Bí quyết bảo vệ sức khỏe qua đôi bàn chân
Sự kỳ diệu của đôi bàn chân
Từ cổ xưa, y học đã biết chữa bệnh bằng cách xoa, day, bấm huyệt bàn chân. Phương pháp này đã được lưu truyền từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. “Hoàng đế nội kinh”, một pho sách kinh điển của nghề thuốc đã nói tới cách chữa bệnh dạ dày, đường ruột, tê chân bằng phương pháp xoa, day, bấm huyệt bàn chân.
Ðến thế kỷ 19, phương pháp chữa bệnh bằng bàn chân đã được các nhà nghiên cứu khoa học châu Âu viết thành sách. Hiện nay, tại Mỹ, Viện Nghiên cứu phản xạ học quốc tế Florida đang nghiên cứu sâu về phương pháp chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân.
Người ta cho rằng bàn chân là “quả tim” thứ hai của con người. Xoa bóp bấm huyệt đôi bàn chân vẫn đang có những bước phát triển mới, thực sự đã trở thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo, có khả năng phòng và chữa trị được nhiều chứng bệnh. Dễ học, dễ làm, hiệu quả cao có thể được coi là đặc điểm của phương pháp phòng và chữa bệnh này.
Chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân được xây dựng trên cơ sở học thuyết âm dương, ngũ hành và học thuyết kinh lạc của y học cổ truyền (YHCT). Học thuyết kinh lạc của YHCT cho thấy, ở mỗi chân có 6 đường kinh lạc của các tạng phủ, như can, tỳ, thận và đởm, vị, bàng quang. Thông qua tác dụng điều hòa âm dương, thông kinh hoạt lạc... mà có tác dụng chữa bệnh.
Các nhà khoa học cho biết, ở mỗi bàn chân có tới khoảng 7,000 đầu mút thần kinh và họ cũng chứng minh được sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở chân với các cơ quan của cơ thể. Năm 1872, tiến sĩ Uyliamf Phischellant, một bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng Mỹ tình cờ phát hiện sự liên quan giữa tác dụng giảm đau trong phẫu thuật khi bệnh nhân tì mạnh các đầu ngón chân lên thành ghế. Những nghiên cứu sau đó cũng đã cho phép khẳng định sự liên quan giữa các cơ quan trong cơ thể với các vùng phản xạ ở bàn chân. Khi cơ quan đó có những biểu hiện rối loạn chức năng hoặc mắc bệnh thì những vùng đại diện của cơ quan đó ở bàn chân cũng có những phản ứng bất thường như đau tức khi bị ấn, ép.
Cơ chế tác động của phương pháp phản xạ bàn chân
Khi tác động vào các vùng phản xạ sẽ tạo ra được một phản ứng điều hòa chức năng các cơ quan tương ứng với nó, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở chỗ đau và qua đó phát huy được hiệu quả phòng và chữa bệnh.
Phương pháp tác động bàn chân
Bạn có thể dễ dàng học được cách xoa bóp đôi chân để chữa bệnh.
Quá trình tác động chia thành 3 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: ngâm chân nước nóng trước khi đi ngủ đã trở thành thói quen của người Trung Hoa từ lâu đời.
Bạn hãy ngâm đôi bàn chân vào chậu nước nóng ấm trong 5 - 10 phút. Khi pha nước ngâm chân, có thể cho một chút muối, vài giọt tinh dầu vào chậu nước. Sự nóng ấm và mùi thơm của tinh dầu mang lại cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu. Tiếp đó, hãy lau khô đôi bàn chân bằng một chiếc khăn bông sạch, không cần phải bôi dầu. Nếu không có điều kiện ngâm chân nước nóng, trước khi xoa bấm nên xoa xát hai lòng bàn chân với nhau hoặc dùng lòng bàn tay xoa xát lòng bàn chân cho nóng ấm. Với cách làm này bạn có thể thực hiện ngay tại văn phòng của chính bạn.
