64 items tagged "Bùi Quốc Châu"

Results 41 - 60 of 64

Dien Chan Bui Quoc Chau Infor

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ bảy, 06 Tháng 9 2014 10:28

 Dien Chan Bui Quoc Chau: A new natural therapy: facial reflexology

La Facioterapia es un método multirreflexológico vietnamita creado hace 30 años por el profesor doctor Bùi Quốc Châu. Consiste en estimular, sin aguja, zonas y puntos de reflexión sobre rostro para mobilizar nuestros procesos de auto-regulación. La Facioterapia es una técnica terapeutica sencilla que se practica en sesiones de corta duración logrando una mejoría casi inmediata en muchos trastornos cursando dolores agudos. La Facioterapia tiene un amplio campo de actuación y ofrece excelentes resultados en el tratamiento de trastornos neurológicos, cutáneos, digestivos, circulatorios, urológicos, reumatológicos, y en afecciones relacionadas con el metabolismo y el sistema reproductor. También se obtienen óptimos efectos al tratar patologías musculares y articulares, como tortícolis, calambres, lumbago o ciático). Además es muy eficiente en el caso de cefaléas, insomnio y depresión.  

Dien Chan Bui Quoc Chau
                       Dien Chan Bui Quoc Chau

 El diálogo permanente con el paciente, la minuciosa observación del rostro, la combinación de las técnicas de estimulación con los esquemas de reflexión y las herramientas de Dien Chan Bui Quoc Chau, hacen que la Facioterapia sea una técnica creativa y dinámica.

Âm dương khí công

Category: Sách Diện Chẩn
Được viết ngày Thứ năm, 23 Tháng 1 2014 14:04
Âm Dương Khí Công - Bùi Quốc Châu

Tác giả: Bùi Quốc Châu 
NXB: Đà Nẵng 
Khổ sách: 13x19cm 
Số trang: 144 trang 

 

 Nội dung: Sách hướng dẫn phương pháp thở gọi là âm dương khí công do Bùi Quốc Châu phát minh. Đây là một phương pháp thở đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại kết quả rất kỳ diệu, đáng kinh ngạc. 

Âm dương khí công không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe, thể lực, mà còn hỗ trợ điều trị hiệu quả rất nhiều bệnh tật. Sách đặc biệt có phần trình bày kết quả luyện tập cũng như trị liệu của rất nhiều người đã tập qua môn khí công này, ghi lại những kinh nghiệm và kết quả rất cụ thể đối với từng trường hợp trị liệu. 

Diện Chẩn Điều khiển Liệu pháp

Category: Sách Diện Chẩn
Được viết ngày Thứ năm, 23 Tháng 1 2014 10:30
Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp

Tác giả: Bùi Quốc Châu 

NXB: Đồng Nai 

Khổ sách: 13x19 cm 

Số trang: 144 trang 

 Nội dung: Đây là một trong các phương pháp trị liệu chỉ mới phát triển trong thời hiện đại, nhưng đã chứng tỏ tính hiệu quả và vai trò quan trọng của nó trong y học.

Với những thành tựu cụ thể của Bùi Quốc Châu, phương pháp diện chẩn đã được rất nhiều người biết đến và ứng dụng. Trong sách này, ông chia sẻ những kinh nghiệm và lý thuyết quan trọng của bộ môn này, giúp người đọc có thể nắm hiểu được một cách hệ thống về phương pháp trị liệu mới mẻ này.

Đồ hình phản chiếu Ngoại vi

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 14 Tháng 1 2014 17:40

Hệ thống đồ hình phản chiếu các bộ phận ngoại vi cơ thể và các nội tạng lên gương mặt là cơ sở chẩn trị căn bản của phương pháp Diện Chẩn. Qua đó ta có thể sử dụng các dụng cụ diện chẩn để tác động lên các bộ huyệt, tương ứng với các bộ phận phản chiếu trên gương mặt nhằm chữa trị các bệnh chứng tại các bộ phận ngoại vi và cơ quan nội tạng này.

            Nhìn trên đồ hình ta sẽ thấy trên gương mặt sẽ phản chiếu rât nhiều các bộ phận khác nhau từ bên ngoài như tay chân, đầu, thân hình… cho đến các cơ quan bên trong như ngũ tạng lục phủ…Như vậy, khi tác động lên một khu vực là ta đã tác động lên nhiều cơ quan khác nhau, nhưng chỉ có các cơ quan đang có bệnh, đang có những vấn đề không ổn định mới chịu ảnh hưởng của sự tác động này. Đây là một yếu tố độc đáo của phương pháp Diện Chẩn. Điều đó có nghĩa là chỉ bộ phận đau, được tác động đúng mới có hiệu quả, còn bộ phận không đau hay tác động không đúng sẽ không có hiệu quả cũng như bất cứ phản ứng phụ nào, đây cũng là tính an toàn của phương pháp.

 Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể Nam & Nữ trên mặt

Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể Nam & Nữ trên mặt 

TRÊN MẶT

CƠ THỂ

Đồ hình Âm: hình người đàn bà ( màu xanh)

          Khu vực giữa mí tóc trán

1-     Khu  vực nằm hai bên vùng giữa trán

2-     Đoạn từ giữa trán đên khu vực giữa hai đầu mày (Ấn đường)

3-     Đoạn từ ấn đường đến Sơn căn (chỗ thấp nhất sống mũi giữa 2 đâu mắt)

4-     Sơn căn

5-     Khu vưc sống mũi sát với sơn căn

6-     Chỗ hõm dưới cung gò má (vùng huyệt hạ quan)

7-     Hai gò má /(2 vú)

8-     Đoạn từ hõm dưới cung gò má chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến ngang dái tai thẳng ra đến viền mũi và chay dài theo nếp nhăn mũi má đên khỏi khóe miệng  độ 1cm

9-     Nhân trung

10-  Hai bên nhân trung

11-  Viền mũi

12-  Vùng từ đầu trên mũi xuống bờ môi trên kéo dài ra đến đầu xương quai hàm (nơi huyệt giáp xa)

13-  Từ huyệt giáp xa chéo 45 độ xuống dưới và ra trước đến bờ dưới xương hàm dưới

 14-  Dọc theo bờ dưới xương hàm dưới đến cằm

 

Đỉnh đầu

Hai mắt

Mũi

 

Nhân trung

 Môi, miệng, lưỡi

Cằm

Khớp vai

 Hai vú

 

Cánh tay, cùi chỏ

 

   Âm hộ (âm đạo-tử cung)

Noãn sào

Háng

Vùng đùi gối

 

 Vùng đầu gối và cẳng chân

 Các ngón chân: ngón cái về phía quai hàm, ngón út về phía quai hàm

Đồ hình Dương: hình người đàn ông ( màu đỏ)

1-     Giữa trán

2-     Phần trên ấn đường

3-     Hai chân mày và gờ cung mày

4-     Đầu mày

5-     Góc nhọn của chân mày

6-     Chỗ hõm dưới gờ chân mày

7-  Từ cuối chân mày ra thái dương và theo viền tóc mai xuống đến ngang đỉnh xương  má

8-     Sống mũi ( là cột sống)

9-     Cánh mũi

10-  Đầu trên rãnh Nhân trung

 11-  Nhân trung

 12-  Hai bên Nhân trung

13-  Từ viền mũi qua bờ môi trên

14-  Khóe miệng và  khu vực bọng má

15-  Từ bọng má chéo xuống cằm

16-  Bờ cong ụ cằm

17-Từ chóp cằm trở ra theo bờ dưới xương hàm xương hàm dưới

Đỉnh đầu

Chẩm và cổ gáy

Hai cánh tay

Khớp vai

Cùi chỏ

Cổ tay

Bàn tay (úp xuống) và các ngón cái ở thái dương, ngón út ở ngang đỉnh xương gò mũi

cột sống (sống lưng)

Mông

Hậu môn

 Dương vật

 Dịch hoàn

Háng-đùi

Nhượng chân và gối

Cẳng chân, cổ chân, bàn chân, ngón chân

Gót chân

Các ngón đầu ngón chân

 

 

   
Đồ hình phản chiếu bàn tay mở Đồ hình phản chiếu bàn tay nắm
   
Đồ hình phản chiếu bàn chân Đồ hình phản chiếu hai lỗ tai
 
 
   
Đồ hình phản chiếu
Tay, chân, mắt, mũi, lưỡi
Đồ hình phản chiếu
Ngoại vi cơ thể trên da đầu
Đồ hình phản chiếu tay – chân – mắt – mũi
1.Mông – vai
2. Khuỷu tay 
3. Bàn tay
4. Mắt
5. Mũi
6. Miệng
7. Lưỡi
8. Khí quản – thực quản
1. Vùng giữa trán và trên trán
2. Vùng trên thái dương
3. Vùng thái dương
4. vùng dưới thái dương
5. Phía trước thái dương
6. Phía dái tai, bọng má
7. Khu vực dái tai, bọng má
8. Vùng bọng má.
Đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên da đầu
  1. Đầu, cổ
  2. Hai cánh tay
  3. Thân mình
  4. Hai bàn chân
  1. Vùng trên trán
  2. Vùng sau thái dương
  3. Dọc theo đỉnh đầu
       4.Phần sau đầu
 
 
 
Đồ hình Rodin Đồ hình phản chiếu cơ thể nhìn nghiêng
 Đồ hình Rodin
  1. Cổ gáy
  2. Cánh tay
  3. Cổ tay – bàn tay
  4. Sống lưng
  5. Cẳng chân
  6. Bàn chân
  1. Vùng bán bình tai
  2. Vùng giữa tai và mắt
  3. Vùng khóe mắt
  4. Sát vành tai
  5. Vùng má 
  6. Vùng cằm
Đồ hình phản chiếu cơ thể nhìn nghiêng
  1. Đầu
  2. Hai cánh tay – bàn tay
  3. Lưng
  4. Đùi – cẳng chân
  5. Bàn chân
  1. Trán
  2. Hai lông mày – khóe mắt
  3. Sống mũi
  4. Hai mép
  5. Vùng cằm
 
"Thực hành Diện Chẩn Điều Kiển liệu pháp"
GS.TS Bùi Quốc Châu - DienChan.com

Lịch sử phương pháp Diện Chẩn

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 14 Tháng 1 2014 17:19

           Trong lịch sử Y học Thế giới đã có một số phương pháp tương tự với DIỆN CHẨN – ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP(FACY) nếu xét qua về mặt hình thức – vì nó dựa trên nguyên tắc phóng chiếu (Projection) – trong khi FACY dựa trên nguyên tắc PHẢN CHIẾU (REFLECTION) là một hình thức tương tự PHÓNG CHIẾU NHƯNG ĐA CHIỀU (MULTI - DIRECTION) TRONG KHI PHẢN CHIẾU CHỈ CÓ MỘT CHIỀU TRÊN MỘT MẶT PHẲNG DUY NHẤT. PHẢN CHIẾU (REFLECTION) CÓ THỂ GỌI LÀ PHẢN XẠ NHIỀU CHIỀU VÀ ĐA HỆ (MULTISYSTEM). DO ĐÓ NÓ CŨNG KHÁC PHẢN XẠ CỔ ĐIỂN LÀ PHẢN XẠ ĐƠN HỆ.

          Các phương pháp đó là Vọng chẩn của Đông Y cổ truyền (Médecine Traditionnelle Orientale). Nhãn chẩn (L’Iriscopie) của Ignas Peczely (1980) phương pháp kích thích vùng bên trong mũi để trị bệnh (Réflexothérapie endonasale) của Bonnier (1930), cũng như của Asuero (1931), Diện châm (Faciopuncture), Tỵ châm (Nasopuncture) của Trung Y (Médecine Chinoise), Nhĩ châm (Ariculothérapie) của P.Nogier, thủ châm (Manopuncture) và túc châm (Podopuncture). Mỗi phương pháp trên đều có hình chiếu hoặc nhũng điểm tương ứng với các bộ phận của cơ thể, dùng để chuẩn đoán hay trị bệnh.
          Trong khi đó, Diện Chẩn – Điều Khiển Liệu pháp ( DC – ĐKLP -Réflexologie faciale) là một phương pháp do GS.TSKH Bùi Quốc Châu tìm tòi và xây dựng nên cách đây 13 năm (từ đầu năm 1980 tại Thành Phố Hồ Chí Minh). với xuất phát điểm từ những kinh nghiệm dân gian Việt Nam, từ nền văn hóa triết học đông phương, trong đó có ngôn ngữ Việt Nam, văn chương bình dân Việt Nam được thể hiện qua ca dao, tục ngữ, phương ngôn và những câu nói dung tục (vulgaire) trong dân gian.
          Với niềm tin tưởng và quyết tâm, cộng với môi trường rất tốt cho việc nghiên cứu  đã giúp GS.TSKH Bùi Quốc Châu có nhiều dịp quan sát các dấu vết bất thường trên mặt các bệnh nhân  cũng như có điều kiện để châm từng mũi kim trên các huyệt ở MẶT để tìm hiểu sự liên quan giữa các điểm trên vùng MẶT với từng bộ phận của cơ thể, đồng thời đề xác minh cho các giả thuyết của mình về sau này. Qua đó tác giả  phát hiện ra những dầu mối quan hệ giữa những điểm trên MẶT và các khu vực với toàn thân. Nhưng đặc biệt là  tác giả đã nghiên cứu khám phá ra những bí ẩn của BỘ MẶT theo một hướng khác với các tác giả có những công trình tương tự trước đây (như Nhĩ châm, Đầu châm,Thủ châm, Túc châm).
          Có thể nói DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP (FACY) xây dựng theo một hướng đã định trước dựa trên một phương pháp luận đã có ngay từ bước đầu. Thật vậy, những nguyên tắc tìm ra huyệt hay Đồ hình một cách chính xác và mau chóng đã được tác giả khám phá và xây dựng từ những câu nói đơn giản của cổ nhân, chủ yếu trong lãnh vực Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học Đông phương và Việt Nam.
            “ Còn việc khám phá và vẽ ra các Đồ hình trên Mặt (và sau này trên toàn thân) tức là những vùng phản xạ được hệ thống hóa một cách nhất quán là do tôi vận dụng một trong những quy tắc cốt yếu và đồng thời cũng là quy tắc đầu tiên để khám phá và thiết lập Đồ hình. Đó là quy tắc ĐỒNG HÌNH TƯƠNG TỰ (Correspondance en même forme). Phải nói chính nhờ quy tắc này mà tôi khám phá ra nhiều Đồ hình phản chiếu một cách rất dễ dàng và nhanh chóng.
( GS.TSKH. BQC)
            Việc xác nhận giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG là đúng, xảy ra vào sáng ngày 26 tháng 03 năm 1980 trên bệnh nhân nghiện ma túy tên là Trần Văn Sáu tại trường Fatima, Bình Triệu. Như các trường hợp nghiện ma túy khác, bệnh nhân rất đau ở cột sống thắt lưng khi lên cơn nghiện ma túy. Thế mà chỉ sau hơn một phút kể từ khi tác giả châm một mũi kim vào đầu mũi (tương ứng với thắt lưng đang bị đau của bệnh nhân theo quy tắc CHÂM VÀO BẤT THỐNG ĐIỂM (điểm không đau) thì một sự kỳ diệu xảy ra là bệnh nhân giảm đau cột sống thắt lưng một cách rõ nét đến mức giảm đau nhiều hơn là châm vào điểm đốt sống thắt lưng ở đối vành tai theo Nhĩ châm (cũng châm vào điểm không đau) cũng để trị cơn đau cột sống thắt lưng của anh ta. Ngoài ra, còn có hiện tượng đặc biệt là có một đường dẫn truyền như kiến bò chạy từ nơi châm vòng qua đầu đến nơi đang đau ở cột sống thắt lưng ngay sau khi châm, nghĩa là điều này đã chứng minh được giả thuyết SỐNG MŨI TƯƠNG ỨNG VỚI SỐNG LƯNG) là chính xác.
            Từ những Đồ hình phản chiếu ở trên Mặt được khám phá và vẽ ra trong vòng 3 năm (từ năm 1980 đến 1983) với 22 hệ, cho đến những hệ thống Đồ hình phản chiếu trên DA ĐẦU được tìm ra năm 1988 và hệ thống phản chiếu CÁC BỘ PHẬN Ở TOÀN THÂN (năm 1989), kể cả hệ phản chiếu trên LOA TAI với nhiều Đồ hình khác nhau (tất nhiên là khác với Đồ hình Bào thai lộn ngược của BS Nogier) đều có sự đóng góp chủ yếu của thuyết ĐỒNG ỨNG. Trong phương pháp DIỆN CHẨN FACY còn có nhiều thuyết khác, như thuyết PHẢN CHIẾU, ĐỐI XỨNG, GIAO THOA, BẤT THỐNG ĐIỂM, TAM GIÁC, NƯỚC CHẢY VỀ CHỖ TRŨNG … Tất cả đều góp phần vào việc xây dựng phương pháp. Nhưng có một điều cần được nhấn mạnh ở đây là hầu hết những thuyết nền tảng của phương pháp đều được gợi ý từ những lãnh vực ngoài Y học chính thống mặc dù trong việc kiến trúc toàn bộ phương pháp đều có sự góp mặt của ba dòng Y học.
            Y học cổ truyền, Y học hiện đại và Y học Dân gian. Đây có lẽ là nét đặc thù của phương pháp DIỆN CHẨN (FACY) so với các phương pháp tương tự khác đã có trên thế giới trước đây. Vì rõ ràng từ xuất phát điểm cho đến việc tiến hành xây dựng hệ thống lý thuyết không đi theo chiều dọc thẳng từ Y học xuống mà lại đi theo chiều ngang từ các ngành Khoa Học Nhân Văn như Triết học, Văn học, Ngôn ngữ học, Tướng học … Sau đó được bổ sung bằng các chất liệu khác như điều khiển học, Hình học, Trường sinh học, Vật lý học v.v…
            Tóm lạiDIỆN CHẨN (FACY) không phải là một sản phẩm đơn thuần Y học mà là kết quả tổng hợp của nhiều ngành khác trong đó chủ yếu là văn hóa và triết học Đông phương (như Phật, Khổng, Lão, Thiền, Dịch học …) có thể nói là đứa con tinh thần của Văn hóa Việt Nam với tính TỔNG HỢP, CHIẾT TRUNG VÀ SÁNG TẠO NHUẦN NHUYỄN. Chúng tôi gọi nó là Y ĐẠO (I’TAO) hay là Y HỌC - VĂN HÓA - TRIẾT HỌC vì nó không dừng ở chỗ Y-thuật hay Y-đức, mà cái nó nhắm tới là không chỉ đem lại SỨC KHỎE CHO THÂN THỂ VÀ TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI MÀ CÒN GIÚP MỞ MANG TÂM TRÍ (MINH TRIẾT HƠN) RỒI THÔNG QUA VIỆC CHỮA BỆNH CHO MÌNH VÀ CHO NGƯỜI MÀ DẦN DẦN ĐẠT LÝ CỦA TRỜI ĐẤT VÌ CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ LÀ MỘT (THIÊN NHÂN HỢP NHẤT) CHO NÊN THẤU HIỂU MÌNH TẤT SẼ HIỂU CÁI LÝ CỦA TRỜI ĐẤT. Ngoài ra nó còn giúp mở rộng sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau (vì theo NHẤT NGUYÊN LUẬN, TẤT CẢ LÀ MỘT), đóng góp vào việc hình thành một nền văn hóa thế giới. Còn xét về mặt hình thức thì nó là tổng hợp của Phản xạ học, châm cứu và Xoa bóp. Tuy nhiên, có lẽ nó gần gũi với Phản xạ học nhiều hơn, nhưng là một Phản xạ học mới : PHẢN XẠ ĐA HỆ (nếu có thể gọi được như vậy để phân biệt với Phản xạ học cổ điển hay là PHẢN XẠ ĐƠN HỆ) hay còn gọi là PHẢN XẠ HỌC VIỆT NAM (Réflexologie Vietnamienne). Đây cũng là một loại NHU Y (Médecine douce) hay Y HỌC TỰ NHIÊN (Médecine naturelle) vì KHÔNG DÙNG THUỐC CŨNG KHÔNG DÙNG KIM CHÂM MÀ CHỈ DÙNG MÀ CHỈ DÙNG TAY HAY DỤNG CỤ (như : cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, ngải cứu, máy xung điện). Nó cũng là một hình thức của Y TẾ CỘNG ĐỒNG (La Santé Commune) vì có thể phổ biến rộng rãi cho nhiều người cùng học và làm được một cách dễ dàng và an toàn nhất là trong phạm vi chăm sóc sức khỏe ban đầu.
"Trích cuốn Thực hành Diện Chẩn Điều Kiển liệu pháp"
GS.TS Bùi Quốc Châu - DienChan.com 

