Khai giảng Khí Công Y Đạo

Khóa học mới 09/03/2016

In bài này

Tập "dịch cân kinh" khỏi nhiều bệnh mà không mất tiền - 02

  Đào Đính

(Thôn Chiềng, xã Thái Hưng, huyện Hưng Hà, 
tỉnh Thái Bình;ĐT: 0363.862.931)

Bài tập “đạt ma dịch cân kinh”

Sau khi Báo Người cao tuổi đăng bài "khỏi nhiều bệnh mà không mất tiền" của tôi, tôi đã nhận được điện thoại của nhiều người, nhiều nơi gọi đến.

 

Người thì chia sẻ kinh nghiệm, người thì khích lệ lòng tin, kiên trì luyện tập. Đặc biệt, có một số người nhận thấy ích lợi của việc luyện tập, nên cũng rất muốn tham gia tập luyện. Nhưng chưa biết bài bản thế nào. Qua điện thoại, tôi không thể truyền đạt được hết ý, nhờ Báo Người cao tuổi giúp, gửi bài tập đến bạn đọc, để đáp ứng yêu cầu trên. Dưới đây là tóm tắt tài liệu và sự vận dụng luyện tập của tôi.

Năm Đinh Sửu (917) thiền sư Đạt Ma, từ Ấn Độ sang Trung Quốc thuyết pháp truyền đạo. Trong hoàn cảnh, đường sá xa xôi, khí hậu khắc nghiệt, tình hình an ninh phức tạp, đòi hỏi ông phải có một sức khỏe phi thường. Ông có phương pháp luyện tập hữu hiệu và cũng truyền lại cho tín đồ phật tử khi truyền đạo. Sau này người ta gọi là "Đạt ma dịch cân kinh". Có người nói, đây là khởi đầu của môn võ "Thiếu Lâm tự" (chùa Thiếu Lâm) ở Trung Quốc ngày nay. Luyện tập theo "Đạt Ma dịch cân kinh" có thể chữa được bệnh suy nhược thần kinh, huyết áp, tim mạch, hen suyễn, dạ dày, đường ruột.v.v…

Sĩ dĩ có tác dụng như thế vì khí huyết lưu thông đều khắp cơ thể, cả trong lục phủ ngũ tạng, có tác động mạnh đến hệ thống kinh mạch… Theo quan niệm của Đông y "Thống bất thông, thông bất thống" (nghĩa là đau là do khí huyết không lưu thông được, khí huyết đã lưu thông thì sẽ hết đau).

Giới thiệu bài tập

Điều kiện:

- Phải có quyết tâm cao và lòng kiên trì bền bỉ.

- Phải luyện tập đúng bài bản.

Cách tập:

1.Tư thế:

Đứng thẳng người, đầu óc không suy nghĩ, mắt nhìn vào một điểm thích nghi. Từ thắt lưng trở xuống cố định, từ thắt lưng trở lên thả lỏng. Lưỡi chạm hàm ếch. Chân chữ bát hoặc ngang vai (chữ bát tốt hơn nhưng khó đứng lâu đối với người sức khỏe yếu). Mười đầu ngón chân bấm đất như người đi đường trơn.

2.Động tác

Lên không xuống có, lên ba xuống bảy (lên nhẹ xuống nặng; lên tay đưa thấp, xuống tay đưa cao).

Hai tay đưa ra phía trước theo quán tính, mức độ bằng 1/3 của vòng tay khi tập tạo thành, lấy thân người làm ranh giới.

Đẩy mạnh tay ra phía sau, dùng hết sức, mức độ bằng 2/3 của vòng tay khi tập tạo thành…

Hai bàn tay xòe ngón, cổ tay thả lỏng, lòng bàn tay quay ra phía sau.

Thót hậu môn, mỗi khi vảy tay mạnh lại đằng sau.

Khi tập cần thở sâu và đều.

3.Thời lượng:

Số lần vảy từ 1.800 - 2.400 lần (khoảng 30'). Tùy theo sức khỏe, lúc đầu có thể tập ít hơn, rồi số lần sẽ tăng dần lên. Nhưng đạt được mức độ số lần vảy như trên mới có kết quả theo ý muốn. Một ngày có thể tập từ 1 đến 2 lần vào các buổi sáng và buổi tối (nếu có điều kiện cũng không nên tập nhiều quá mức).

Chú ý: Nếu sức khỏe yếu hoặc tập quá sức có thể có phản ứng phụ, nhưng không quan trọng. Cần kiên trì tập luyện lâu dài, từ hàng tháng trở lên mới thấy tác dụng rõ rệt.