• Giai đoạn 2: là giai đoạn tác động toàn thân và xác định các vùng phản xạ bệnh lý.
Bạn vẫn có thể dùng đầu ngón tay cái xoa bấm nhẹ nhàng một cách từ từ vào khắp lòng bàn chân. Khi phát hiện một hay nhiều vùng phản xạ có những phản ứng bất thường, như đau nhói, tức... bạn nên xoa bấm nhẹ nhàng các vùng phản xạ đó, nhưng không nên quá lâu hoặc quá mạnh có thể gây tụ máu. Cần đối chiếu với đồ hình các vùng phản xạ trên bàn chân để xác định cơ quan tương ứng mắc bệnh. Nếu bạn mắc bệnh đau dạ dày thì nơi vùng dạ dày tương ứng trên bàn chân sẽ có những phản ứng đau tức, tê, nóng khi bạn xoa bấm lên đó. Ðây cũng là nguyên tắc để giúp bạn xác định các vị trí cần tác động ở bàn chân.
• Giai đoạn 3: là giai đoạn tác động định khu.
Cần đặc biệt chú ý xoa bóp các vùng phản xạ tương ứng với các cơ quan mắc bệnh được phát hiện thông qua dấu hiệu đau, tức khác thường khi bấm, nắn vào các vùng phản xạ đó. Cơ quan nào bị bệnh thì hãy tác động lên vùng phản xạ cơ quan đó là chính. Ngoài ra có thể tác động lên các vùng có giá trị điều hòa thần kinh thực vật, điều đó có giá trị làm tăng thêm hiệu quả chữa bệnh cho bạn.
Việc tác động bàn chân: không chỉ đem lại hiệu quả chữa bệnh, đôi khi bằng cách thăm dò các phản ứng khác đó, người ta có thể xác định được căn bệnh mà bạn đã, đang hoặc sẽ mắc phải. Như vậy có nghĩa là ngoài tác dụng chữa bệnh, việc xác định các vùng phản xạ tương ứng còn có giá trị giúp cho việc chẩn đoán bệnh.
Quá trình xoa, bấm lòng bàn chân sẽ mang lại cho bạn cảm giác thư giãn thần kinh và thể xác, giảm đau, chống co thắt. Với phương pháp xoa bấm bàn chân, người ta đã chữa được nhiều chứng bệnh, như nhức đầu, suy nhược thần kinh, trầm cảm, hồi hộp, lo lắng, hen suyễn, đau dạ dày... và giảm đau trong phẫu thuật. Thậm chí chỉ bằng tác động trên đôi bàn chân cũng có thể làm áp huyết ở người bệnh tăng áp huyết giảm xuống một cách đáng kể. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được, khi ngâm chân bằng nước nóng cũng có tác dụng làm dãn nở các mạch máu ở não, góp phần tăng cường lưu lượng máu lên não. Thông qua tác dụng đó mà hạn chế được tai biến mạch máu não, một tai biến thường gặp ở người trung - cao tuổi bị vữa xơ động mạch.
CÁCH MASSAGE CHÂN
1. Ngồi xuống sàn, chân hơi co lại. Giữ cho bàn chân hoàn toàn tiếp xúc với mặt đất. Vuốt mạnh tay bắt đầu từ mắt cá chân lên tới đầu gối. Thực hiện lần lượt với cả phía trước và phía sau của chân. Nhớ giữ bàn tay luôn luôn phẳng.
2. Bắt đầu với phần cơ nối giữa hai bắp chân với gót chân (phía dưới đầu gối), dùng hai tay xoa bóp mạnh.
3. Đặt các ngón tay quanh bắp chân, nhấn hai ngón tay tại vùng trung tâm (bụng chân), giữ yên trong 7 giây, tiếp tục di chuyển hai ngón tay hướng lên phía trên. Làm lại nhiều lần.
4. Lần lượt vuốt nhẹ hai bàn tay quanh khu vực đầu gối. Sau đó nhấn hai ngón tay cái ngay phía trên gối, di chuyển lên phía đùi. Thực hiện nhiều lần.