Tại sao gọi là Điều Khiển Liệu pháp ?

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 14 Tháng 1 2014 17:13

  Sở dĩ gọi là Điều Khiển Liệu Pháp là vì ta có thể tác động vào các huyệt đạo ở vùng mặt và một số vùng trên cơ thể bằng các kỹ thuật như ấn, day, lăn, xoa, cào... thông qua các công cụ của Diện Chẩn và sự tác động đó có khả năng điều khiển để tạo ra những hiệu ứng trên các bộ phận nội tạng và ngoại vi của cơ thể.

 Việc điều khiển gây ra những tác động cũng giống như ta điều khiển cái remote của các loại máy móc ( TV, Máy Lạnh, Quạt máy...) để khởi động hay tắt các hoạt động. Khi ta tác động lên các huyệt đạo cũng chính là việc khởi động cho quá trình điểu chỉnh trên các bộ phận của cơ thể , tạo ra những biến chuyển cho toàn bộ hệ thống sức khỏe của người bệnh.
"Trích cuốn Thực hành Diện Chẩn Điều Kiển liệu pháp"
GS.TS Bùi Quốc Châu - DienChan.com

8 thuyết căn bản của Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 14 Tháng 1 2014 13:17

Diện Chẩn là một phương pháp được xây dựng trên nền tảng Văn hoá Việt và các Nguyên lý Âm Dương – Ngũ hành, Người sáng lập ra phương pháp này là GS TSKH Bùi Quốc Châu đã đưa ra những lý thuyết cơ bản để dựa vào đó, tạo ra rất nhiều các kỹ thuật phòng và chữa bệnh khác nhau, tuy có những kỹ thuật mới xem qua tưởng chừng như chuyện giả tưởng, nhưng thực ra đều có những cơ sở khoa học vững chắc.

A/ Các thuyết của Diện Chẩn 

1.Thuyết Phản chiếu : 

Nguyên lý phản chiếu cho rằng, con người với vũ trụ là một thế thống nhất (Vạn vật đồng nhất thể)  Do đó, con người được xem là một tiểu vũ trụ, là hình ảnh phản chiếu  của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa) Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (đầu, mình, mặt, mũi tay chân...) đều phản chiếu lại cái tổng thể, mà trong đó mặt là tấm gương ( gương mặt) trên đó phản chiếu những cơ quan thuộc nội tạng và ngoại vi của cơ thể con người. Như vậy, khuôn mặt cũng là một bộ phận tiêu biểu, đại diện cho cơ thể và nhân cách con người (Mất mặt đồng nghĩa với mất thể diện, mất danh dự) Vì vậy, mọi biểu hiện tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều biểu lộ, phản chiếu nơi khuôn mặt. Bộ mặt có vai trò như tấm gương và không những thể, còn ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái Tĩnh và Động. 
 
Thuyết này được vận dụng vào phương pháp Diện Chẩn như sau : Mỗi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.

2.Thuyết Biểu hiện

Theo thuyết Biểu hiện thì những gì (tình trạng đau yếu/ triệu chứng bệnh …) ở bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, ở bên dưới sẽ hiện ra bên trên. Còn về giai đoạn thì những gì sắp xảy ra sẽ được báo trước, những gì đang xảy ra sẽ biểu hiện và những gì đã xẩy ra sẽ lưu lại các dấu vết.
Những biểu hiện này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, được thể hiện một cách có hệ thống và chọn lọc, được gọi là biểu hiện bệnh lý . Chúng có tính chất hai chiều thuận nghịch và nơi biểu hiện cũng là nơi mà ta có thể điều trị.
Ví dụ : Thống điểm (điểm đau): điển hình như vết tàn nhang nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán cũng là nơi tác động để trị liệu.

3. Thuyết Phản hiện :

Ngược lại với thuyết Biểu hiện, là thuyết Phản hiện. Đây là một tình trạng khá đặc biệt do khả năng biểu hiện của cơ thể bị rối loạn, nên đưa đến biểu hiện quá nhiều dấu hiệu ( Kể cả những dấu hiệu không có giá trị chẩn đoán ) hay biểu hiện quá ít dấu hiệu đưa đến tình trạng nếu không biết hay thiếu kinh nghiệm thì sẽ khó chẩn đoán được bệnh.

4.Thuyết Cục bộ

Khi một cơ quan hay bộ phận trong cơ thể có sự bất ổn tiềm tàng hay bệnh đang tiến triển thì tại vùng da nơi đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bệnh tương ứng ( gọi là các dấu hiệu cục bộ) Quy luật này chi phối trên thân thể hơn là trên vùng mặt.
Ví dụ : Da vùng gan có tàn nhang đen hay đỏ hoặc tia máu, báo hiệu lá gan có bệnh . Trong phạm vi Diện Chẩn Điều khiển liệu pháp thì mỗi một huyệt trên vùng mặt ngoài tác dụng cho các cơ quan ( ngoại vi hay nội tạng) ở xa trên cơ thể, các huyệt này còn có giá trị cục bộ ( tại chỗ ) và lân cận.
Ví dụ : Huyệt 188 ngoài tác dụng làm giảm đau cổ gáy và hạ huyết áp, còn có tác dụng làm sáng mắt ( vì ở cạnh mắt) Huyệt 180 ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái còn làm giảm đau vùng Thái dương ( vì huyệt này nằm trên vùng thái dương).

5. Thuyết Đồng bộ :

Theo thuyết đồng bộ thì có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ hình thái và thời kỳ xuất hiện giữa các dấu hiệu báo bệnh trên mặt và trên cơ thể. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ là có những dấu hiệu chỉ xuất hiện một trong hai nơi ( hoặc trên mặt hoặc trên cơ thể ) hay xuất hiện không đồng thời và không cùng lúc với bệnh, có khi xuất hiện khá xa thời kỳ bệnh tật xảy ra.

6.Thuyết Biến dạng :

Các dấu hiệu báo bệnh trên mặt không phải là bất biến mà trái lại, có thể thay đổi tính chất, màu sắc và hình thái tuỳ theo thời gian, mức độ, tình trạng hay diễn biến bệnh của từng người.
Ví dụ : Khi đang có bệnh thì tàn nhang hay vết nám nơi vùng da tương ứng với cơ quan hay bộ phận bị bệnh có màu sậm hay bóng hơn. Bệnh giảm thì nhạt dần. Nhưng vẫn có ngoại lệ như mụt ruồi ở cạnh nhân trung báo bệnh ở noãn sào. Khi hết bệnh hay đã cắt bỏ noãn sào nhưng mụt ruồi vẫn không mất đi.

7.Thuyết Đồng ứng 

Cho rằng, những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có quan hệ với nhau. Cụ thể là  những bộ phận có hình dạng giống nhau hay tương tự nhau đều có những tương quan, có thể ảnh hưởng hay tác động lẫn nhau.
 dụ : Sống mũi tương tự sống lưng  nên có quan hệ với sống lưng (và ngược lại) hai cánh mũi có hình dạng tương tự như hai mông nên có ảnh hưởng đến mông. Gờ mày có dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay, ụ cằm có hình dạng như bọng đái nên có liên quan đến bọng đái... 
 
Sống mũi đồng ứng với cột sống 
Sống mũi đồng ứng với cột sống
 
Bàn tay nắm với ngón tay cái giơ ra đồng ứng với trái tim 
Bàn tay nắm với ngón tay cái giơ ra đồng ứng với trái tim
 
Không những thế, những bộ phận ngoại vi như cánh tay, bàn tay, ngón tay, ngón chân, đầu gối... cũng có những hình dạng tương tự như một số bộ phận nội tạng, như bàn tay nắm lại với ngón cái giơ lên đồng ứng với trái tim, bàn tay đặt úp đồng ứng với lá mía, hai bàn tay úp lại đặt sát vào nhau lại đồng ứng với não bộ nhìn từ bên dưới...
Tác giả tìm ra thuyết này từ câu : «Đồng Thanh tương ứng, đồng khí tương cầu » trong Kinh Dịch, hay quan niệm  « ăn gì bổ nấy » trong dân gian, cho rằng ăn tim heo chưng cách thuỷ với Châu sa, thần sa có tác dụng làm cho tim hết hồi hộp, ăn bồ dục (quả cật) heo hầm với đậu đen để trị đau lưng (liên quan đến quả thận của người) ... Từ điều này, tác giả đã tìm ra hàng loạt bộ phận có liên quan, đồng ứng một cách có hệ thống trên cơ thể con người.
Hệ luận 1 : Thuyết Đồng hình tương tụ :
Những gì có hình dạng tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau. Ví dụ : Cánh mũi có hình dáng tương tự mông, do đó có liên hệ đến mông – Sống mũi có hình dáng tương tự sống lưng do đó có liên hệ đến sống lưng.
Hệ luận 2 : Thuyết Đồng Tính Tương liên :
Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hoá giải ( Tình trạng đau/khoẻ) nhau. Ví dụ : Huyệt số 106 và 08 có tác dụng tương tự do đó có thể hỗ trợ hay khắc chế nhau.

8. Thuyết Giao thoa :

Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng một bên với cơ quan hay bộ phận bị bệnh. Ví dụ : Gờ mày bên mặt bệnh nhân có dấu báo bệnh thì cánh tay mặt của bệnh nhân bị đau ( vì gờ mày liên hệ với cánh tay) . Nhưng có một số các dấu hiệu báo bệnh ở vùng mắt, tay chân, buồng trứng và mông của đồ hình phản chiếu trên mặt thỉnh thoảng lại có tính giao thoa đối với một số bệnh nhân.
Hiện tượng này cũng thấy xảy ra đối với các huyệt ở các vùng và bộ phận nói trên. Trong trường hợp này thường có sự gia tăng mức độ nhạy cảm nơi huyệt hoặc tình trạng bệnh.
Ví dụ : Chân mày bên mặt có dấu tàn nhang thì cánh tay bên trái có bệnh, hay ở bệnh nhân phái nữ thì bên mặt nhân trung có tàn nhang nghĩa là buồng trứng bên trái có bệnh. Dấu hiệu giao thoa cho thấy đây là một triệu chứng bệnh khá năng.
"Trích cuốn Thực hành Diện Chẩn Điều Kiển liệu pháp"
GS.TS Bùi Quốc Châu - DienChan.com

Tự chữa mất ngủ bằng Diện Chẩn

Category: LY. Trần Dũng Thắng
Được viết ngày Thứ sáu, 10 Tháng 1 2014 10:54

Mất ngủ tuy không gây nguy hiểm ngay đến sức khỏe nhưng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vậy với phương pháp Diện Chẩn Bùi Quốc Châu chữa bệnh này như thế nào. Chúng ta cùng đến với bài viết của vị Lương y Diện Chẩn Trần Dũng Thắng đăng trên tạp chí Thế giới mới số 28 ngày 29/07/2013.

