Các bạn có thể đã biết qua nhưng dù sao biết thêm cũng tốt, các bạn hãy cất giữ một ống chích hoặc cây kim ở nhà để phòng khi cấp cứu. Thật ngạc nhiên, có một cách chữa không cần phải là người chuyên môn, đã cứu sống một người bị tai biến mạch máu não. Các bạn hãy đọc lá thư này để biết cách cứu người khác, mạng người bị tai biến mạch máu não sẽ tùy thuộc vào các bạn.
Cha tôi bị tê liệt cuối cùng đã bị chết vì bị stroke. nếu phải tôi được biết cách này sớm, vì khi cơn stroke đến, những mao mạch trên não vỡ dần.
Khi gặp trường hợp stroke xảy ra, các bạn hãy bình tĩnh, bất cứ ở đâu, không nên di chuyển bệnh nhân, bởi vì khi di chuyển, mao mạch sẽ bị vỡ, hãy giúp nạn nhân ngồi làm sao để không đụng đến đầu sẽ làm cho máu chảy, nếu có sẵn được kim chích ở nhà thì tốt, bằng không thì dùng kim máy may hoặc kim cài. Thứ tự làm theo các động tác sau đây :
1-Kim được hơ trên lửa sát trùng rồi chích vào 10 đầu ngón tay nặn ra máu.
2-Không cần trúng những huyệt châm cứu, chỉ cầm châm cách góc móng tay 1mm.
3-Tiếp tục nặn cho máu chảy ra.
4-Nếu máu không nhỏ giọt ra, hãy vê day các ngón tay.
5-Khi 10 đầu ngón tay chảy máy, đợi vài phút bệnh nhân sẽ tỉnh lại.
6-Nếu miệng bệnh nhân méo, kéo chà tai cho đỏ lên
7- Châm vành tai nặn ra 2 gịọt máu mỗi bên, sau 1 phút, bệnh nhân tỉnh lại.
Chờ đến khi bệnh nhân tỉnh lại bình thường, không có triệu chứng bất thường lúc đó đem bệnh nhân đến bệnh viện, hay gọi xe cưú thương đến chở, nếu không, trên đường di chuyển mà bị dằn sóc sẽ làm mao mạch trên não vỡ. Trường hợp này nếu bệnh nhân được cứu, mà như có thể đi lại được thì thật là nhờ ở phước đức tổ tiên.
Tôi đã học chích lể để cứu người từ ở bác sĩ Ha Bu Ting, nhà châm cứu y học cổ truyền ở Sun-Juke. Hơn nữa tôi đã có kinh nghiệm thực hành, bởi vậy tôi có thể nói phương pháp này đạt kết qủa 100%.
Năm 1979, Tôi dạy ở trường College Fung Gaap ở Tai-Chung. Một buổi chiều tôi đang dạy học, một giáo sư khác chạy đến lớp tôi hốt hoảng nói : Bà Liu, đến mau đi, thầy giám thị bị stroke.
Tôi vội chạy lên lầu 3, lúc đó tôi thấy Ông giám thị Chen Fu Tien mặt tái mét, nói đớ, miệng méo, tất cả là triệu chứng tai biến mạch máu não. Tôi vội yêu cầu một học viên của tôi chạy đến nhà thuốc tây ngoài cổng trường mua một ống chích, tôi đã dùng nó châm vào 10 đầu ngón tay của thầy Chen. Khi 10 đầu ngón tay chảy 1 giọt máu, sau vài phút, mặt thầy Chen hồng trở lại, mắt có thần, nhưng miệng vẫn còn méo. Thế rồi tôi day tai khi tai đỏ lên, tôi châm vào vành tai phải 2 lần để nặn ra 2 giọt máu, khi 2 tai nặn ra máu xong, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ trong vòng 3-5 phút miệng méo của ông trở lại bình thường và ông nói được rõ ràng hơn. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lát, pha cho ông uống một tách trà xong giúp ông đi xuống cầu thang rồi chở đến bệnh viện WeiWah Hospital. Ông ở đó một đêm, hôm sau ông trở lại trường để tiếp tục dạy học.
Các thao tác tự nhiên, không tạo phản ứng phụ, mặt khác, thông thường bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thường bị đứt mao mạch não khi di chuyển đến bệnh viện nên kết qủa là các bệnh nhân này chẳng bao giờ hồi phục được.
Vì lý do đó, tai biến mạch máu não là nguyên nhân thứ hai của cái chết. Thông thường, một người nếu may mắn còn sống sẽ phải chịu bán thân bất toại suốt đời. Đó là chuyện sợ hãi nhất xảy đến cho con người. Nếu chúng ta có thể nhớ phương pháp chích lể máu này thì có thể cứu người thoát khỏi tử thần ngay lập tức trong một thời gian ngắn, nạn nhân sẽ sống lại 100% như người bình thường.
Chúng tôi hy vọng các bạn hãy chỉ cho những người khác biết đến phương pháp cấp cứu này. Bằng cách này, bệnh tai biến mạch máu não có thể không còn nằm trong danh sách thống kê là những nguyên nhân chính của cái chết.
Trên đây là nội dung lá thư của Bà Bác sĩ Irene Liu cũng đã phổ biến chỉ dẫn cho nhiều người, phương pháp chích lể thật ra đã có từ lâu, có rất nhiều bệnh nan y mà đông tây y chữa không có kết quả thì phương pháp chích lễ lại có hiệu quả cao. Các huyệt Bà Liu kể là 12 tĩnh huyệt trên góc móng tay thuộc đầu và cuối của một đường kinh, nếu không biết huyệt, chúng ta dùng kim châm nặn máu (loại kim của những người bệnh tiểu đường thường châm để đo lượng đường trong máu ) châm vào 10 đầu ngón tay gọi là thập tuyên.