5. Hơi duỗi chân ra một chút sao cho thật thoải mái. Dùng một tay xoa bóp nhẹ nhàng phía bên dưới bắp chân, tiến dần lên trên.
6. Hơi nghiêng chân hướng vào trong. Bắt đầu từ đầu gối, dùng hai bàn tay vuốt mạnh từ dưới lên.
7. Dùng đầu ngón tay xoa bóp từ dưới đầu gối lên. Di chuyển ngón tay theo hướng đường chéo, tiến dần về phía hông. Bàn chân hơi nghiêng vào trong để tạo tư thế thoải mái.
8. Duỗi nhẹ đầu gối, xoay bàn chân hướng ra ngoài để tạo tư thế thoải mái. Dùng hai bàn tay lần lượt xoa bóp phần cơ bắp phía bên trong bắp đùi.
9. Véo nhẹ từng chút một phần cơ bắp dọc theo phía bên trong bắp đùi.
10. Hơi khum bàn tay lại rồi vỗ nhịp nhàng, dọc theo phía bên trong bắp đùi.
11. Các ngón tay khép hờ, dựng bàn tay vuông góc với phía bên trong bắp đùi, “chặt” nhẹ xuống.
12. Dùng mu bàn tay vỗ nhẹ. Thả lỏng hai tay để mang lại hiệu quả cao.
13. Nắm lỏng hai bàn tay, đấm nhẹ dọc theo phía bên trong bắp đùi. Thực hiện lại từ 9 - 13 cho phía bên ngoài của bắp đùi.
14. Trước khi kết thúc, dùng hai bàn tay vuốt nhẹ dọc theo chân hướng từ dưới mắt cá lên trên. Thực hiện nhiều lần như vậy.
6 động tác massage chân
Hình 2.
- Động tác 2: Đặt cổ chân trái lên đầu gối chân phải. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ và xoay đều lên phần mặt trong của gót chân theo hướng mũi tên như trong hình 2.
Hình 3. |
- Động tác 3: Ngón tay cái đặt phía dưới lòng bàn chân, sau đó ấn và vuốt nhẹ theo đường rãnh giữa những ngón chân (hình 3).
Hình 4. |
- Động tác 4: Đặt bàn chân trái lên đầu gối và kéo mũi chân hơi chúi xuống đất. Dùng ngón tay cái massage lòng bàn chân thành hình những vòng tròn nhỏ theo hướng mũi tên trong hình 4.
Hình 5. |
- Động tác 5: Dùng ngón cái của bàn tay trái ấn và miết nhẹ theo đường mũi tên như trong hình 5 cho đến ngón cái của bàn chân.
Hình 6. |
- Động tác 6: Nắm lấy những ngón chân, bóp và vuốt nhẹ như trong hình 6. Sau đó lặp lại động tác 1.
Chú ý: Trong suốt quá trình thực hiện các động tác, đừng quên thoa một ít dầu massage.
http://giaitri.vnexpress.net/https://www.facebook.com/yhoc.thuongthuc.3----------------------------
BỆNH CƯỚC DO LẠNH & NHỮNG BÀI THUỐC TRỊ
Cước là một loại thương tổn da do lạnh, khu trú ở ngón tay, ngón chân, với biểu hiện: ngón sưng múp, da rộp hoặc nứt, đau. Xảy ra ở người hay bị chứng xanh tím đầu chi, giảm năng các tuyến nội tiết. Ngoài ra, người lao động ở môi trường tiếp xúc với nước lạnh (đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh mà không dùng găng, ủng).