 Mất ngủ là một bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là ở người cao tuổi và người lao động trí óc. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có nhiều: do bệnh tật gây đau nhức khó chịu, do ăn uống quá mức các chất kích thích, do tác dụng căng thẳng thần kinh, do lao động mệt nhọc hoặc lo lắng muộn phiền nhiều chuyện… Tại sao giấc ngủ lại quan trọng đến như vậy? có ai nghĩ rằng riêng giấc ngủ đã chiếm 1/3 thời gian của cả cuộc đời! Khi ta ngủ, “thân xác” được nghỉ ngơi nhưng hàng tỷ tỷ tế bào thần kinh trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào thần kinh não bộ lại làm việc cật lực để sản sinh ra các tế bào mới nhằm giúp cho giấc ngủ được ngon hơn, sâu hơn, mà còn chuẩn bị đầy đủ năng lượng sống cho ngày  mai tươi sáng hơn. 

Thông thường hễ mất ngủ là nghĩ đến dùng thuốc. Không ít người phải dùng thuốc ngủ nhiều năm liền nhưng cũng chỉ hái được một giấc ngủ bệnh lý khác hoàn toàn với giấc ngủ sinh lý bình thường.

Ăn được ngủ được là tiên

Biếng ăn mất ngủ là tiền bỏ đi

Chúng ta thừa hiểu những cảnh mất ngủ triền miên đã đưa đến những bi kịch nhiều mặt, không những chỉ mất tiền mà có khi còn mất cả tính mạng. Vậy muốn giấc ngủ ngon lành cần tránh các nguyên nhân gây mất ngủ nói trên và không dùng thuốc. Một trong nhiều cách làm hữu hiệu để ngủ ngon là: Tối xoa chân cho ấm và gõ huyệt An thần thật hiệu quả.

1.Xoa chân theo Diện Chẩn thế nào cho ấm?

Lấy dầu cao xoa hai gan bàn chân thật nóng, chú ý không dùng dầu nước dễ bay hơi làm lạnh chân. Xoa chân không những làm bàn chân ấm lên mà còn làm cho các bộ phận nội tạng phản chiếu trên hai bàn chân cũng được ấm lên.Chân ấm, bụng ấm, thân ấm đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon.

2. Gõ huyệt An thần của Diện Chẩn thế nào cho thật hiệu quả?

Nhớ dùng đầu ngón tay giữa của bàn tay trái gõ vào huyệt An thần nằm giữa cặp lông mày (đây là huyệt số 26 của Diện Chẩn hay huyệt Ấn đường của đông y) – độ 200 cái – khoảng 3 phút – sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Nhớ tay trái phản chiếu tim, đầu ngón giữa cao nhất phản chiếu cái đầu.Tâm và thân an lạc, có phải đó là điều kiện cần thiết để ngủ ngon không?

Tóm lại, muốn ngủ ngon, sức khỏe tốt, tuổi thọ cao các bạn nhớ giải pháp diệu kỳ mỗi tối là: Xoa chân thật ấm và gõ huyệt An thần (H.26) thật hiệu quả.

 Tác giả: Lương Y Trần Dũng Thắng
© 01/2014 - www.dienchanviet.com  

Bộ mặt vườn thuốc thiên nhiên

Category: LY. Hoàng Chu
Được viết ngày Thứ sáu, 27 Tháng 12 2013 17:22

Khoa học hiện đại ngày nay đã đạt kết luận cơ thể con người là bộ máy sinh học hoàn thiện nhất của vũ trụ.

Hoạt động sinh học của bộ máy này được nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu giải thích bằng thuyết phản chiếu trong phương pháp chữa bệnh của anh có tên gọi: “Diện ChẩnĐiểu khiển liệu pháp” (Face diagnosis – Cybecnetic therapy) còn gọi là Facy. Nghĩa là mọi tình trạng tâm lý, sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện trên bộ mặt. Khi tác động vào những điểm phản xạ hoặc những vùng phản xạ trên mặt ứng với chứng bệnh nào đó của cơ thể thì bộ máy sinh học hoạt động theo nguyên tắc tự điều chỉnh để đi đến giảm hoặc khỏi bệnh. Điểm được tác động đó gọi là Huyệt hay Sinh huyệt.

Huyệt trên mặt được ví như cây thuốc tự nhiên. Tổng số hơn 500 huyệt trên mặt được nhà nghiên cứu tìm ra và hệ thống hoá tạo thành một “vườn thuốc tự nhiên” trên mặt.

 Bộ mặt vườn thuốc thiên nhiên

Tác giả đưa ra khái niệm “vườn thuốc trên mặt” với ý tưởng” biến bệnh nhân thành thầy thuốc và nhắc nhở mọi người rằng không phải đâu xa, ngay trên mặt mỗi người có hàng trăm “cây thuốc quý” mà chung ta chưa biết khai thác và sử dụng để chữa bệnh cho chính mình. Tuy nhiên trước đó khái niệm “thuốc trong cơ thể” con người đã có từ rất sớm của lịch sử y học cổ truyền phương Đông mà các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cùng với các phương pháp chữa bệnh dân gian trên khắp cơ thể không phải dùng thuốc đã chứng minh điều này. Y học hiện đại (tây Y) cũng khẳng định và cho rằng cơ thể con người là một nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh”. Khái niệm này được các nhà khoa học ở Lê-nin-grát (Liên Xô trước đây) đưa ra và lý giải một cách đầy thuyết phục. Song y học hiện đại cũng chưa biết bằng cách nào sử dụng “thuốc kháng sinh” do cơ thể “sản xuất” để phục vụ cho cơ thể. Cho nên mỗi khi cơ thể mắc bệnh là các loại hoá được lại được đưa vào cơ thể.

Phải chăng Diện Chẩn bằng các thủ pháp tác động như lăn, cào, gõ, day ấn, dán cao, hơ nóng, chườm lạnh lên các huyệt theo một hệ thống đồ hình phản chiếu vùng mặt, da đầu, bàn tay bàn chân, loa tai, lưng… là giải pháp tối ưu để biến vườn thuốc tự nhiên “trên mặt thành các loại thuốc chữa bệnh cho cơ thể?

Lịch sử y học phương Đông trong châm cứu cổ truyền có Diện Châm (trong Thể Châm Trung Quốc) gồm 24 huyệt. Ty Châm với 23 huyệt đã được các lương y dùng kim châm vào các huyệt ấy để trị bệnh. Xoa mặt chữa bệnh cũng ra đời từ rất sớm khoảng 3000 năm trở lại đây. Trong sách “Lục địa tiên kinh” của Mã tể (thời vua Thuận trị và Khang Hy nhà Thanh Trung Quốc) có mục Tạ Đồ (xoa mặt) đã dạy người ta cách xoa bóp, day huyệt để trường thọ. Năm 1981 ở Đức có tài liệu hướng dẫn xoa mặt, mũi, tay, chân để phòng và trị bệnh thông thường (Fup und kopt-Edition Pheiaden 1981). Trên tạp chí Sputnik số 2/186 của Liên Xô trước đây có bài hướng dẫn xoa mặt để trị bệnh (Le Massage therapeutique du visage) của bác sĩ Vitali ivanop. Còn hiện tại thì Trung Quốc được coi là nước đi đầu trong vấn đề tổ chức ra các phòng xoa bóp để trị bệnh.

Khi Diện Chẩn ra đời (1980) tại Việt Nam thì việc sử dụng bộ mặt để chẩn đoán (Diện Chẩn) và điều trị (Điểu khiển liệu pháp) được các nhà nghiên cứu y học chú ý nhiều hơn. Và mặt được coi như một bảng máy tính (Tableau dordinatuer). Khi chữa bệnh, thầy thuốc hay bệnh nhân chỉ cần tác động vào các sinh huyệt có liên quan đến các bộ phận bị bệnh giống như ta bấm lên nốt máy tính để giải các bài toán. Các nốt bấm chính là các cây thuốc mà ta vừa khảo sát.

Vấn đề đặt ra là: con người hiểu “cây thuốc” trên mặt mình như thế nào? việc sử dụng “cây thuốc” ấy ra sao?

Ở đây huyệt được hiểu theo lý thuyết của cơ thể “tự điều chỉnh” cùng với lý thuyết điều khiển thông tin sinh vật học,mỗi huyệt tương tự như một cây thuốc thì chỉ có căn cứ vào tính chất và tác dụng của huyệt cùng với việc phối hợp giữa các huyệt với nhau để điều trị chứng bệnh cụ thể mới thấy hết được giá trị của “Cây thuốc trên mặt”.

Ví dụ: huyệt 19 có đặc tính điều hoà nhịp tim, cải thiện hô hấp, thăng khí… tương ứng thần kinh giao cảm, liên hệ tim, phổi, dạ dày, ruột… Huyệt này chủ trị các chứng bệnh mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, ngất xỉu kinh phong, cơn đau thượng vị, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục…

Ví dụ trên cho ta thấy sự phong phú về tính năng và tác dụng của huyệt trong điều trị nhưng thật máy móc khi cho rằng mỗi huyệt phải tương ứng với một cây thuốc nhất định. Vì sao vậy? vì khi áp dụng vào chứng bệnh cụ thể, huyệt với tính năng vốn có trong một cơ thể luôn luôn “Động” sẽ khác với tính năng của thuốc từ bên ngoài cơ thể đưa vào. Chẳng hạn bạn có một loại thuốc chống buồn ngủ thì loại thuốc đó chắc chắn không thể điều trị ngất xỉu kinh phong, huyết áp thấp, mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, cơn đau thượng vị, suy nhược sinh dục như huyệt 19 đã nói ở trên trong khi huyệt 19 chống buồn ngủ cũng rất hiệu quả.

Bạn có tin được điều này không? Xin đừng vội tin khi mình chưa thấy. Ngược lại bạn hãy tập làm thầy thuốc để chữa bệnh cho chính mình và cho những người xung quanh đi. Chỉ cần một hộp dầu cù là, một cây bút bi (đã hết mực), bạn sẽ làm cho cơn đau thượng vị tiêu biến trong khoảng 1 phút, làm người ngất xỉu kinh phong hoặc buồn ngủ tỉnh lại trong 30 giây khi đầu bút bi của bạn ấn mạnh vào huỵêt 19. Còn nhức răng, sưng lợi ư? Hãy lấy cục nước đá day vào huyệt 188+, 188-, 196+, 196-, 300+, 300-, 180+, 180-, bạn sẽ thấy cơn nhức răng dịu dần rồi hết nhức. Nếu bị đau bụng, bạn hãy xoa dầu vào vùng huyệt 127, 63, 0+, 0-, rồi day ấn mạnh vào các huyệt ấy.

Đến đây bạn có thể tin vào điều vừa nói ở trên và bàn tay “kỳ diệu” của mình rồi đó.

Nhìn vào đó hình huyệt trên mặt, nhiều người nẩy ra thắc mắc: liệu tất cả các bệnh có thể dùng các huyệt trên mặt để chữa được không?

Xin thưa: mỗi phương pháp chữa bệnh đều có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với sức khoẻ của con người. Nên nhớ rằng cơ thể con người luôn biến dịch như thiên nhiên và tạo vật. Do đó cùng một thứ bệnh giống nhau, người này chữa theo phương pháp Diện Chẩn, người kia lại ứng với Châm cứu, người thứ ba lại phù hợp với thuốc men. Có điều phương pháp Diện Chẩn đã hệ thống được các huyệt trên mặt. Mặt là tấm gương phản chiếu, nơi nhạy cảm nhất của cơ thể và cũng là “vườn thuốc tự nhiên” mà ta vừa khảo sát. Hơn nữa phương pháp đã cho ra đời hàng loạt dụng cụ y khoa như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, quả cầu gai… đã làm phong phú hơn các hình thức tác động lên huyệt (cây thuốc tự nhiên) trên mặt trong việc phòng và trị bệnh cho con người.

Câu trả lời cho vấn đề nêu trên sẽ là Diện Chẩn với hàng trăm huyệt (cây thuốc) trên mặt thông qua các đồ hình phản chiếu trên mặt, rồi từ mặt phản chiếu lên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng… bạn có thể điều trị có kết quả các chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ tim mạch như các phương pháp y học khác. Song điều chủ yếu là ở chỗ chính người bệnh có thể tham gia vào quá trình điều trị này một cách hữu hiệu.

 Tác giả: Lương Y Hoàng Chu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com 

Lưng là con người

Category: LY. Hoàng Chu
Được viết ngày Thứ sáu, 27 Tháng 12 2013 16:55

  Lưng đồng nghĩa với cột sống là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể con người. Cái lưng nói chung và cột sống nói riêng được coi là đối tượng nghiên cứu của các nhà y học xưa nay.

 Trong lịch sử y học thuật ngữ cột sống học (Osteopathys) xuất hiện từ năm 1870.  Tiến sĩ Adrew Taylor Still (Mỹ) biết rõ tầm quan trọng của x ương sống, ông đã tìm ra ph ương pháp chẩn đo án và điều trị bằng nắn bóp, bấm hu yệt và massage.  Ðề tài của ông tập trung vào các dây chằng cột sống, các dây thần kinh dưới tủy sống.  Ngày nay ở Mỹ có một trường đào tạo các bác sĩ nắn và chỉnh cột sống đ ể chữa bệnh (Chiropractic).  Tại Anh "Cột sống học" đã vượt ra ngoài khuôn khổ của "phương pháp phụ" và được Hoàng Gia Anh chấp thu ận (Osteopath y Getsro yal OK, "Bella").  Tháng 10/1991 tại Pháp đã mở hội nghị quốc tế về Lưng, hội nghị tập trung vào "cột sống học", tầm quan trọng của cột sống với cơ thể-sự tác độn g x ấu tới cột sống, bệnh cột sống và cách chữa. 

Diện Chẩn Bùi Quốc Châu - Đồ hình Ngoại i trên lưng

Về y học: các nhà "cột sống học" đã tập trung vào phần cấu trúc cơ thể xương và cơ cùng một số vấn đề liên quan tới phần cấu trúc ấy.  

Về châm cứu: phần Lưng (trong Thể Châm) có Ðốc Mạch khởi đầu từ chốt xương cột sống cụt chỗ Hội Ấm ở phía sau hu yệt Trường Cường theo xương sống đi lên đến huyệt Phong Phủ ở giữa chỗ lõm xương sau gáy rồi đi vào trong óc lại đi lên đỉnh đầu theo trán x uống sống mũi huyệt Ngân Giao (hợp thành Nhâm Mạch và kinh Túc Dương Minh-hai bên cột sống còn có Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang hay còn gọi là Kinh Bàng Quang).  Khi Ðốc Mạch phát bệnh thì chủ yếu xương sống cứng đờ uốn ván. 

Rõ ràng là các nhà "cột sống học" Tây y chỉ giới hạn vào cấu trúc cơ thể học thuần túy và y học phân tích khi nghiên cứu về sống lưng con người. Còn các nhà Châm Cứu cũn g chưa vượt ra khỏi hệ Kinh Lạc của Ðông Y Châm Cứu. Vì vậy khi Lưng bị b ệnh hoặc bị chấn thương, các nhà y học Tây y và Ðông y đã tìm giải pháp điều trị không ngoài phạm vi cột sống và Kinh Mạch. 

Bài này chúng tôi đề cập Lưng là con người theo thuyết Phản Chiếu mở rộng của phương pháp Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp.  Viết tắt là Diện Chẩn của nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu để giải mã những điều y học chưa đề cập tới. Theo thuyết Phản Chiếu mở rộng của Diện Chẩn thì con người là một tổng thể trong đó từng bộ phận như Mặt, Ðầu, Bàn Tay, Bàn Chân, Loa tai, Lưng...ph ản chiếu cái tổng thể là Con Người, đồng thời tổng thể con người ấy ũng phản chiếu từng bộ phận của cơ thể-phản chiếu Tâm Sinh Lý, Bệnh Lý, Tình Cảm, Tính Cách của con người qua nhiều đồ hình và Sinh Huyệt kh ác nhau .  Ca dao Việt Nam có câu: 

"Những cô thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con" hay 

"Giơ lưng chịu đòn" hoặc 

"Chìa lưng cho người ta đấm" 

Người Pháp cũng nói: "Avoir bon dos" (chỉ cái lưng tốt)

Lưng với cái nhìn tinh tế trong ca dao, sự phát họa trong ngôn ngữ và nét bao quát của thuyết Phản Chiếu mở rộng phần nào cho ta thấy hình dạng, vẻ đẹp, tâm sinh lý, b ệnh lý, tình cảm, tính cách, sức chịu đựng và vai trò cột trụ của sự sống con người. Nhìn từ góc độ này rõ ràng Lưng mang nhiều ý n ghĩa nhân văn, "y học văn hóa", "y học tự nhiên" hơn cách nhìn thông thường. Chỉ bằng hai đồ hình: “đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên lưng” và “đồ hình phản chiếu nội tạng cơ thể trên lưng” trong số hơn 20 đồ hình phản chiếu trên lưng ta có thể nhận biết khá đầy đủ những điều vừa trình bày trên. 

Ðồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên lưng: có 2 hình người chồng lên nhau, người Nam tượng trưng cho Dương, người Nữ tượng trưng cho Ấm.  Cơ thể con người là sự hòa hợp Ấm Dương nằm gọn trên lưng t ừ huyệt Ðại Trùy giữa đốt xương sống số (C7) và đốt sống Lưng (D1) đến huyệt Trường Cường khoảng giữa đốt sống cùng và hậu môn.  Trên đó cấu trúc toàn bộ cơ thể và cấu trú c này được định vị một cách hết sức chính xác từ "lục phủ", "ngũ tạn g" đến các bộ phận ngoại vi cơ thể như: đầu, mình, chân, tay, mắt, mũi…Chính xác đến mức khi cơ thể bị một chứng bệnh nào đó như: bàn tay bị tê, các ngón tay co quắp không ruỗi ra được, ta có thể lấy dầu cù là xoa vào vùng A1 và A2 (bàn tay trên lưng), rồi dùng điếu ngải cứu hơ nóng các điểm tương ứng với các ngón tay, mỗi điểm khoảng một phút tức thì bàn tay sẽ hết tê, các ngón tay co duỗi bình thường (trường hợp này theo nguyên lý Ðồng Ứng), thì bàn tay trên cơ thể đã "đồng" và "ứng" với bàn tay trên đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên lưng. 

Trường hợp đau mắt đỏ ta có thể xoa dầu và dùng cây dò day ấn Sinh huyệt ở vùng B1 (sau bả vai) hoặc vùng B2 (điểm tiếp giáp giữa cổ và lưng).  Hai vùng B1 và B2 là mắt của cơ thể được phản chiếu lên lưng qua 2 đồ hình người Nam và người Nữ. Day ấn vài phút mắt sẽ hết đỏ.  

Trường hợp bị thần kinh tọa, ta có thể dùng cây lăn, lăn vùng (C) rồi dùng điếu ngải cứu hơ nóng (n ếu vùng này lạnh), hoặc dùng cục nước đá chườm lạn h (nếu vùng này nóng), ta sẽ có điểm hút nóng hoặc lạnh buốt.  Ðiểm hút nóng hoặc lạnh buốt (Sinh huyệt) này cũng là điểm để chữa nơi đang nhói đau dưới (mông). 

Nếu bị yếu phổi hoặc tim, ta chỉ cần xoa dầu vào vùng số 5 (phổi) và số 4 (tim) rồi dùng cây lăn, lăn vài phút ở đó.  Sau đó lấy điếu ngải cứu hơ nóng khoảng 1 phút người sẽ tỉnh táo, đầu bớt nặng. Ðó là ta đã tác độn g vào vùng phản chiếu Phổi và Tim trên lưng. Khi tác động cơ thể nhậy cảm sẽ tự điều chỉnh cho phổi và tim dần dần trở lại hoạt động bình thường.

 Bốn trường hợp tê tay, đau mắt, thần kinh tọa, yếu phổi và tim được dẫn ra làm thí dụ cho ta thấy b ên nào đau nhiều thì day ấn, hơ nóng (hơ cách mặt da khoảng 1cm) bên đó nhiều hơn, thậm chí day ấn, hơ nóng bên không đau để chữa bên đau, hơ điểm bên trên (không đau) chữa điểm bên dưới (đau) hoặc hơ nóng, day ấn điểm bên ngoài để chữa "lục phủ", "ngũ tạn g" bên trong.  Ðó là ta đã áp dụng lý thuyết Ðồng Ứn g, Ðối Xứng, Trái-Phải, Trong-Ngoài, Trước-Sau...trong phép biến dịch của Diện Chẩn vào cơ thể con n gười để chữa bệnh trong phạm vi lưng. Tuy nhiên những trường hợp trên ta có thể làm nhiều lần trong ngày (sáng-trưa-tối) để cho chu k ỳ đ au không lập lại v à làm nhiều ngày tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, lâu năm hay mới mắc phải. 

Có người hỏi tất cả các bệnh trong cơ thể con người có chữa trên lưng được không?  Câu hỏi thật thú vị,chúng tôi xin trả lời như sau:

Lưng phản chiếu tổng thể con người cũng phải được hiểu theo thuyết Phản Chiếu-nghĩa là các đồ hình phản chiếu trên lưng bao giờ cũng tương ứng với các đồ hình phản chiếu trên Mặt-Ðầu-Bàn Tay-Bàn Chân-Loa Tai...của Diện Chẩn. Mỗi khi cơ thể bị một chứng bệnh nào đó (thời gian và không gian) chứng bệnh đó ứng với đồ hình phản chiếu nào trên cơ thể con người (có ứng mới có hiện) thì lúc đó chữa theo đồ hình ứng với nó là tốt nhất. Ðiều này lý giải được trường hợp cùng bị tê liệt bàn tay, co quắp các ngón tay ở người này chữa theo đồ hình phản chiếu Lưng, ở người khác có thể chữa theo đ ồ hình Mặt, hoặc ở người thứ ba lại chữa theo đồ hình phản chiếu Bàn chân hay Loa tai…Bốn trường hợp nêu trên nếu cần còn phải kết hợp với ăn uống khoa học, luyện khí công hoặc phối hợp với các đồ hình phản chiếu khác mới mong có kết quả cao.  Vì con người là một sinh vật ở thể động, luôn luôn biến dịch như thiên nhiên và tạo vật, cho nên chỉ có một hệ phản chiếu duy nhất và cố định là không đúng. 

Toàn bộ phương pháp điều trị bệnh theo hệ phản chiếu trên Lưng đều không có sự can thiệp của thuốc men và cũng không phải dùng đến kim châm.  Lưng phản chiếu toàn bộ cơ thể con người, chúng ta có thể xử dụng các dụng cụ y khoa như cây lăn, cây cào, búa gõ (thất tinh châm), cây dò huyệt (là y cụ chữa bệnh của phưong pháp Diện Chẩn) cùng điếu ngải cứu, dầu cù là, cao Salonpas, cục nước đá…để xoa, chà, dán, hơ nóng, chườm lạnh…trên lưng vừa tiện lợi và làm hưng phấn các bộ phận củ a cơ thể giúp ta phòng và trị những bệnh thôn g thường một cách hiệu quả. Chính vì vậy ta cần phải bảo vệ LƯNG vì "Lưng là Con Người".

Tác giả: Lương Y Hoàng Chu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com 

Diện chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu

Category: LY. Hoàng Chu
Được viết ngày Thứ năm, 26 Tháng 12 2013 15:33

DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU - PHƯƠNG PHÁP Y HỌC DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

 Diện Chẩn-Ðiều Khiển Kiệu Pháp Bùi Quốc Châu là phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 tại TP. Hồ Chí Minh do nhà nghiên cứu y học dân tộc VN Bùi Quốc Châu phát minh. Ðây là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da vùng MẶT và toàn thân, không dùng thuốc, không dùng kim, không bắt mạch, chỉ dùng chủ yếu các dụng cụ y khoa của phương pháp như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò...tác động lên các điểm và vùng tương ứng trên Đồ hình với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân.

Đồ hình Âm dương Diện chẩn Bùi Quốc Châu

 Thuyết Phản Chiếu-thuyết cơ bản của phương pháp cho rằn g mọi tình trạng tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện nơi bộ mặt và toàn thân. Bộ mặt có vai trò như tấm gương phản chiếu, ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái tĩnh và động.  Thuyết Phản Chiếu ứng dụng vào Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp đã tìm ra và xác lập hơn 20 Đồ hình trên vùng MẶT, rồi từ Mặt phản chiếu qua lại trên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng...cùng với số lượng Đồ hình tương tự như vậy, đồng thời cũng định vị được hàng trăm đ iểm phản xạ đặc biệt (còn gọi là Sinh huyệt) trên Mặt.

 Phương pháp Diện Chẩn Bùi Quốc Châu không hình thành trực tiếp từ Ðông Y và Châm Cứu Trung Quốc mà xuất phát từ kinh nghiệm dân gian và văn hóa truyền khẩu VN qua sự nghiên cứu những tinh hoa y học dân gian VN, y học cổ truyền, y học hiện đại, triết học Ðông phương cộng với những kiểm chứng trên mặt những bệnh nhân nghiện ma túy do chính tác giả điều trị tại trường cai ma túy Bình Triệu từ đầu năm 1980. 

"Trông mặt mà bắt hình dong", "Mồm sao ngao vậy", "Ða mi tất đa mao" ...nói lên mối liên hệ gì giữa các bộ phận trên mặt với cơ thể?  Sống mũi, sống lưng, cổ tay, cổ chân, cổ họng...có mối quan hệ như thế nào với nhau?  Các dấu hiệu bất thường xuất hiện trên da mặt như vết nám, sẹo, nốt ruồi, tàn nhang...cho biết những gì đã và đang xảy ra trong cơ thể?  Tại sao người Việt Nam lại nói "ăn gì bổ nấy", khi bị nấc cục lại dán lá trầu vào ấn đường, có ý nghĩa ra sao? Những điều tưởng như bình thường và đơn giản ấy tron g cuộc sống đối với Bùi Quốc Châu lại trở thành dữ kiện quý giá của Diện Chẩn- Ðiều Khiển Liệu Pháp và của chân lý khoa học.

 Chính câu "đồng thanh tương ứng-đồng khí tương cầu" trong Kinh Dịch đã giúp tác giả tìm ra thuyết Ðồng Ứn g, thuyết thứ hai của phương pháp.  Nhờ thuyết này đã giúp tác giả lý giải được những điều vừa khảo sát trên.  Thuyết Ðồng Ứng cho rằng những gì giốn g nhau hay có hình dạng tương tự nhau thì có quan hệ với nhau.  Ví dụ, sống Mũi tương ứng với sống Lưng nên có liên hệ với sống Lưng (và ngược lại), cánh mũi có hình dạng tương tự như mông, gờ mày có hình dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay. Ụ cằm có dạng tương tự bọng đái nên có liên quan đến bọng đái.  Từ đó suy ra tác động vào gờ mày thì có thể chữa bệnh ở cánh tay, tác động vào sống mũi thì có thể trị bệnh ở sống lưng. Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không chỉ làm giảm đau h ay chữa những chứn g bệnh thông thường mà thật ra nó còn có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khó th uộc hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ tim mạch, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn...Kết quả đạt được thường cao hơn thuốc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp thôn g thường. 

Chính thuyết này đã giúp tác giả tìm ra hàng loạt Đồ hình trên cơ thể một cách nhanh chóng và chính xác.  Ðiều này khác với tác giả của hệ thống Vi châm như Túc châm, Nhĩ châm. Chính vì không có luật Ðồng Ứn g nên họ không thể tìm ra được hàng loạt Đồ hình phản chiếu.

 Từ thuyết Phản Chiếu cho ta khẳng định Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp là phương pháp y học dân tộc Việt Nam hiện đại, không phải y học cổ truyền. Và vì vậy khi nói đến Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp, người ta chỉ cần nhớ hai điểm căn bản là Đồ hìnhSinh huyệt. Đồ hìnhSinh huyệt cho ta rút ra bốn điểm căn bản của Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp khác với các phương pháp y học đã có trên thế giới sau đây:

 1/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không dựa trên hệ Kinh Lạc của châm cứu Trung Quốc mà dựa trên hệ Phản Chiếu (Reflexion) tức là một hệ thống nhiều Đồ hình trên Mặt và Toàn Thân.  Các hệ thống này không có trong y học hiện đại.

 2/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không phải là phương pháp phản xạ theo nghĩa thông thường của phản xạ học cổ điển. Ðây là phương pháp phản x ạ đa hệ (Multisystem of Reflexion) vì có nhiều Đồ hình khác với phản xạ học hiện nay trên thế giới thường gọi là Reflexologie hay Microsystèmes de L'acupuncture vốn là phản xạ đơn hệ (như Nhĩ châm, Túc châm, Thủ châm chỉ một Đồ hình duy nh ất). Tạp chí y học Pháp Energie Santé số 19/1992 gọi Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp là Phản Xạ Học Việt Nam (Reflexologie Vietnamese).

 3/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu đã ứng dụng tinh thần biến dịch của Kinh Dịch vào thực tế điều trị cho nên rất biến hóa.  Với quan điểm này thì các vùng phản chiếu của cơ thể ở da mặt, da đầu, loa tai, bàn chân, bàn tay, lưng...đều không cố định. Do đó một huyệt, một Đồ hình phản chiếu có thể chữa nhiều bệnh và ngược lại nhiều huyệt, nhiều Đồ hình chỉ chữa một bệnh. Ðây là điểm khác biệt căn bản giữa Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp với các phương pháp y học đã có trước đây trên thế giới.

 4/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không dùng kim châm, không dùng thuốc, không bắt mạch khi chữa bệnh như y học cổ tru yển hay châm cứu. Do đó tính an toàn gần như tuyệt đối, ít tốn kém khiến cho phương pháp có thể "biến n gười bệnh thành người chữa bệnh cho chính mình".  Ðây được xem là giải pháp độc đáo nhất mà các phương pháp y học trên thế giới không có.

Tác giả: Lương Y Hoàng Chu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com 
Xem thêm:
Lớp học Diện Chẩn
1001 mẹo vặt chữa bệnh bằng diện chẩn

Bí quyết của sức khỏe

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 24 Tháng 12 2013 12:26

      Nhiều người tưởng rằng bí quyết của sức khỏe là cái gì bí mật , cao xa và phức tạp lắm. Thật ra không phải như thế. Nó rất gần gũi chúng ta, nhưng vì con người nói chung ít chú ý đến những gì ở bên mình mà hay để ý, quan tâm đến những gì ở xa mình.