Tôi cũng thường dùng phương pháp này cứu người bị hôn mê trong phòng cấp cứu của bệnh viện, những người này bị hôn mê vì mạch máu não bị tổn thương do stroke, do tai nạn té ngã đụng sọ não, do bị đánh, khiến vỡ mao mạch trên não, thời gian chữa càng chậm, máu bầm càng đông đặc làm não bị chết sẽ khó chữa. Trường hợp này phải chích lể nặn máu nhiều lần ở 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân để thông 6 đường kinh trên tay và 6 đường kinh trên chân để khí huyết lưu thông khắp cơ thể tạng phủ.
Chính cách châm nặn máu này đã cứu NCL hồi phục hoàn toàn không di chứng, bạn bè tặng cho biệt danh người về từ âm phủ. Những trường hợp không cứu được nếu khi nặn máu và day các ngón tay không ra máu, và sự phản xạ không có, chích nặn không ra máu đủ 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân, ngay cả nặn máu ra đủ 10 đầu ngón tay, nhưng 10 đầu ngón chân không ra máu, không nhúc nhích cử động, châm kim vào những ngón chân có cảm giác như châm vào cây củi mục chứng tỏ là cơ thể đã chết dần từ thân dưới, các thầy giỏi gặp trường hợp như thế cũng đành bó tay. Trường hợp cấp cứu nhận thấy có sự sống khi nặn máu ra đủ 10 đầu ngón tay và ngón chân. Nhưng khi nặn máu, lúc có lúc không, do khí huyết tắc nghẽn nơi nào đó trong cơ thể, hoặc còn khối huyết tắc trên não, ngoài sọ não, nếu có sống lại cũng sẽ bị tê liệt bán thân bất toại, để tránh trường hợp này, người thân khi đến thăm và săn sóc bệnh nhân nên chích lể nặn máu mỗi ngày cho đến khi máu đặc, máu bầm đen ra hết, cánh tay, cẳng chân hết lạnh, sưng, từ từ ấm nóng, và đến khi nặn ra máu tươi, loãng chảy dễ dàng, thì khi sống lại sẽ không bị nguy cơ tê liệt.
Dưới đây là những huyệt cần phải chích lể nặn máu :
Công dụng của Thập nhị tỉnh huyệt trên tay :
Cấp cứu hôn mê, sốt cao, động kinh, giựt kinh phong. Các ngón tay bị co rút, thoái hóa đốt xương ngón tay không nắm mở ngón tay được.
Công dụng của Thập nhị tỉnh huyệt trên chân :
Trị chân đùi tê dại mất cảm giác, các khớp ngón chân co rút, các ngón chân bị liệt không cử động, chân bước đi nặng nề không có cảm giác.
Công dụng của Thập tuyên trên tay :
Trị sốt cao, kích ngất, hôn mê, say nắng, động kinh, tê đầu các ngón tay, điên loạn.
Công dụng của Thập tuyên trên chân :
Bàn chân ngón chân tê cứng lạnh, máu không xuống nuôi chân, chân đùi teo cơ. Cao áp huyết đầu và bàn tay nóng, chân lạnh. Nếu bàn chân nóng trong bệnh tiểu đường do thận nhiệt, cũng châm thập tuyên chân.
Trường hợp áp dụng được và không áp dụng được :
Áp dụng trong trường hợp những người bị bệnh cao áp huyết, mặc dù vẫn uống thuốc mà áp huyết không hạ xuống mức bình thường, thì vẫn có nguy cơ bị stroke (tai biến mạch máu não), những người bị sốt cao, những người lúc nào trán và bàn tay cũng nóng, những người có nhiều calcium trong máu làm đặc máu đều phải thường xuyên châm nặn máu thập tuyên để phòng ngừa không bao giờ xảy ra stroke.
Trẻ em và những người có máu nhiệt, bị động kinh té ngã 3-7 lần mỗi ngày gây va chạm tổn thương thân thể rất nguy hiểm, triệu chứng trước khi bị động kinh, mặt đỏ, trán nóng, bồn chồn sợ hãi, la hét, trốn chạy núp dướI gầm bàn, khe tủ, góc nhà.. mục đích tìm chỗ an toàn truớc khi bị té ngã kích ngất co giật hôn mê. Trường hợp này bình tĩnh, châm nặn máu thập tuyên ở tay. Người có máu động kinh, khi chưa bị động kinh, mỗi ngày châm nặn máu Thập tuyên để phòng ngừa cơn động kinh đến, thì sẽ không còn bị động kinh nữa. Để ngăn ngừa cơn động kinh tái phát, thường xuyên theo dõi nhiệt độ xem bàn tay và trán có nóng hơn bình thường không, nếu hơi nóng hơn bình thường cần phải châm ngay cho hạ nóng sốt. Thập tuyên chữa tất cả các bệnh sốt cao.
Những người bị cao áp huyết, hoặc đã bị stroke, cánh tay, bàn tay và ngón tay cứng khó cử động, phải châm Thập nhị tỉnh huyệt thường xuyên mỗi ngày hay cách ngày một lần cho đến khi cánh tay mền, cử động dễ dàng thì ngưng.
Không áp dụng được trong trường hợp chân tay vô lực, áp huyết thấp, hay bị chóng mặt xây xẩm do thiếu máu, nếu châm nặn máu áp huyết tụt thấp làm mất máu não sẽ rơi vào hôn mê. Đàn bà có thai không được châm Thập nhị tỉnh huyệt hoặc Thập tuyên ở chân.
(Theo khicongydaotailieu.blogspot.com)