Tư liệu -08- Chẩn đoán nhanh hàn - nhiệt
Lương y Tạ Minh, 1993.
Chẩn đoán bệnh thuộc hàn hay nhiệt là việc cần làm trước khi điều trị để tránh sai lầm. Việc này vừa dễ dàng vừa rắc rối. Dễ khi bệnh mới phát hay bệnh đơn giản. Rắc rối khi bệnh đã lâu hoặc bệnh phức tạp. Nhưng nếu các bạn nắm vững nguyên tắc sau đây thì vấn đề cũng không đến nỗi khó. Đó là cần tách ra hai phần riêng biệt: tổng thể và cục bộ.
Đối với toàn thân, toàn thân sợ cái gì là cơ thể đang mắc thể bệnh đó. Cơ thể đang bị nhiệt thì sẽ cảm thấy sợ những yếu tố nóng. Cơ thể đang bị hàn thì sẽ cảm thấy sợ những yếu tố lạnh. Các yếu tố nóng hay lạnh gồm thời tiết (nắng mưa gió bão), môi trường sinh hoạt (ngoài trời, trong nhà, phòng máy lạnh, nhà bếp…), thức ăn uống (nhiều hay ít năng lượng). Đối với cục bộ nơi có bệnh cụ thể (viêm xoang, đau thần kinh tọa, viêm dạ dày…vv.) cũng tương tự. Nhưng cũng có không ít trường hợp ngoại lệ, cần thận trọng. Xin xem thêm bài “Chẩn đoán theo Bát Cương”, Chẩn đoán hàn nhiệt bằng huyệt DC”.
Trong bài này, tôi cống hiến thêm cho các bạn một phương pháp chẩn đoán hàn nhiệt thuần túy theo DC-ĐKLP mà tôi đã tìm ra sau nhiều năm thực hành, có thể nói rất chính xác trong chẩn đoán cục bộ nơi có bệnh…. mà lại dễ thực hành và kết quả nhanh chóng tức thì. Dùng cây lăn đinh lăn trên mặt, vào vùng phản chiếu nơi có bệnh. Nếu có hiện tượng đau như kim châm chích là bệnh thuộc nhiệt; bạn sẽ dùng cây lăn đinh để trị. Nếu nơi lăn không đau thì bệnh thuộc hàn, phản chiếu sẽ báo nóng với ngải cứu; bạn sẽ dùng ngải cứu để trị. Nếu nơi lăn bằng lăn đinh không đau mà chỉ đau bằng que dò thì hàn nhẹ, có thể chỉ day hay cào có xoa dầu để trị bệnh chớ không cần hơ ngải; trường hợp này hơ ngải cũng được nhưng hơi mạnh hơn mức cần thiết, rất dễ bị quá liều gây phản ứng phụ không tốt.
Thí dụ: bệnh nhân đau mông trái, ta dùng lăn đinh lăn cánh mũi trái (phản chiếu mông trái). Nếu cánh mũi trái đau khi lăn bằng lăn đinh thì mông trái của bệnh nhân bị đau do nhiệt. Nếu cánh mũi trái của BN không đau, ta dùng ngải cứu dò vùng cánh mũi trái đúng kỹ thuật, vùng này sẽ hút nóng.
Mời các bạn dùng thử kỹ thuật đơn giản này để chẩn đoán về hàn nhiệt.
LƯU Ý: Giải pháp này có kết quả cao trong các bệnh đơn giản, bệnh mới phát lần đầu. Khi gặp bệnh khó, phức tạp thì giải pháp này có khi không nói lên hết vấn đề. Các bạn cần tham khảo thêm các bài về chẩn đoán khác, tổng hợp lại thì mới ra vấn đề.