đặc tính dân tộc trong Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Từ lúc còn thanh niên tôi đã để ý đến các cụ già sống lâu ở làng tôi để tìm hiểu xem các cụ đó bí quyết gì mà được trường thọ  (đa số sống trên 80 tuổi, có người lại thọ gần 100 tuổi). Sau này lại có điều kiện chữa bệnh cho nhiều người thì lại càng thấy rõ các yếu tố gây ra bệnh tật cũng như các nguyên nhân đem lại sức khoẻ cho con người.Thì ra nó rất đơn giản và gần gũi với chúng ta nhưng ít ai chú ý và áp dụng triệt để. Đó là: Sự điều độ- Sạch sẽ- Vui vẻ- Vận động- Tự tin- Độ lượng- Ôn hoà- Nhân hậu- Vị tha- Thanh tâm- Quả dục- Tiết thực- Gần gũi Thiên nhiên…
Viết đến đây tôi chợt nhớ lại hình như trong sách Quốc văn giáo khoa thư cũng có nói ba thầy thuốc giỏi là: Thầy Điều độ- Thầy Sạch sẽ- Thầy Vui vẻ. Thật ra cũng ít ai biết rằng Điều độ (có chừng mực) là một trong bí quyết của sức khoẻ và sống lâu. Hầu hết những người sống lâu đều là những người có tính điều độ tức là không làm gì quá độ. Cụ Giản Chi (Giáo sư Triết học, tác giả của nhiều bộ sách có giá trị về triết học Đông phương) năm nay 93 tuổi, là một người sống rất điều độ. Mọi sinh hoạt của cụ như ăn, ngủ, làm việc đều có chừng mực. Nếu ta để ý thì thấy người nào làm việc, vận động, ăn uống, ngủ nghỉ không chừng mực thì rất hay bệnh hoạn và ít khi sống lâu. Cho nên những người tập thể dục đều đặn thường sống lâu hơn các vận động viên thể thao. Vì những người sau thường hay có những cố gắng quá độ mà những cố gắng quá sức thường đưa đến những hậu quả tai hại về sau mà ít ai biết. Trong vấn đề ẩm thực, tiết thực và ăn uống đạm bạc cũng là một khía cạnh của Điều độ. Nhiều người nghĩ rằng  muốn sống lâu phải ăn nhiều đồ  bổ, uống nhiều thuốc bổ. Thật ra ăn nhiều đồ bổ, nhất là lúc tuổi già, thì lại càng dễ mắc bệnh, mau chết (trừ tuổi thiếu niên và thanh niên cần ăn đồ bổ để mau lớn và khoẻ mạnh, nhưng cũng ăn vừa phải thôi, không nên thái quá). Vì đa số đồ bổ là  đồ khó tiêu, hay làm tăng huyết áp, làm mệt tim, mệt gan, ruột, dạ dày...Trái lại Tiết thực giảm ăn  và ăn uống đạm bạc rất ít bệnh. Nếu chúng ta chịu khó tìm hiểu các cụ sống lâu sẽ thấy rõ điều này.
 Về đức tính Sạch sẽ , Vui vẻ thì có lẽ khỏi cần phải nói nhiều, Vì ai cũng biết rõ điều này. Dân gian có nó: Cười là liều thuốc bổ (ở bên Tây hiện nay đã có  người hình thành “liệu pháp cười” để chữa một số bệnh) và Sạch sẽ là phương thức phòng bệnh đơn giản nhất.
Còn vận động thì quá rõ. Tôi không nhớ rõ sách nào kể lại  rằng: Có người hỏi Ông Hoa Đà  bí quyết của sức khoẻ là gì ? Ông trả lời: “Nước chảy hoài thì không hôi thối, ổ khoá sử dụng hoài thì không rỉ sét” Sự thật quả là đơn giản nhưng rất tiếc ít ai làm theo. Gia đình Cốc Đại Phong ở Trung Quốc nổi danh sóng lâu cũng nhờ siêng năng tích cực xoa bóp cơ thể hàng ngày. Xoa bóp là  một hình thức vận động. Nhiều bệnh nhân mắc nhiều bệnh mạn tinhsnhuw Huyết áp, tim mạch, dạ dày, đau lưng..Sau khi đã đi chữa bệnh nhiều nơi không khỏi, rút cục đã khỏi bệnh chỉ nhờ thường xuyên đi bơi lội hoặc đánh bóng bàn , quần vợt, cầu lông hay đi bộ. Tất nhiên là mỗi môn thể dục, thể thao có  ích lợi đặc biệt cho một số bệnh nào đó như: Đi bộ có khả năng điều trị  tốt một số bệnh tim, bơi lội trị được bệnh chóng mặt, huyết áp, nhức đầu...Chính vì biết ích lợi lớn lao của sự vận động cơ thể cho nên thời nào  và ở đâu các thầy thuốc giỏi vẫn  khuyên bệnh nhân  nên siêng năng tập thể dục.
Các yếu tố vừa trình bày có lẽ được nhiều người chấp nhận một cách dễ  dàng. Nhưng các yếu tố còn lại  thuộc về tinh thần như: Độ lượng- Ôn hoà- Nhân hậu- Vị tha- Tự tin- Thành tâm-  (giữ  lòng cho trong sạch, thanh thản), Quả dục (hạn chế lòng dục) Sống gần gũi với Thiên nhiên thì có liên quan gì đến sức khoẻ và trường thọ mà đề cập? Thật ra nó có liên quan nhiều lắm chứ. Không độ lượng thì tự mình làm khổ mình vì tính hẹp hòi (đồng thời cũng làm khổ người khác) không ôn hoà thì tổn khí, kém nhân hậu  và ích kỷ thì ít được người giúp đỡ mình khi bệnh hoạn hoặc bị tai ương, không tự tin (tinh thần yếu đuối) thì hay bị bệnh, tâm trí không trong sạch, thanh thản thì dễ suy nhược thần kinh, nhức đầu, rối óc, dục vọng nhiều thì tổn thọ (người xưa có nói tham thực cực thân). Câu này xét theo nghĩa đen , nghĩa bóng đều đúng cả. Còn những người sống xa Thiên nhiên , suốt ngày ở trong nhà cũng khó mà khoẻ được.
 Các điều vừa trình bày xem ra thật dễ nhưng cũng thật khó phải không các bạn? Vì từ chỗ nhận thức ra vấn đề đến chỗ thi hành thường có một khoảng cách khá xa. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không thể làm được. Nếu mình biết coi trọng sức khoẻ của mình  và có quyết tâm muốn được khoẻ mạnh, sống lâu. Nếu các bạn đồng ý với tôi những điều trên đây thì rất mong các bạn tập được những đức tánh vừa nêu để có một sức khoẻ tuyệt vời  và sống lâu./.
Tác giả: Gs.Tskh Bùi Quốc Châu
“Trích từ: Tập san Diện chẩn – Số 6 – 2008)
Nguồn: dienchanhanoi.blogspot.com

Ba yếu tố đảm bảo cho sức khỏe con người

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 24 Tháng 12 2013 12:19

 1. Âm dương khí công

            Hơi thở gắn liền với cuộc sống của mỗi con người kể từ lúc mới chào đời. Nói nôm na người còn sống là người chưa tắt thở. Hơi thở có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nuôi sống con người. Chính vì thế từ rất sớm trong lịch sử nhân loại nhiều người đã luyện thở và truyền bá nhiều cách thở nhằm củng cố và bảo vệ sức khỏe, chống chọi với bệnh tật như phương pháp Yoga, Thiền trước kia và các phương pháp thở hiện nay. Tuy nhiên nhìn chung con người chỉ biết hít thở một cách tự nhiên ít chú ý đến việc luyện thở và có cách thở đúng để nâng cao trí lực và thể lực…
Nói đến hơi thở ở đây là nói đến sự luyện thở. Một cách thở mới mà chúng tôi đã tìm tòi, sáng tạo và luyện thành công trong nhiều năm qua đó là Âm dương khí công. Gọi đơn giản là thở Âm Dương. Kinh nghiệm cho thấy thực hiện tốt phương  pháp thở Âm dương khí công thì hệ thống thần kinh của con người được điều chỉnh ổn định, vững vàng, tăng trí, tăng lực, sáng suốt, minh mẫn.
Nếu Yoga và Dương sinh có phương pháp thở động và thở sâu kết hợp với nhiều động tác luyện tập phức tạp thì Âm dương khí công là một phương pháp tĩnh và không thở sâu, đưa khí theo ý mình bằng những Dương thở Âm Dương chạy theo hai  mạch Nhâm  Đốc có tỷ lệ nhiều hay ít tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.
Điều đáng chú ý ở đây là việc luyện thở theo phương pháp Âm dương khí công chỉ thực hiện trong thời gian rất ngắn (từ 2 đến 3 phút tối đa là 5 phút) trong ngày và thỏe được ở mọi nơi, mọi lúc ở bất kỳ tư thế nào. Một phương pháp thích hợp với thời đại  và cho mọi người. Thở đúng là nguyên nhân đầu tiên dẫn con người đi đến  làm chủ trí tuệ (tinh thần) và thể lực (thể xác) là cái rất cần cho thời đại  mới, với cuộc sống nhiều biến động, đầy phức tạp, lo âu và căng thẳng (stress).  

2. Ẩm thực LIỆU PHÁP

Tất nhiên chỉ có thế không thôi thì chưa đủ điều kiện  bảo đảm cho sự sống của con người. Yếu tố quan trọng thứ 2  sau sự luyện thở là cách ăn uống. Thế giới đề cập đến nhiều cách ăn uống và cơ cấu bữa ăn. Nhưng điều quan trọng là hình thành phương pháp ăn uống có nguyên tắc hẳn hoi của từng dân tộc. Nếu hơi thở giúp khí huyết vận hành thông suốt trong cơ thể và làm tăng trí lực, thì thức ăn thức uống tạo ra chất bổ Dương làm tăng sức lực nuôi sống cơ thể. Giải quyết tốt hai yếu tố về cơ bản con người sẽ làm chủ được bản thân mình và chống được nhiều bệnh tật. Vì thế mà cần chủ trương ăn ngon, bổ và có cơ cấu bữa ăn hàng ngày thích hợp cho từng đối tượng. Ví như người bệnh suyễn thì không được ăn mắm sống, người bị viêm xoang thì không được ăn cam…Nếu áp dụng một cách nghiêm túc và triệt để và cơ cấu bữa ăn hàng ngày cho từng đối tượng cụ thể thì con người có thể tự phòng và trị được nhiều chứng bệnh do ăn uống sai lầm mà ra.    

 3. DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

Ngoài việc thở và biết cách ăn uống, một yếu tố nữa không kém phần quan trọng nhằm bảo vệ con người phòng và trị bệnh, đó là vận động và vật lý trị liệu, mà ở đây cần nhấn mạnh đến phương pháp  Diện chẩn và một số thủ thuật khác như: xoa bóp. Thể dục tự ý. ở phương Tây người ta áp dụng một số phương pháp trị bệnh bằng ánh sáng, tắm nước nóng, nước lạnh, tắm bùn, tắm biển, tắm hơi. Còn ở phương Đông dùng cách châm cứu , bấm huyệt, xông….Tất cả đều có ý nghĩa thực tế của nó và đã giúp nhiều người khỏi bệnh.
Tuy nhiên đó chưa phải là những phương án tối ưu. Với Diện chẩn, một phương pháp chẩn bệnh và điều trị vùng mặt và toàn thân dưới nhiều hình thức: Lăn,  cào, gõ, ấn, day huyệt, dán cao, hơ ngải cứu…được thể nghiệm thành công trong nhiều năm qua, thật sự  là một phương pháp mang tính tổng hợp cao của 4 phương pháp: Xoa bóp, chích lể, phản xạ học và châm cứu. Phương pháp này cho phép mọi người tìm và trị bệnh cho mình và cho người khác một cách dễ dàng, nhanh chóng, chủ động tập trung vào việc tìm tòi, nghiên cứu một diện hẹp (trên vùng đầu, mặt) nhưng chữa trị rất hữu hiệu  trên diện rộng (toàn thân) vì đầu mặt phản ảnh toàn bộ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người, phù hợp với xu thế mới của thời  đại (trị bệnh nhanh gọn, ít tốn kém và không dùng thuốc.
 
Như vậy trên cơ sở tổng hợp của 3 yếu tố: khí công,ẩm thực, Diện chẩn mà hình thành một mô hình trị liệu, có thể gọi là tam giác y học mà đỉnh là khí công. Ba yếu tố ấy quyện chặt vào nhau và tác động lẫn nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất vận hành trong mỗi con người, điều chỉnh và nâng cao sức khỏe cho con người.
Giáo sư Bùi Quốc châu giảng về Diện chẩn và Am dương khí công 
Nếu ở Thế kỷ XX còn nặng nề về y học hóa học thì Thề kỷ XXI sẽ nghiêng về y học vật lý. Hiểu biết ý nghĩa của  3 yếu tố trên cũng đồng thời là 3 phương pháp tổng hợp phòng và trị bệnh cho mỗi con người, thì con người sẽ vươn lên làm chủ bản thân, tiến tới làm chủ Thiên nhiên và làm chủ xã hội. Đó là mục tiêu mă loài người cần đạt được ở Thế kỷ sắp tới.
Ngoài ra chúng tôi còn nghĩ được một bộ máy khám và trị bệnh trong gia đình, để giúp cho con người mỗi ngày tái lập cân bằng trong cơ thể của mình, hoặc phát hiện kịp thời và điều trị bệnh ngay lúc chớm phát. Đối với tình độ khoa học kỹ thuật hiện nay của Thế giới, việc thiết kế chế tạo ra một bộ máy như vậy có lẽ không phải là điều viễn tưởng. Ở Thụy Điển người ta đã làm được chiếc mũ khám bệnh. Ở đây ta có thể hình dung máy khám và chữa bệnh gồm một máy tương tự như Tivi hay Computer. Người bệnh ngồi đối diện với màn hình rồi bấm nút dò bệnh thì tức khắc vùng đầu mặt của người đó được chiếu lên màn hình qua những thông số báo bệnh trong cơ thể thì qua các huyệt vùng đầu, mặt, cổ máy khám sẽ thông báo các hình ảnh và thông số các cơ quan bị bệnh lên màn hình.
Khám bệnh xong máy chuyển sang hệ chữa trị bằng cách phóng tia Laser vào các huyệt báo bệnh chẳng hạn. Việc chữa trị tiến hành có kết quả thì màn ảnh báo hiệu cho biết bật đèn xanh và những thông số chỉ sự bình thường, ngược lại chữa trị chưa dứt được bệnh thì báo hiệu bằng đèn đỏ, xem như là ngoài khả năng của máy và lúc bấy giò máy  sẽ cho lời hướng dẫn đến các bác sỹ chuyên khoa về bệnh của mình.
Trên đây là định hướng về mô hình y học của Thế kỷ XXI. Đó là một mô hình mà theo tôi thể hiện  một nền y học, triết học, văn hóa mang tính xã hội (phổ cập và đại chúng) . Tiến hành phòng và trị bệnh không dùng thuốc bằng nhiều phương pháp kết hợp luyện thở,ẩm thực và vật lý trị liệu… Trước kia và hiện nay, xã hội loài người luôn cần có thầy thuốc cũng như thuốc để chữa bệnh, hay nói cách khác con người  hầu như luôn luôn phải nhờ cậy vào các tác nhân bên ngoài để trị bệnh. Sắp tới, với cách chữa trị theo mô hình y học mới này hay nói nôm na là cách sống theo mô hình sức khỏe Thế kỷ XXI, thì bệnh nhân cũng đồng thời là thầy thuốc. Hay nói cách khác mỗi người là thầy thuốc của  chính mình, dĩ nhiên là trong phạm vi các bệnh chứng thông thường , chủ yếu giải quyết các rối loạn chức năng, không phải là đối với các bệnh có tổn thương hoặc do tổn thương thực thể gây nên. Tất nhiên thực hiện được điều chúng tôi phác họa, hoàn toàn không đơn giản. Cần làm thế nào để Thế kỷ XXI, chúng ta xây dựng cho được mạng lưới y tế gia đình, tự bản thân tiến hành các biện pháp phòng và trị bệnh một cách hết sức nhanh nhạy, ít tốn kém, chủ động. Đi vào diện nhỏ nhưng kinh tế và hiện đại đồng thời đạt hiệu quả cao ở diện rộng.
 

