In bài này

Bí mật vùng đầu phần đầu nhìn từ bên trên

  Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 18

 Phản chiếu đồ hình dương

Đây là phần phát triển của Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp, chúng tôi tìm ra da đầu là phản chiếu da mặt, hay nói khác đi, da đầu là phần âm, da mặt là phần dương.  

         Đồ hình Diện Chẩn Âm Dương
         Đồ hình Diện Chẩn Âm Dương

  Dó đó toàn bộ các hệ thống phản chiếu của da mặt được phản chiếu một lần nữa lên da đầu qua trục bản lề MÍ TÓC TRÁN và ĐƯỜNG TIẾP TUYẾN VỚI BÌNH TAI (qua huyệt số 0 và 138).

 Phần đầu nhìn nghiêng

Qua đồ hình dương, xuất hiện ở vùng đầu , ta có thể dùng búa gõ (Mai hoa hay Gôm), cây lăn, cây dò, cây cào để phát hiện vùng nào của cơ quan nào bị bệnh. Khi đã phát hiện vùng đau hay điểm có cảm giác khó chịu  (sinh huyệt) ta lấy búa gõ vào huyệt trên, vừa gõ vừa theo dõi xem bệnh nhân có dễ chịu hay không. Nếu có, gõ cho đến khi thấy thật sự dễ chịu (Lưu ý: Trước khi Gõ, nên LĂN, CÀO khoảng 5 – 10 phút cho khí huyết lưu thông)

Mời các bạn  xem những ĐIỂM và VÙNG ĐẦU tương ứng với bộ mặt và xa hơn nữa là tương ứng với toàn cơ thể. 

PHẦN PHẢN CHIẾU VÙNG ĐẦU

ĐẦU

1. ĐẦU

1. Phần trên mí tóc trán (từ huyệt Thượng tinh trở lên vài phân)

2. VAI- CÁNH TAY

2. Từ trục dọc giữa đỉnh đầu bàng khai ra vùng có các huyệt Thừa quang,Mục song va 2phía sau Đầu duy

3. BÀN TAY VÀ CÁC NGÓN

3. Vùng các huyệt Hàm yến, Huyền tử, Huyền ly

4. CỘT SỐNG

4. Trục dọc giữa đỉnh đầu, tiếp theo phân 1 nếu kéo dài đến huyệt Bá hội.

5. MÔNG

5. Phần trước huyệt Bá hội một chút và bàng khai ra hai bên khoảng vài phân.

6. ĐÙI –GỐI

6. Từ Bá hội đi hơi chéo xuống sau và trên đỉnh tai (vùng huyệt chính doanh. Thiên xung)

7. CẲNG CHÂN-BÀN CHÂN-NGÓN CHÂN

7. Từ phần trên kéo vòng ra sau  CHẪM ( vùng huyệt ngọc chẫm, Não bộ) và mí tóc gáy.

 Cách sử dụng hệ phản chiếu nói trên trong việc chữa  bệnh:

Khi có bệnh ở ĐẦU, MÌNH và TỨ CHI (phần ngoại vi) , ta dùng BÚA (cao su, mai hoa) hoặc các dụng cụ khác (QUE DÒ, CÂY CÀO, CÂY LĂN, NGÓN TAY) tác động  vào sinh huyệt xuất hiện hệ phản chiếu nói trên tương ứng với bộ vị của ơc thể. Ví dụ: Đau mỏi vai, tay ( vùng các bộ vị cơ thể) , ta lấy BÚA GÕ vào vùng TAY, VAI của đồ hình DƯƠNG (hình người đàn ông ở trong tư thế nằm sấp), để tìm ĐIỂM tương ứng của cơ thể . Nếu bệnh nhân đau lưng, ta gõ vào Lưng của đồ hình. Cũng thế cho các phân khác của cơ thể (mỗi huyệt tác động 2-3 lần cách khoảng và mỗi ngày tác  động 2-3 đợt (sáng trưa chiều) sẽ có hiệu quả hơn. Có thể đổi phương tiện tác động nếu không có kết quả. Ví dụ: có thể hơ bằng ngải cứu hay dùng QUE DÒ huyệt để DAY ẤN,…

GSTSKH. Bùi Quốc Châu
(dienchan.com)