Theo đông y, nguyên nhân gây bệnh cước là do khí độc ở ngoài thâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Các loại khí độc này là hàn (lạnh) và thấp (ẩm ướt) khí. Bệnh nhân sống ở vùng ẩm ướt, hay tiếp xúc với nước, khí hậu lạnh lẽo, hay đi chân đất, nằm ngồi hoặc ngủ dưới đất lâu ngày hàn và thấp khí thâm nhập vào da thịt, gân mạch mà sinh bệnh. Vào mùa mưa hoặc mùa lạnh thì bệnh thường phát nặng hơn (thấp hợp hàn). Bệnh gây sưng đau các ngón tay, chân, gót chân; bắp chân đến đầu gối, khớp đau buốt.
Bệnh này nếu chỉ đau ở tay, chân là chưa nặng lắm. Nếu cảm thấy đau tức ở bụng, da khô rát, nổi vảy, táo bón là bệnh đã nhập đến can tạng (gan), đã nặng. Nếu cảm thấy ngực đau tức, khó thở, nôn, tim đập mạnh, hay bị hồi hộp, hoảng hốt là bệnh đã nhập đến tâm tạng (tim), đông y gọi là cước khí xung tâm, rất khó chữa.
Phương pháp chữa là trừ thấp tán hàn thông kinh hoạt lạc.
Xin giới thiệu một số bài thuốc nam rất hiệu quả, bạn đọc có thể áp dụng:
• Bài 1: cành kinh giới, cành tía tô 10g, hành khô 2 củ, thổ phục linh 20g, dây đau xương 15g, ý dĩ sống 20g, thiên niên kiện 10g, vỏ vối rừng 15g, vỏ quýt 10g, cỏ xước 10g, rễ cây xấu hổ 10g, kê huyết đằng 15g.
Uống 2 ngày/thang, sắc lại 2 - 3 lần/thang.
• Bài 2: bạch chỉ 8g, quế chi 8g, ma hoàng 8g, hành củ (khô) 2g, dây gắm 12g, kê huyết đằng 12g, gừng tươi 5g, thổ phục linh 15g, phòng kỷ 12g, ngũ gia bì 12g, thiên niên kiện 8g, trần bì 8g, hậu phác 8g, cam thảo đất 10g, u chặc chìu 10g.
Uống 2 ngày/thang, 1 thang uống 2 - 3 lần.
• Bài 3: gừng tươi 3 lát, kê huyết đằng 8g, u chặc chìu 8g, nam hoàng bá 10g, binh lang (hạt cau) 6g, phòng kỷ 6g, tử tô (hạt tía tô) 8g, rễ cỏ xước 10g, ý dĩ mễ (ý dĩ sống) 10g, quế chi 8g, thiên niên kiện 8g, thổ phục linh 20g.
Uống 2 ngày 1 thang, uống 3 - 5 thang.
• Bài 4: sử dụng muối ngâm chân Crevil Foot hằng ngày để sát khuẩn, trị các bệnh nấm chân, hôi chân; tác dụng tăng cường lưu thông máu giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút (gout) và các bệnh về khớp, đào thải các độc tố trong cơ thể; trị các chứng tê, sưng tấy, cước chân về mùa đông; với hương thơm dễ chịu, muối ngâm chân Crevil Badesalz giúp thư giãn, giảm stress và giúp dễ ngủ. Ngoài ra muối ngâm chân Crevil Badesalz còn giúp tẩy da chết, làm mềm da chân, giúp da chân không bị khô, nứt.
---> Một số lưu ý cần biết khi ngâm chân:
- 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân, như vậy sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, về lâu dài dễ dẫn tới suy dinh dưỡng.
- Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.
- Trong khi ngâm chân, tư tưởng nên thoải mái, tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ âu lo.
- Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá dài máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng tới quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn tới khô da, da bị mẩn ngứa.
- Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn. Bạn nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ.
- Khi ngâm chân, NÊN NGÂM NGẬP CỔ CHÂN, TRÊN MẮT CÁ KHOẢNG 2CM. Đây là nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ khi ngâm chân, vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (Túc thiếu dương đởm, Túc dương minh vị, Túc thái dương bàng quang) và 3 đường kinh âm (Túc thái âm tỳ, Túc thiếu âm thận, Túc quyết âm can), đồng thời là nơi có nhiều huyệt nguyên, huyệt tỉnh nên phải để nước ngập cổ chân cho thuốc tác động lên các huyệt đạo, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
- Nên ngâm chân thường xuyên mỗi ngày. Sau khi ngâm xong bao giờ cũng dùng khăn khô lau sạch. Vào mùa đông thì lập tức ủ ấm.