KẾT LUẬN

  1. Y học không phải chỉ để nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh, tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ mà còn phải làm  cho con người biết làm chủ lấy mình, hài hòa với những người xung quanh, với xã hội, còn làm thăng hoa con người ngày càng cao đẹp hơn, gần với chân- Thiện- mỹ hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn.
  2. Y học phải giúp con người trở lại với chính mình, hiểu mình làm chủ lấy mình mà lại gần gũi với Thiên nhiên, với tự nhiên hơn. Xa lìa bản thể chạy cái mình tạo ra và nô lệ chúng, đó là nền y học trái tự nhiên và sẽ khiến mình đi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát do chính mình tạo ra. Hơn nữa,  còn di hại tới nhiều thế hệ sau.
  3. Y học phải giúp con người cao đẹp hơn về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ và tâm hồn phát triển. Ngoài ra nó còn phải làm được nhiệm vụ hoàn thiện con người từ trong trứng nước (bào thai) và những thế  hệ kế tiếp về sau, để cho nhân loại ngày càng khỏe mạnh, văn minh hơn, biết thương nhau hơn.
  4. Sau nữa y học phải  góp phần vào sự hiểu biết, giao lưu, văn hóa, văn minh giữa các dân tộc với nhau. Với những chủ trương và biện pháp nêu trên về một nền y học mới, thiết nghĩ nếu tổ chức Y tế Thế giới sử dụng nó  vào việc thực hiện mục tiêu “SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI NĂM 2000” thì rất hay vì hạn chế được việc dùng thuốc rất nhiều và rất chủ động, sẽ nhanh chóng trong việc thực hiện một cách ít tốn kém nhất. Ngoài ra nếu HỘI CHỮ THẬP ĐỎ QUỐC TẾ áp dụng những biện pháp y học vừa nêu trên vào chương trình  hoạt động của mình  thì rất tốt vì nó giúp cho các hội viên Hội chữ Thập đỏ  một cách đắc lực để thực hiện công tác nhân đạo của họ trên toàn Thế giới. Tuy nhiên chúng tôi cần lưu ý độc giả là chủ trương một nền văn hóa  Triết học đồng thời cũng mang ý nghĩa xã hội là để nâng cao, bổ sung vào điều chỉnh những khiếm khuyết của nền y học hiện đại chứ không phải là thay thế nó (vì thế nó nằm trong phạm vi của y học bổ sung hoặc y học song song). Vì mỗi nền y học có những mặt tích cực của nó. Cũng như mỗi người đều có quyền có những ý kiến riêng của mình. Phần đánh giá thuộc về quần chúng và thời gian.
Tác giả: Gs.Tskh Bùi Quốc Châu
“Trích trong khoa học và phát triển số 34 tháng 9- 1989”
Nguồn: dienchanhanoi.blogspot.com

Cách chữa bệnh liệt

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 24 Tháng 12 2013 12:01

Việc chữa bệnh nhân bị liệt đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, thời gian và phải chữa hàng ngày ít nhất từ 2 hoặc 3 lần, cho nên phải CẦN ĐẾN NGƯỜI HỖ TRỢ (con cái, hoặc vợ, chồng, nếu không có thì phải thuê người đến nắn bóp ) để chữa trị.

* Thường bị liệt một bên (liệt 1/2 người, bán thân bất toại)
 Phác đồ diện chẩn chữa bệnh liệt
* liệt bên phải thường nặng hơn liệt bên trái.
* Nếu liệt bên phải thường là bị nhũn não (chân tay co quắp, đi đứng khó khăn, lưỡi rụt lại nên nói cũng khó khăn). Nếu bị nhũn não thì phải bấm các huyệt theo thứ tự 34, 290, 100, 156, 37, 41. Sau đó, làm 7 động tác dưới đây:
1- LĂN GỜ MÀY (phản chiếu tay):
a) Lăn gờ mày từ đầu mày ra cuối mày (bên nào bị lăn bên đó) lăn 30 cái 1 lần làm 3 lần, mỗi lần nghỉ 1 phút, nếu người khoẻ thì lăn 40-50 cái /1 lần.
Chú ý: Nhớ từ trong ra ngoài, nếu làm ngược lại thì sẽ bị liệt nặng hơn.
b) Xong búng (hoặc gõ)  đầu mày (H.65) và cuối mày (H.100), có thể làm 1 lần hoặc 2 lần (tùy sức chịu đựng của bệnh nhân). Mỗi lần búng (hoặc gõ) độ 15-20 cái.
2- LĂN GẦN MIỆNG (phản chiếu chân):
- Lăn từ dưới cánh mũi đến mép (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ mép đến môi dưới (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ môi dưới đến cằm (30 cái/1 lần làm 3 lần)
3- HƠ: Bằng nhang ngải cứu nếu có.
a) Hơ nhượng (khuỷu) tay: Từ nhượng tay lên trên khoảng 2-3cm và dưới cũng khoảng 2-3cm. Hơ đi hơ lại bằng cách hơ ½ trên, hơ ½ dưới hoặc từ trong ra ngoài (hơ tròn).
b) Hơ cùi trỏ: hơ tròn.
c) Hơ cổ tay (hay gọi là cườm tay)
d) Hơ đầu gù các đốt ngón tay.
Chú ý:
- Quan trọng ở mắt cá chân ngoài khi hơ cổ tay.
- Nếu không nói được, nói khó khăn thì hơ ngón cái tay trái (hơ từ cuối đốt thứ 2 ra đến đầu ngón cái). Xong hơ 2 bên cạnh ngón cái, nhớ hơ đi hơ lại nhiều lần. Nhờ việc hơ này mà lưỡi sẽ thon lại và dài ra, ăn nói sẽ dễ dàng.
4- LĂN TRỰC TIẾP TAY liệt:
- Lăn cánh tay trên: từ đầu vai xuống khuỷu tay (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn cánh tay dưới: lăn từ khuỷu tay tới cổ tay (30 cái/1lần làm 3 lần).
- Lăn bàn tay: từ cổ tay ra 4 đầu ngón tay (tức mu bàn tay).
- Lăn ngón cái (ngón cái ở vị trí kẹp giữa 2 ngón cái và ngón trỏ của người chữa bệnh).
- Lăn gan bàn tay (lăn 3 lần, mỗi lần 30 cái).
- Xong day hoặc vê các đốt xương, chỗ sưng.
5- LĂN TRỰC TIẾP CHÂN liệt: (cũng như lăn tay)
- Lăn đùi: từ trong ra ngoài (30 cái/1 lần, 3 lần)
- Lăn cẳng chân: lăn xuôi từ đầu gối xuống cổ chân.
Chú ý: không lăn ở sống chân.
Lăn bàn chân: lăn mu chân trước, xong lăn 2 cạnh chân.
- Lăn gan bàn chân và day các đầu xương ngón chân.
Chú ý: tất cả các động tác lăn đều làm 3 lần mỗi lần 30 cái.
Khi lăn tay,chân: phải lăn tròn toàn bộ.
Khi tập đi phải để chân thẳng.
Cào gót và bàn chân.
6- CÀO TRÊN ĐẦU:
a- Cào từ mí tóc lên 2-3 cm xuống mí tai.
b- Công dụng: Để chữa cánh tay trên, cánh tay dưới, bàn tay (xem vị trí của đồ hình 11 phản chiếu phần ngoại vi cơ thể trên da đầu “đồ hình dương”).
c- Cào từ đỉnh đầu thẳng xuống đỉnh tai (phản chiếu đùi).
d- Cào từ đỉnh tai chếch ra sau ót (phản chiếu bắp chân).
e- Cào 2 bên sau ót (phản chiếu bàn chân).
Chú ý : tất cả đều làm 30 cái/1lần làm 3 lần. Đặc biệt chú ý: nếu bị liệt nửa người bên phải thì cào nửa đầu bên trái. Ngược lại, nếu bị bên trái thì cào đầu bên phải.
7-LĂN LƯNG:
- Lăn ngược từ xương cùng lên tới ót, lăn từng đoạn ngắn độ 15cm/1 đoạn.
- Lăn 2 bên cột sống thì lăn chéo lên.
Chú ý: khi lăn ở các đốt L3, L4, L5 phải lăn cẩn thận vì chỗ này là thận, nếu không khéo sẽ bị sa thận.
 
GS TSKH Bùi Quốc Châu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com (Nguồn: www.dienchan.com)

Suy Nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 24 Tháng 12 2013 11:52

  Nghiên cứu về tâm lý dân tộc là một việc làm thú vị đối với tôi, nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tính dân tộc Việt Nam, mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan....

Trình bầy cũng là một dịp để học hỏi, cho nên tôi sẵn sàng đón nhận những góp ý chân thành của quý vị để cho tôi có dịp thấy những chỗ sai sót và nông cạn của mình mà kịp thời sửa chữa, bổ sung.

 

Những nét tính cách chung của người việt  

Theo tôi, tính cách của người Việt Nam nói chung có những nét như sau:

1. Tính vừa phải (chiết trung) không thái quá, không cực đoan.
2. Tính linh động, mềm dẻo ( không quá cứng nhắc)
3. Tính độc lập cao, tinh thần bất khuất.
4. Chuộng thực tế hơn viễn vông (không thích chuyện xa vời)
5. Thích sự thoải mái, tự nhiên (đặc biệt ở Nam bộ).
6. Giàu nghị lực (có sức chịu đựng)
7. Can đảm, mưu trí.
8. Hiền hòa, nhân hậu, độ lượng, dễ tha thứ, coi trọng tình nghĩa.
9. Thông minh, hiếu học.
10. Không quá khích, không hiếu thắng.
11. Tính lạc quan vui vẻ (hay cười)
12. Tính bất ổn định do thiếu nội lực
13. Tự ái cá nhân lớn hơn tự ái dân tộc. Tự ái nhiều hơn tự trọng, hay tự ái vặt.
14. Tính ăn xổi ở thì, chỉ biết cái lợi trước mắt, không nghĩ đến chuyện lâu dài.
15. Tính nghệ sĩ (hay bốc đồng)
16. Kém trí tưởng tượng và sáng tạo, ít sáng kiến, giỏi bắt chước.
17. Kém tổ chức.
18. Kém óc phân tích
19. Thiếu đoàn kết
20. Trọng hư danh. Ưa nịnh hót
21. Ít tôn trọng kỷ luật, thiếu nghiêm túc trong công việc
22. Thiếu tinh thần trách nhiệm
23. Giàu cảm tính, cảm xúc (nhạy cảm) Sống và làm việc bằng tình cảm hơn là  bằng lý trí (hay sợ mất lòng người khác)
24. Thiếu tính chân thật, ngay thẳng
25. Tư đức lớn hơn công đức, óc cá nhân lớn hơn óc xã hội.
26. Thiếu tính nhẫn nhục (Thiếu tiểu nhẫn nên thường làm hư đại sự)
27. Thiếu tự tin, nhút nhát
28. Vọng ngoại (Bụt nhà không thiêng)
29. Hay có óc cục bộ địa phương.
30. Óc chiến thuật hơn óc chiến lược
31. Tính tuỳ tiện, cẩu thả
32. Lãng phí thời gian và tiền bạc
33.Tính coi trời bằng vung (không coi việc gì là quan trọng)
34. Hay đố kỵ, nhỏ nhen, ích kỷ, hay dèm pha nói xấu kẻ khác.
35. Tính bảo thủ, hay cố chấp, thành kiến.
36. Tính thích nhàn tản, ham chơi hơn ham làm việc.
37. Tính thích danh hơn thích làm giàu (không quá coi trọng đồng tiền)
38. Tính hay bao biện, ôm đồm, không coi trọng chuyên môn.
39. Tính không rõ ràng, thích nói chung chung.
40. Tính hay tò mò, tọc mạch, ngôi lê đôi mách
41. Tính láu cá, khôn vặt, ranh ma
42. Tính hay thù vặt, hay gây gổ, dễ đánh nhau vì chuyện không đâu.
43. Thích nói (hay viết) hơn làm.
44. Thích chỉ huy ( làm đầu gà hơn làm đuôi phụng) nhưng lại kém quản lý.
45. Hay để ý đến tiểu tiết hơn là đại thể.
46. Thường  thấy gần, ít nhìn xa trông rộng.
47. Tính thích hưởng thụ ( ăn nhậu, vui chơi…)
48. Ý thức vệ sinh kém, nhất là vệ sinh công cộng.
49. Kém ý thức về trật tự công cộng. Nhà cửa thiếu ngăn nắp.
50. Không đúng giờ, không đúng hẹn. Hay thất hứa.

            Trong những điểm tâm lý nói trên, có thể có một số nét tìm thấy ở các dân tộc khác như người Hoa, người Phi, người Mã Lai… nói chung là không hẳn chỉ có ở người Việt. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính chất trung bình của những  đặc tính đã nêu ở dân tộc Việt. Có nghĩa là nếu người Việt có tính thiếu kỷ luật hay thiếu tinh thần trách nhiệm thì cũng chỉ ở mức trung bình chứ không quá tệ vì đặc tính nổi bật của người Việt là tính chiết trung (vừa phải). Thứ hai là những nhận xét của tôi nhằm nói đến đặc điểm của số đông, của cộng đồng chứ không nói đến những trường hợp đặc biệt của từng cá nhân mà ở dân tộc nào và lĩnh vực nào cũng có. Thật ra, những nhận xét trên đây còn có thể tìm thấy qua Âm nhạc cổ truyền dân tộc, qua nghệ thuật nấu ăn, và qua kho tàng Ca dao, tục ngữ Việt Nam vì nó phản ánh một cách khá trung thực tâm lý dân tộc qua hàng ngàn năm nay.

Sự khác biệt về thể chất, cách tư duy của người phương Đông với người phương Tây

  Đã từ lâu, tôi nhận thấy sự khác biệt về thể chất cũng như trong cách tư duy của người phương Đông với người phương Tây. Tôi đã đi đến một giả thuyết nhìn nhận rằng có một năng lực vũ trụ vô cùng lớn hình thành nên vạn vật, trong đó có các hành tinh. Cổ nhân Đông Phương gọi đó là Khí. Khí thì có Âm có Dương và luôn vận động nên nó tác động vào các hành tinh cũng dưới dạng Âm Dương. Do đó, nó chi phối trái đất theo nguyên lý sau: Nửa phần phía Tây (bên trái) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Đông (bên phải) địa cầu thuộc Âm. Nửa phần phía Bắc (phần trên) địa cầu thuộc Dương, nửa phần phía Nam (phần dưới) điạ cầu thuộc Âm. Phía Tây, kể từ nước Hy Lạp qua đến nước Mỹ, còn phía Đông kể từ nước Thổ Nhĩ Kỳ và các nước vùng trung Đông đến vùng Viễn Đông như Nhật Bản, Dương quần đảo (Indonesia) Còn phía Bắc gồm các nước ở trên Dương xích đạo như Phi Châu thuộc phía Nam. Qua cách phân bổ vô hình này của vũ trụ, ta thấy các nước thuộc phía Tây và ở phương Bắc thì rất cương cường, hiếu thắng vì thuộc Dương. Còn các nước ở phía Đông và phía Nam thì hiếu hòa hơn và cũng Âm tính hơn vì thuộc Âm. Từ đó sinh ra một số tính chất rất tự nhiên về mặt tâm sinh lý của người dân sinh sống đã lâu trên các phần lãnh thổ đó.

  Điều lý thú là quy luật Âm Dương này cũng phân bổ cho từng nước tương tự thanh nam châm luôn có hai đầu khác nhau. Hễ đầu này Âm thì đầu kia Dương, nếu ta bẻ gãy thanh nam châm thì hai mảnh nam châm cũng sinh ra hai đầu khác nhau như thanh nam châm lớn. Tương tự như thế ở từng nước, phía Bắc thường có nhiều Dương Tính hơn phía Nam, do đó người phương Bắc (cư dân bản  địa) thường cương cường, hiếu thắng, thích vật chất hơn là người phương Nam. Điều này ta có thể nhận thấy ngay chính ở dân tộc Việt Nam ta với cá tính của 3 miền có rất nhiều điểm phù hợp với quy luật trên.

Ví dụ: Người miền Bắc và Bắc Trung bộ đa số đều siêng năng, năng động và cương cường, hiếu thắng (ba phần Dương, hai phần Âm) và thích hình thức, có tính phô trương hơn đa số người miền Nam và Nam Trung bộ (3 phần Âm, 2 phần Dương) .

 Chúng ta cũng có thể tìm thấy những điều tương tự như vậy ở các quốc gia và dân tộc khác như ở nước Pháp, dân bản địa Paris tức là người phía Bắc có cá tính mạnh mẽ, khéo léo và thích phô trương hơn dân ở Marseille có tính chất phác bộc trực, cởi mở như tính người miền Nam Việt Nam. Tất nhiên, việc hình thành các cá tính của từng dân tộc hay mỗi miền còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố khác nữa như yếu tố về địa lý gồm khí hậu, thổ nhưỡng, sản vật, thức ăn, nước uống hay các yếu tố về xã hội, lịch sử và yếu tố về di truyền. Nhưng những điều vừa nêu trên chỉ là phần Hậu thiên, còn phần Tiên thiên phải nói đến sự phân bố tự nhiên của vũ trụ mà tôi vừa trình bày.

