyệt) và bôi VASELINE hay DẦU CÙ LÀ vào ĐIỂM VỪA HÚT NÓNG.Rồi lại tiếp tục HƠ lại chỗ cũ 3 lần nữa.Như thế là đủ(HƠ nhiều hơn sẽ gây phỏng da).
Lưu ý: Đối với những người da mỏng và không quen với sức nóng nên lại càng phải HƠ ít hơn kẻo phỏng da.Trường hợp mới tập hơ,không nên hơ trên mặt mà nên hơ ở bàn tay hoặc trong thân thể.
Tác dụng: Thủ pháp này rất hiệu quả trong những bệnh do lạnh gây ra như:Cảm lạnh, thấp khớp,viêm mũi dị ứng,viêm xoang,đau nhức, tê…Tốt hơn DÁN CAO hay XỨC ẦU.Nhưng cần cẩn thận,không nên dùng bừa bãi và lạm dụng.
Chỉ nên dùng cách này mỗi ngày 1 lần,dùng quá một lần,cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi sát.Vìe cách này dễ gây phỏng và nếu lạm dụng sẽ làm cho bệnh nhân nóng nhiệt,khô người,có thể sinh ra nổi nhọt,nhức đầu,mất ngủ,táo bón.Nếu lỡ gặp được trường hợp này nên uống thức uống mát để giải trừ:nước dừa,rau má,bột sắn…
9 Chườm lạnh: Dùng cục nước đá cỡ ngón táy cái áp sát và rà trên da mặt.Nơi nào lạnh buốt (khác với lạnh mát thông thường)thì áp vào cho đến khi nơi đó tê dại hoặc người bệnh chịu không nổi hay triệu chứng bệnh giảm hắn thì ngưng,đổi huyệt bằng cách tìm nơi lạnh buốt khác.
Lưu ý: Nơi vùng trán không nên áp đá lâu quá,dễ gây nhức đầu.
Tác dụng: Làm co rút cơ,mạch máu,hạ nhiệt,chống viêm nhiễm sưng đau do nhiệt. Chữa trị tốt các bệnh do nhiệt gây ra như:Cảm nóng,trúng nắng,Kiết lỵ mới phát trong ngày đầu tiên (đột nhiên thấy đau bụng đi cầu,phân nhão,nóng hậu môn,nhức răng do nóng,say rượu.v.v..) lòi dom, trĩ.
GSTSKH. Bùi Quốc Châu(dienchan.com)