* Chú ý: không nên ngâm chân với mật ong, vì trong mật ong thành phần chủ yếu là đường, đường không thấm qua da. Nếu trên da có các vết thương phần mềm thì có thể bôi đắp trực tiếp.
Từ cổ chân trở xuống có 66 huyệt vị, người xưa đi chân trần, các rễ cây, sỏi, đá, luôn va chạm, chà xát, kích thích các huyệt này, nhờ đó mà nâng cao được sức khỏe, phòng và chống được bệnh tật.
Bàn chân trái ứng với nửa thân bên trái (mắt trái, tai trái ...) và chỉ bên trái mới có tim, lách, hậu môn, trĩ ...
Bàn chân phải ứng với nửa thân bên phải (mắt phải, tai phải ...) và chỉ bên phải mới có gan, mật, ruột thừa ...
Vì tất cả các dây thần kinh đều tận cùng ở lòng bàn chân nên sẽ phản chiếu cảm ứng đau ở vùng đại diện chỗ cơ quan đang có bệnh.
Trong những trường hợp có thương tổn lớn, dù đã được giải quyết tốt rồi (đã mổ ruột thừa, cắt dạ dày ...) nhưng các điểm tương ứng ở lòng bàn chân vẫn thấy đau lâu dài và đặc biệt có hai vùng ở gan bàn chân cần được lưu ý là gan (ở chân phải) và thận (cả hai chân) vì đó là hai nội tạng quan trọng và thường dễ bị đau yếu bằng cách: Rửa sạch hai vốc sỏi loại nhỏ bằng hạt lạc, để khô, chứa trong một bao tải dứa, hàng ngày dẫm chân trần lên sỏi chừng 10 phút để kích thích 66 huyệt ở chân và để tìm những vùng có cảm ứng đau. Ngoài ra có thể tự chuẩn đoán bệnh bằng cách:
- Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp lòng bàn chân, chú ý tìm những cảm giác đau và rất đau.
- Dùng đầu ngón tay cái ấn dò tìm chính xác những điểm đau, nhưng không ấn mạnh quá lâu vào một điểm sẽ kém chính xác.
- Đem đối chiếu vùng đau đó vào hình vẽ ta sẽ tự chuẩn đoán được bệnh ở cơ quan nào.
Nếu khám phá thấy bệnh thì tự chữa bệnh như sau: Bấm vào các điểm đau này, day tròn 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược. Các lần bấm sau tăng dần lên đến 5 hoặc 10 phút.
Mỗi ngày day bấm 1 đến 2 lần đến khi hết đau là khỏi bệnh.
Dù là bệnh gì vẫn nên day bấm thêm bốn vùng đường nội tiết: Yên, giáp trạng, thượng thận và sinh dục.
Có thể day bấm bằng ngón tay cái (ngón tay thẳng đứng với điểm đau) hoặc ấn đầu có tẩy cao su ở bút chì, hoặc ấn bàn chân tỳ điểm đau lên đầu tròn của một mũ đinh sắt (đóng vào một mảnh gỗ nhỏ, dầy, đặt trên mặt đất).
Riêng các ngón chân cần có thêm động tác bóp các cạnh ngón rồi vê tròn xoay quanh toàn ngón chân (chữa đau đầu, xoang). Tất nhiên vẫn có thể dùng thêm thuốc men phù hợp, bệnh sẽ càng mau khỏi hơn.
Đây là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đơn giản, rất hiệu quả, rất an toàn, dễ thực hiện khi nghỉ giải lao, khi ngồi tàu xe, khi xem tivi ... vẫn làm được tốt.