 Các điều vừa đề cập đến tạm cho là hợp lý, nhưng sẽ có người nói rằng tại sao Úc (Australia) lại thuộc về Đông Phương mà dân Úc lại không có tính cách  như các dân tộc Đông phương khác? Xin thưa, dân Úc châu ngày nay chủ yếu là dân Anh quốc di cư sang, bên cạnh đó là các dân Châu Âu khác, sau này mới thêm các dân tộc Châu Á, cho nên không phù hợp với nguyên lý trên vì họ không phải là dân bản địa thuần tuý, tức là dân đã sinh sống ở đó từ hàng nghìn năm về trước. Nhưng nếu họ ở lâu đến hàng trăm hàng nghìn năm sau thì chắc chắn cá tính sẽ thay đổi, không giống với dân chính gốc)  Tương tự dân Nam bộ tuy cũng từ miền Bắc hay miền Trung di dân vào, nhưng sau vài trăm năm ai cũng thấy cá tính người Miền Nam có rất nhiều điểm khác biệt ở người Bắc hay người Trung.

 Nói chung, các nước ở vùng nhiệt đới (xứ nóng) ở gần Xích đạo thì kém Dương khí, có thể nói là Âm hơn các nước ở ôn đới (xứ lạnh) luôn có nhiều Dương khí hơn. Nước Việt Nam ở gần Xích đạo nên so với Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản thì kém Dương hơn, do đó vóc người và xương cốt nhỏ nhắn hơn, cá tính cũng ôn hòa hơn, không quá khích như các dân tộc trên. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào sự phân bố vào sự phân bổ của đồ hình Thái Cực trên. Việt Nam thuộc dạng không quá Âm hay quá Dương mà ở mức trung bình. Do đó tính khí người Việt tương đối quân bình, từ đó suy ra các đức tính khác của dân tộc ta.

Các yếu tố Âm Dương 

Để hiểu rõ hơn tính cách của các dân tộc xét theo quan điểm Âm Dương, tôi xin liệt kê các yếu tố Âm Dương sau đây:

Âm: yếu đuối, hiền hòa, chất phác, thụ động, thiên về tư tưởng, những gì thuộc vô hình hơn là hữu hình, nên chuộng khoa học tâm linh, chuộng triết học hơn là khoa học kỹ thuật, cơ khí.

Dương: mạnh mẽ, dữ tợn, năng động, thiên về vật chất, những gì hữu hình hơn là vô hình. Cho nên chuộng khoa học kỹ thuật, cơ khí hơn là khoa học tâm linh.

 Tuy nhiên, thế giới ngày nay đang nối kết làm một. Hai khối Đông – Tây đều ảnh hưởng lẫn nhau cho nên không còn bản chất nguyên thuỷ như vừa trình bầy. Phương Đông cũng dần dần chuộng và áp dụng khoa học kỹ thuật của phương Tây mà trước đó mình chưa có, chưa biết và phương Tây cũng đã học hỏi tinh thần triết học phương Đông như Phật giáo, Thiền (Zen) khổng giáo, Lão giáo… mà trước đó họ không có.

 Khi đã nắm vững và thống nhất các điều cơ bản về Âm Dương nói trên, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra dân tộc ta thiên về Âm tính  nhiều hơn là Dương tính. Đó là nguyên lý căn bản trong Đông y mà nhiều người đã biết. Ngoài ra cũng cần nên biết, trong Âm bao giờ cũng có Dương và trong Dương bao giờ cũng có Âm. Do đó nếu nói dân tộc ta thuộc Âm, điều đó cũng có nghĩa là dân tộc ta có phần Thiếu Dương ở bên trong (vì trong Thái Âm luôn có Thiếu Dương tiềm ẩn) tức là bên ngoài thì mềm (Âm) mà bên trong thì cứng ( Dương).

 Cho nên khi dân tộc ta có tính Âm nhiều hơn Dương, điều đó cũng có nghĩa là Dương hướng chúng ta trong tương lai sẽ phải tăng cường phần Dương lên để quân bình Âm – Dương thì sẽ trở nên vững mạnh và mới phát triển tốt được.

Âm hay Dương đều có mặt tích cực và tiêu cực

Cần lưu ý là Âm hay Dương đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Cho nên trước hết, tôi nói về mặt tiêu cực của dân tộc ta, sau đó tôi sẽ nói về mặt tích cực trên cơ sở giả định là dân tộc ViệtNam thuộc Âm (nói cách khác là mang nhiều tính Âm)

Ở Việt Nam, đàn ông hầu hết đều đi xe máy của nữ. Chúng ta sử dụng nó một cách tự nhiên vì nó hạp với bản tính của chúng ta. Điều này ở các nước Tây phương (nhiều Dương hơn) ít thấy. Vì đàn ông của họ thường đi xe phân khối lớn dành cho nam giới, họ không sử dụng xe honda hay xe tay ga mà họ cho là của phụ nữ.

Dân mình hay ăn uống, đó cũng là tính cách của đàn bà, quá nhiều quán xá, nhà hàng từ nhỏ đến lớn kể cả các quán cóc vỉa hè và lúc nào cũng có người ăn uống. Ai cũng biết, đàn bà hay ăn vặt hơn đàn ông, cho nên đây cũng là biểu tính của phụ nữ.

Dân mình làm gì cũng bé tí, ít thích những gì khổng lồ, to đùng khác với dân Mỹ, vì tính rất Dương nên thường thích những cái to đùng, vĩ đại. Từ đó, người Việt thường thích buôn bán nhỏ, suy nghĩ nhỏ, ước muốn, cất nhà, làm tượng đài, kế hoạch đều nho nhỏ.

Dân mình hay để ý và câu nệ, chấp nhất những cái vụn vặt, tủn mủn…cho nên nhiều khi quên cái lớn (Tiểu tiết làm hỏng đại sự) Cho nên thường thì chuyện lớn dễ bỏ qua nhưng chuyện nhỏ lại quyết không tha. Đây cũng là thuộc tính của nữ, vốn dĩ rất vị tha nhưng cũng dễ sa vào tiểu tiết  để trở nên khó chịu, nhỏ mọn, chấp nhất.

Dân mình hay đố kỵ, xuất phát từ lòng ganh tỵ do đó hay móc chuyện thiên hạ …hay dèm pha, nói xấu kẻ khác. Đây cũng là thuộc tính của phụ nữ hay ngồi lê đôi mách hơn đàn ông.

Dân mình ít nghĩ xa, tầm chiến lược thường ngắn hạn, không thích bàn chuyện viễn vông, xa vời mà thích thực tế ngay trước mắt. Đây cũng là tính cách của nữ. Có thể ví von: Đàn ông là đèn pha, đàn bà là đèn code, nhìn gần thì rõ, nhìn xa thì mờ. Do không thích những kế hoạch dài hạn nên đưa đến tính ăn xổi, ở thì.

Dân tộc ta có tính hay thay đổi, trên báo chí thỉnh thoảng vẫn đăng tải ý kiến của các doanh nhân nước ngoài là kế hoạch làm ăn của ta thường thay đổi xoành xoạch khiến họ không biết Dương đâu mà lần. Đây cũng là thuộc tính của nữ, vì nữ bản tính mềm yếu, hay thay đổi, dễ nghe lời người khác nên có câu: “cưới vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha”

Dân Việt thường ít có thái độ rõ ràng, dứt khoát, cụ thể (hay nói nước đôi). Trong làm ăn cũng như trong xử thế, thường như vậy khiến các đối tác rất khó làm việc. Đây cũng là một đặc tính của nữ, thường ít khi trả lời rõ ràng về một vấn đề (muốn hiểu sao cũng được) nhất là trong lĩnh vực tình cảm.
Ít tự tin, kém sáng tạo mà lại ha vong ngoại, giỏi bắt chước hơn sáng chế. Điển hình là gần đây, thanh niên nam nữ đua nhau bắt chước cách ăn mặc và sinh hoạt kiểu Hàn Quốc. Cho nên HSSV Việt Nam thường học giỏi nhưng lại ít có phát minh.

Đa số dân mình hay suy nghĩ và làm việc theo cảm tính, ít theo lý trí. Đây cũng là một đặc điểm của nữ giới.

 Trên đây là xét về mặt tiêu cực của tính Âm, còn về mặt tích cực thì dân ta cũng lắm điều hay như:

-       Tính nhẫn nại, chịu đựng cao, cũng là thuộc tính của nữ giới.

-       Tính bao dung, hay tha thứ

-       Tính khéo léo, linh động trong giao tiếp, ứng xử.

 Ta co thể nêu ra thêm một số mặt tích cực nữa của tính Âm, nhưng thiết tưởng bây nhiêu đó cũng đã cho ta thấy rõ dân Việt bản chất thiên về Âm nhiều hơn là Dương (chứ không phải là không có Dương tính vì trong Âm bao giờ cũng có Dương: Âm trung hữu Dương căn)

 Những luận cứ  và nhận định trên đây của tôi nhằm giúp cho chúng ta hiểu rõ mình là ai, như thế nào để dễ dàng phát huy những ưu điểm, khắc phục hay hạh chế khuyết điểm. Như thế không có gì đáng ngại mà trái lại còn giúp cho dân tộc ta phát triển mạnh hơn.  Vì ta sẽ phát triển trên cơ sở chọn lọc những gì hợp với bản chất, cơ địa của mình. Như trong việc đào tạo các võ sinh của các vị thầy hồi xưa là căn cứ vào thể hình và tính khí của môn sinh mà dạy cho họ môn võ phù hợp.

Vídụ: Đối với người nhỏ con mà lanh lẹ thì dạy Hầu quyền, đối với người cao gầy thì dạy hạc quyền, với người mạnh mẽ, vạm vỡ thì dạy Hổ quyền, Hồng Gia quyền…Hoặc người nhỏ con, yếu sức thì học Aikido hay Judo tốt hơn là học Karaté hay Taekwando.
 

Đinh hướng phát triển đất nước theo quy luật âm dương
 Cho nên, sau khi đã xác định bản tính hay khuynh hướng của dân tộc ta là Âm tính, thì ta sẽ có các chương trình, kế hoạch xây dựng, phát triển đất nước theo hướng phù hợp với bản tính và địa hình của đất nước ta. Vì sẽ rất sai lầm và đi vào chỗ bất thuận lợi khi ta định hướng phát triển như các nước khác vốn có tính Dương nhiều hơn ta, và địa hình của quốc gia họ cũng khác ta. Cụ thể hơn, ta có thể định hướng học tập, nghiên cứu xây dựng phát triển về ngành y học (Y học dân tộc và y học hiện đại) nhất là về ngành vi phẫu thuật, tai mũi họng, tim …hay giải phẫu thẩm mỹ, cũng như các lĩnh vực Dương sinh, công nghệ thông tin (IT) du lịch, dịch vụ, văn chương, nghệ thuật… các hoạt động về tiểu thủ công nghiệp như gốm sứ, thêu thùa, may mặc thay vì đầu tư vào các ngành công nghệ nặng, về cơ khí … Chúng ta cũng nên tập trung vào các loại hình thể thao nhẹ như cầu lông, bóng bàn, cơ vua thay vì tập trung cho bóng đá, quần vợt … vì những loại hình này thuộc Dương, đòi hỏi nhiều thể lực thích hợp với các dân tộc Dương tạng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hay các dân tộc Âu Mỹ hơn là dân tộc ta.


 Có lẽ chúng ta không nên buồn vì biết dân tộc ta thuộc Âm, nếu các bạn đồng ý với quan điểm của tôi vì Âm không phải là xấu mà Dương cũng không phải là hay, nếu xét về phạm trù Âm – Dương thì cả hai đều có giá trị ngang nhau, và đều có mặt mạnh lẫn mặt yếu. Vần đề ở đây là cần nhận biết rõ, ta là ai ? ta như thế nào ? Để xây dựng đất nước cho tốt đẹp và phát triển nhanh chóng hơn nếu chúng ta không có những nhận định sai lệch về mình. Cho nên khi nắm rõ điều này , ta sẽ định hướng đúng trong việc xây dựng đất nước, như thế sẽ làm cho đất nước ta tiến bộ rất nhanh. Vì ai cũng biết, cái gì hợp thì sẽ mau có kết quả lâu bền và trái lại.

Trong việc làm ăn buôn bán, chữa bệnh, ăn uống cũng nhu quan hệ vợ chồng, ai cũng thấy rõ điều này.

Tác giả: GS TSKH Bùi Quốc Châu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com   

Vài phút làm quen với Diện Chẩn - Kỳ 1

Category: LY. Trần Dũng Thắng
Được viết ngày Thứ hai, 23 Tháng 12 2013 18:19

Diện chẩn Việt xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả, các bài viết của Lương y Trần Dũng Thắng về cách chữa các bệnh thông thường bệnh bằng Diện Chẩn do GS.TSKH Bùi Quốc Châu phát minh, đăng trên tạp chí Thế giới mới. Hy vọng các bài viết này sẽ giúp ích cho độc giả trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân

Kỳ 1 -  đăng trên Thế giới Mới số 995, ngày 30/7/2012, trang 54

Một số bệnh đang chờ bàn tay vàng

Nào các bạn hãy thử chữa đi. Đừng vội xem giải pháp bên dưới nhé!

1. Bong Gân

Con bị bong gân từ ngày mùng 3 Tết đến nay đã gần 4 tháng rồi. Gặp cụ chỉ 5 phút thôi, cái đau và cứng ở mắt cá chân đã tan biến. Sao mà tài tình mà nhanh như vậy? Có phải đó là phép tiên không? Lần đầu tiên con biết một phương pháp chữa bệnh tài tình này của cụ và là một sản phẩm y học độc đáo và kỳ diệu của dân tộc Việt Nam. Con không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn cụ, mong cụ sống lâu để cứu chữa cho mọi người…

Ngày 2/4/2001
Con Đào Mạnh Quân
Phi công B767 Đoàn bay 919
TCT VienamAirlines

Nhang ngải cứu được Diện chẩn dùng trong hỗ trợ điều trị

2. Tai biến mạch máu não

Đáng để ý nhất là một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đã 4 năm với di chứng tay phải bị co rút đến tận ngón tay. Cụ áp dụng Diện Chẩn và trước sự ngạc nhiên của gia đình, bệnh nhân đã có thể duỗi thẳng tay một cách dễ dàng và mừng rỗ la lớn: “Tôi duỗi được tay rồi!”.
Mong rằng Diện Chẩn sẽ được cụ truyền bá không những cho đồng bào ta mà còn được truyền dạy cho người nước ngoài biết đến nữa…

Lyon, ngày 2/5/2001
Trân trọng
BS. Hoàng Gia Hùng
Sacramento, California, USA

3. Cơn đau tim

Con bị những cơn đau tim đột ngột làm ngất xỉu nhiều lần. Trong vòng 20 ngày, con phải cấp cứu 4 lần tại Bệnh viện Tim mạch, 115, Từ Dũ, Hoàn Mỹ. Tất cả đều chẩn đoán giống nhau nhưng điều trị không có kết quả khả quan. Con và gia đình vô cùng lo âu và tuyệt vọng. Bức tường đen tối, hãi hùng đã chặn đứng tương lai con.May sao con được người bạn đưa đến gặp thầy. Chỉ có mấy phút, người con thấy nhẹ nhàng, hơi thở điều hòa giống như con nhận được phép màu nào đó…

Ngày 28/10/2001
Đỗ Thị Sương
43/5 Điện Biên Phủ, p.15, 1. Bình Thạnh, tp. HCM

Giải pháp vàng: Khỏi rồi vẫn tưởng như nằm mơ

1. Chỉ cần hơ ngải cứu vào mắt cá tay cùng bên với mắt cá chân đau độ vài phút, bệnh khỏi liền.

2. Chỉ cần hơ ngải cứu vào bên vai đối xứng rồi gõ các huyệt 65, 310, 477 bên đau. Bả vai liệt chuyển biến rất nhanh.

3. Bấm thông nghẽn nghẹt (14, 275, 61, 19) và ổn định thần kinh (124, 34) ở tim (103, 106, 107, 108, 8, 12, 138). Sau cùng hơ suốt từ 103 đến 8, 12138 ở hai bên mang tai. Tim trở lại bình thường rất nhanh.

Thay lời kết luận

Tp. Vinh ngày 23/7/2010

Cảm ơn thầy Trần Dũng Thắng. Tình cờ tôi được xem băng về bài giảng cách chữa bệnh bằng bấm huyệt gọi là Diện Chẩn của thầy, và hôm nay được thầy trực tiếp bấm huyệt chữa bệnh cho tôi.

Tôi cho rằng đây là một phương pháp chữa bệnh hết sức hiệu quả – không phải dùng thuốc, không phải mổ xẻ… mà chỉ bấm huyệt – đơn giản thế thôi nhưng tác dụng thì rất tốt, thậm chí quá sức tưởng tượng của chúng ta. Điều này không phải chỉ có tôi nói mà đã có hàng vạn người thừa nhận. Không chỉ ở Việt Nam mà thầy đã đi chữa bệnh ở rất nhiều nước trên thế giới và họ đã hết sức khâm phục.

Đây là một phương pháp chữa bệnh mà mọi người có thể học và tự chữa bệnh cho mình được.

Xin cảm ơn thầy. Chúc thầy sức khỏe, sống lâu trên 100 tuổi để tiếp tục giúp được cho nhiều , nhiều người hơn nữa.

Kính thầy,
Nguyễn Xuân Đường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. 
Lương y Trần Dũng Thắng

Đường lối diện chẩn

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ tư, 30 Tháng 10 2013 13:36

Tg: GS TSKH Bùi Quốc Châu

 Tại sao tôi viết bài này? Vì Diện Chẩn hiện nay đã và đang có hàng triệu người áp dụng ở hàng trăm quốc gia trên thế giới (chỉ tính đến sáng ngày 8/7/2011, số lượt người truy cập*, xem http://www.dienchan.com đã hơn 1.400.000, thuộc 105 quốc gia/lãnh thổ) sau 31 năm kể từ khi tôi tìm ra phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc mà ngày nay được gọi với tên ngắn gọn là DIỆN CHẨN, thay vì gọi đầy đủ như trước đây là “Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp”.
Tác giả Diện Chẩn - Bùi Quốc Châu 
Người tìm ra chỉ có một, lý thuyết cũng chỉ có một người viết ra – đó là tác giả Bùi Quốc Châu nhưng người làm tức thực hành, áp dụng thì có hàng triệu. Đó là nói hiện nay chứ đến vài chục hay 100 năm sau thì người áp dụng  Diện Chẩn sẽ có đến hàng tỉ. Cho nên nếu không nói rõ đường lối, phương hướng chữa bệnh thì sẽ xảy ra tình trạng bát nháo, mỗi người một cách, không đúng với TINH THẦN CỦA DIỆN CHẨN mà người sáng lập ra đã đề ra.
Để hiểu đúng tinh thần Diện Chẩn là gì thì ta phải trở lại từ đầu, xem nền tảng của phương pháp Diện Chẩn là gì và mục đích của người sáng lập là dùng Diện Chẩn để làm gì.
Nền tảng của Diện Chẩn
Trước hết xin nói về NỀN TẢNG CỦA DIỆN CHẨN. Như trong các bài viết trong sách Diện Chẩn và giáo trình, tôi luôn nói là Diện Chẩn được xây dựng trên nền tảng Đạo học Đông phương (gồm Tam Giáo: Phật, Khổng, Lão-Trang và Kinh Dịch), Văn hóa Việt cùng 3 nền y học  là y học hiện đại, y học cổ truyền và y học dân gian (Xem bài Vài nét về lịch sử môn Diện Chẩn-Điều Khiển Liệu Pháp  trong sách Bài giảng Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp, trang 5 – 14 )mà người học Diện Chẩn phải học hoặc ít nhất phải biết những điều tôi đề cập ở trên là gì. Như thế, Diện Chẩn  là phương pháp mang tính TỔNG HỢP rất cao. Nhất là việc hiểu và vận dụng Đạo học Đông phương vào Diện Chẩn là phần cực kỳ quan trọng, có thể nói là cốt lõi của phương pháp Diện Chẩn, mới có chữ Tâm và chữ Tùy trong Diện Chẩn. Từ y học cổ truyền mới có việc vận dụng hệ Kinh lạc, Tứ chẩn, Bát Cương, Âm dương Ngũ hành.Vận dụng y học hiện đại vào Diện Chẩn mới có 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết, hệ thần kinh thực vật, hệ nội tiết, hệ thần kinh -  12 đôi dây TK sọ não, hệ da, hệ cơ… Vận dụng y học dân gian và văn hóa Việt vào Diện Chẩn mới có cách chữa theo Đồng ứng, Đồng hình, Đồng tự, Đồng âm (tương tự cách chữa mẹo trong dân gian), cách chữa theo Thập nhị huyền công tương tự cách chữa bằng bùa chú trong dân gian (nhưng không phải là bùa chú)…
Mục đích của Diện Chẩn
Kế đến xin nói về MỤC ĐÍCH CỦA DIỆN CHẨN. Diện Chẩn dùng để làm gì? Người sáng lập là tôi chỉ có mỗi ước muốn duy nhất là mong dùng phương pháp  mình đã khổ công tìm ra để đem lại sức khỏe, sự bình an, trí tuệ, hạnh phúc, tính độc lập và tự do cho tất cả những người Đau và Khổ trên cõi đời này, trong đó dân tộc Việt Nam ta là ưu tiên. Với phương pháp của mình, mong muốn thiết tha của tôi là sao cho tất cả mọi người trên trái đất này, gồm hết nam, phụ, lão, ấu và gồm cả cây cỏ, hoa lá, thú vật, chim muông (kể cả đồ vật) đều được hưởng sự mầu nhiệm của Diện Chẩn nên bắt buộc tôi phải tìm tòi, suy nghĩ ra những cách vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả để cho mọi người đều có thể học và làm được trong thời gian ngắn. Cho nên từ giai đọan mở đầu phương pháp Diện Chẩn, tôi đã dùng kim nhỏ và ngắn châm trên MẶT người bệnh, sau đó do nghĩ rằng nếu dùng kinh châm thì không thể đại chúng hóa nhanh được nên tôi đã bỏ cách dùng kim, thay vào đó là những dụng cụ làm bằng sừng trâu, kim loại và nhựa cao cấp, cũng như đã mở rộng phạm vi nghiên cứu và điều trị không chỉ ở vùng MẶT mà ra khắp toàn thân. Về điều trị, từ những phác đồ gồm nhiều dãy số đã có thêm những phác đồ ngắn gọn và sau này, nhiều khi khộng cần dùng đến huyệt đạo cũng giúp cho người bệnh hết bệnh hoặc thuyên giảm.
Cho đến những năm gần đây, người bệnh chỉ cần đọc số huyệt (Niệm công), tác động lên hình ảnh (Ảnh công) hay nghĩ về bộ phận đang đau (Ý công), viết chữ trên giấy (Từ công), viết bằng ngón tay lên bộ phận đang đau (Khoán công) hay uống nước (Thủy công)…đều có thể giảm hay hết bệnh. Những cách này không cần phải vận dụng lý thuyết Tây hay Đông y nhưng vẫn đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên cho những ai đã được chữa hay tự chữa.
Như tôi thường nói “có nhiều con đường để đi đến một nơi”, Diện Chẩn cũng thế. Có nhiều cách để chữa một bệnh, cách nào chữa NHANH, GỌN, ÍT ĐAU ĐỚN, ÍT TỐN KÉM NHẤT LÀ CÁCH HAY NHẤT, chứ không phải là dùng cách chữa chính thống mới được. Vì quan niệm rộng rãi, cởi mở của tác giả là không bắt buộc phải biết các lý luận y học Tây hay Đông y mà người bệnh – trước mắt là môn sinh của tác giả  – mới được hưởng những kết quả kỳ diệu như các bạn đã từng biết.
Cho nên nếu bạn nào nói rằng học Diện Chẩn là phải biết lý luận y học hiện đại hay cổ truyền rồi mới nên chữa bệnh cho mình và cho người khác là không đúng, đó là bị chấp. Vì như trong dân gian, từ lâu đã có những cách chữa bệnh không căn cứ vào lý luận y học nào cả mà kết quả vẫn vượt xa sự mong muốn và tin tưởng của mọi người.
Tất nhiên, nếu chúng ta nói không cần kiến thức về y học hiện đại và cổ truyền là không đúng. Nhưng nếu nói phải có kiến thức về Đông hay Tây y mới được hoặc mới nên chữa bệnh bằng Diện Chẩn là sai vì điều trước hết chúng ta cần phải nhớ là “Diện Chẩn không phải là Đông hay Tây y và đối với người bệnh, điều quan trọng nhất là chữa hết bệnh cho họ, chứ không phải biết rõ  bệnh của họ nhưng lại không chữa được cho họ lành bệnh”.Cho nên nếu bạn có học qua Đông hay Tây y thì càng tốt nhưng nếu không có cũng không sao ( như với cách chữa mẹo hay Thập nhị huyền công, có người không biết gì về Đông y hay Tây y vẫn chữa được những bệnh mà Đông, Tây y nhiều khi không thể chữa dứt hẳn hay bó tay luôn, là như: viêm xoang, viêm chu vai, viêm mũi dị ứng, viêm mủ lỗ tai, bệnh trĩ, nhức đầu kinh niên, mất ngủ kinh niên.v.v…). Từ những ca bệnh điển hình này, các bạn hãy để ý đến và nhớ lại những TÂM NGÔN DIỆN CHẨN mà tôi thường nói trong lúc giảng dạy, cũng như những câu nói của cổ nhân, của bà con quần chúng trong dân gian cũng như kinh nghiệm bản thân. Hãy dùng những hiểu biết này của mình trong lúc chữa trị bệnh cho mình và cho người khác.
Nói tóm lại, vì nền tảng của Diện Chẩn là Tam Giáo, là văn hóa Việt, là kinh Dịch và 3 nền y học cùng nhiều kiến thức khác, nên không thể nói “học Diện Chẩn là bắt buộc phải biết Đông và Tây y” mà nên nói rằng “nếu muốn trở thành môn sinh Diện Chẩn giỏi thì nên học thêm Đông và Tây y, và nếu có điều kiện, phải đọc thêm sách viết về Đạo học Đông phương như Phật, Khổng, Lão-Trang, kinh Dịch, văn hóa Việt nữa chứ không chỉ có sách y học là đủ”.  Có nhiều người do trình độ học vấn có hạn, nghe nói học Diện Chẩn  bắt buộc phải học Đông và Tây y thì họ rất ngại, do ai cũng biết việc học Đông, Tây y không phải là dễ và cũng không phải trong thời gian ngắn là thấu hiểu, nắm bắt được dù cho chỉ là các phần căn bản. Vã lại, chúng ta càng ngày càng có nhiều cách chữa bệnh không cần đến huyệt, cũng không cần biết đến lý luận Đông, Tây y mà vẫn chữa hết bệnh, như: Ý công, Từ công, Khoán công.v.v… Thực tế này càng chứng tỏ Diện Chẩn là một phương pháp chữa bệnh độc đáo, kỳ lạ, dành cho tất cả mọi người, kể cả người bình dân ít học, trẻ em, người lớn tuổi, người khuyết tật nhẹ… đều có thể học được và làm tốt. Sở dĩ Diện Chẩn đạt được điều này mà từ trước đến nay ít có phương pháp nào có thể làm được như vậy là vì tác giả đã DÀNH NHIỀU THỜI GIAN NGHĨ ĐẾN VIỆC TÌM RA CÁCH CHỮA ĐƠN GIẢN, DỄ HỌC, DỄ LÀM ĐỂ MỌI NGƯỜI TRÊN HÀNH TINH NÀY CÓ THỂ TỰ CỨU MÌNH MÀ KHÔNG LỆ THUỘC NHIỀU VÀO THUỐC MEN NHƯ TRƯƠC ĐÂY, THẦY THUỐC HAY NGƯỜI KHÁC.
Cho nên đối với những kiến thức cao, khó hiểu, khó nhớ như Đông, Tây y thì tác giả không đề cao hay yêu cầu học viên Diện Chẩn bắt buộc phải học ngay từ đầu – như vậy là tạo sự khó khăn cho họ ngay từ lúc mới vào học. Tác giả nghĩ rằng những kiến thức về Đông, Tây y ở mức cao nên dành cho những người đã có học vấn cao, trình độ vững vàng về Diện Chẩn rồi mới nên học. Trái lại, nếu chú ng ta đặt ra yêu cầu đó cho những người ít học,mới bước chân vào Diện Chẩn thì không nên vì sẽ tạo sự khó khăn khiến họ sẽ nãn chí và bỏ cuộc vì cho rằng “Diện Chẩn khó quá!”.
Trên đây là những điều mà tôi đã quan sát, chiêm nghiệm và lắng nghe từ quần chúng học viên sau gần 30 năm dạy Diện Chẩn. Do đó tôi mong các môn sinh Diện Chẩn trong và ngoài nước hãy đọc kỹ bài này để nắm vững đường lối phổ biến Diện Chẩn hiện nay và trong tương lai.
  
GS TSKH Bùi Quốc Châu
(Nguồn dienchan.com)

Thời Diện Chẩn -08- Bụt chùa nhà...

Category: Thời Diện Chẩn
Được viết ngày Thứ năm, 24 Tháng 10 2013 16:45

 “Bụt chùa nhà không thiêng”. Câu nói có từ ngàn năm xưa, nó mặc nhiên tuyết phục mọi người. Thực tiễn cuộc sống có quá nhiều ví dụ không ai chối cãi được. Hãy nói ngay việc hiển nhiên trong xã hội ta hiện nay. Địa phương nào cũng xuất hiện nhiều ông Đồng, bà Cốt. Họ tự xưng là Cô, là Cậu, là ông Hoàng, bà Chúa … Họ lập phủ, lập đền, xem bói, cầu cúng, lên đồng … Con hương ở xa kéo đến ùn ùn bằng xe máy, xe ô tô, làm những canh lễ lớn tốn kém nhiều triệu đồng. Họ dẫn con hương đi trảy hội đền nọ, phủ kia rầm rầm, rộ rộ. Thế nhưng người làng thì ngơ ngơ ngác ngác đứng nhìn, chép miệng quay lưng.

Thời Diện Chẩn -07- Chữa bệnh bại não, liệt tứ chi

Category: Thời Diện Chẩn
Được viết ngày Thứ năm, 24 Tháng 10 2013 15:05

Nguyễn Đăng Kỳ

Trước hết xin cám ơn quý vị đồng môn Diện chẩn đã đọc bài viết “Suy ngẫm về Diện chẩn và 10 năm rào cản” của tôi. Nhiều vị điện thoại về đặt ra cho tôi nhiều câu hỏi:  
1. Chữa cận thị như thế nào?  
2. Chữa tâm thần phân liệt như thế nào?
3. Chữa bại não liệt tứ chi như thế nào?

Thời Diện Chẩn -06- Chữa xuất huyết dưới da bằng Diện Chẩn

Category: Thời Diện Chẩn
Được viết ngày Thứ năm, 24 Tháng 10 2013 14:52

Nguyễn Đăng Kỳ

 Nguyễn Đăng Tài ở cạnh trường Tiểu học thị trấn Quỳnh Côi cháu gọi tôi bằng bác, là người bệnh đầu tiên được chữa khỏi xuất huyết dưới da bằng Diện chẩn.

 Triệu chứng bệnh Xuất huyết dưới da như sau: Ở bắp chân, bắp tay, trên lưng, trên ngực thường xuyên xuất hiện những mảng tím bầm đường kính khoảng 3 – 4 cm. Vài ngày sau mảng tím bầm đó nhạt dần, chuyển sang màu vàng rồi hết, ít bữa sau lại thấy xuất hiện mảng tím bầm ở chỗ khác. Cháu không bị va chạm, không vấp ngã, cũng không rõ vì sao có vết tím bầm.

Powered by EasyTagCloud v2.5 Free