In bài này

Các kỹ thuật điều trị trong Diện Chẩn

Sách Thực hành Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 02

1. Chữa tại chỗ đau

Đây là cách đơn giản để chữa một số bệnh thông thường, chủ yếu là chữa các bệnh trên các bộ phận ngoại vi như đầu, lưng, bụng, tay chân… theo nguyên tắc: “Đau đây chữa đó” bằng các thủ thuật như Day, ấn, hơ ngải cứu và dán cao.

2. Chữa theo Sinh Huyệt & Đồ hình

Là cách chọn huyệt căn cứ vào những biểu hiện bệnh lý tức là những dạng dấu hiệu bất thường hay khác thườngđược khám phá bằng mắt hoặc bằng tay không, hoặc dưới sự trợ giúp của các dụng cụ thông thường (không dùng máy) như đầu bút bi hết mực hay dùng que dò để dò tìm các điểm đau (Sinh huyệt).

 Các vị trí day bấm hoặc ấn vuốt này có thể nằm trong hay ra ngoài các huyệt vị thông thường. Có thể so sánh nó với lối châm theo thiên ứng huyệt hoặc a thị huyệt của Thể châm. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết đồng bộ và đồng bộ thống điểm.

3. Chữa theo phác đồ đặc hiệu

Là cách chọn huyệt theo các huyệt đặc hiệu, tức là huyệt đã biết rõ vị trí, tính chất, công dụng đặc hiệu của nó đối với một loại bệnh chứng nào. Cách này dựa trên cơ sở của thuyết Sinh khắc, đôi khi chỉ cần 1 huyệt là đủ giải quyết một chứng bệnh nào đó của bệnh.

4. Chữa theo Sinh huyệt tại nơi có bệnh và xa nơi có bệnh (không dựa theo Đồ h́nh)

Dựa trên cơ sở của thuyết bất thống điểm, người chữa bệnh chọn những điểm ít nhạy cảm nhất trên da mặt (không đau, ít đau) mà tiến hành chữa trị. Tất nhiên nó phải được phối hợp với thuyết đồng bộ để biết vùng tương ứng mà chọn huyệt.

5. Chữa theo lý luận Đông Y

Cách này đặc biệt dành cho giới Lương y hoặc những người Tây y đã biết khá nhiều về Đông y, tùy theo sở học của mình mà sẽ chọn huyệt dựa vào các lý thuyết của Đông y trong Nội kinh, Nạn kinh, lý luận về Kinh lạc, Tạng tượng, Âm Dương, Ngũ hành, để chữa bệnh từ gốc…Kết quả thế nào sẽ tùy thuộc trình độ của mình.

6. Chữa theo lý luận Tây Y

Tương tự như trường hợp trên nhưng dành cho giới Tây y (thường là các bác sĩ dựa vào các tác dụng của huyệt phù hợp với triệu chứng và cơ chế bệnh theo Tây y để định phát đồ điều trị).

7. Chữa theo kinh nghiệm và trực giác

Hệ thống trị liệu theo Diện Chẩn được xem là một biện pháp chữa trị mở, biến người bệnh thành thày thuốc, vì thế khi điều trị mỗi người có thể có được những kinh nghiệm riêng của mình mà đưa ra những biện pháp chữa trị khác nhau và cũng qua các kinh nghiệm mà h́nh thành những cảm nhận mang tính trực giác để có thể đưa ra một số biện pháp đặc thù có tác dụng riêng cho bản thân hay các trường hợp mà mình điều trị.

8. Chữa theo tính năng đặc hiệu của dụng cụ

Các dụng cụ của Diện Chẩn (86 món) được thiết kế để có thể tác động qua nhiều kỹ thuật khác nhau : Ấn, day, cào, gơ, lăn .v.v. V́ thế, khi tác động ta cần phải xem hiệu quả của biện pháp đang sử dụng. Nếu thấy không có hiệu quả hay hiệu quả thấp, th́ì ta có thể đổi qua kỹ thuật khác, sao cho phù hợp.
Thủ pháp ấn huyệt
Ảnh minh hoạ: Thủ pháp ấn huyệt
Ví dụ: Nếu day, ấn không hiệu quả có thể chuyển sang cào, gõ…để việc tác động đạt hiệu quả tốt nhất.

9. Chữa theo tính năng và chủ trị của Huyệt

Huyệt vùng tam giác gan 

Ảnh minh hoạ : Các huyệt vùng tam giác gan

Trong phương pháp Diện Chẩn, có đến trên 500 huyệt đạo trên khuôn mặt (Trực diện và bán diện) và phía sau vành tai. Trong đó có các huyệt có tính năng đặc hiệu dùng để chữa một số bệnh nội tạng như các huyệt 233 – 41 – 50 được gọi là tam giác gan dùng để chữa các bệnh về gan.  

10. Chữa theo Huyền công

Ngoài các kỹ thuật trên – Diện Chẩn còn có một kỹ thuật cao cấp chữa các loại bệnh bao gồm 12 thủ pháp được gọi là “Thập Nhị Huyền Công”. Để thực hành được các thủ pháp này, người sử dụng phải có một quá trình tập luyện Âm Dương Khí Công, có được sự bình tâm và niềm tin vào phương pháp. Các kỹ thuật này là :

1. Ngôn Công: Chữa bệnh qua việc dùng lời nói.

2. Niệm Công : Chữa bệnh bằng cách đọc số huyệt đạo của Diện Chẩn.

3. Ý Công: Dùng ý nghĩ tác động đến các huyệt đạo để chữa bệnh.

4. Chỉ Công: Dùng ngón tay chỉ “cách không” vào vị trí các huyệt đạo hay bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.

5. Nhãn Công: Chữa bệnh bằng ánh mắt.

6. Khoán Công Dùng ngón tay hay ý nghĩ viết chữ trên bộ phận đang bị bệnh để chữa bệnh.

7. Ảnh Công: Chữa bệnh bằng việc tác động bằng nhiều hình thức khác nhau trên hình ảnh ( Hình cơ thể học, Đồ hình – Huyệt Đạo của Diện Chẩn, hình chụp X Quang …) và bằng nhiều phương tiện: Qua màn hình điện thoại, máy chụp hình, màn hình vi tính….

8. Thuỷ Công : Dùng nước để chữa bệnh.

9. Phách Công: Chữa bệnh qua cách phẩy tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.

10. Từ Công Dùng chữ viết để trị bệnh, (Thư pháp trị liệu)

11. Phóng Công: Dùng 5 ngón tay búng vo bộ phận có bệnh của bệnh nh

 12. Đàn Chỉ Thần Công: Dùng ngón tay trỏ để chỉ tay vào bộ phận có bệnh của bệnh nhân.  

Ảnh công

Ảnh minh hoạ : Kỹ thuật Ảnh công: Dùng que dò ấn trên đồ hình 

 IV/ CÁCH ĐIÊU TRỊ KHÔNG DÙNG HUYỆT

Trong Diện Chẩn, ngoài việc sử dùng các dụng cụ để dò tìm Sinh Huyệt (Chỗ đau) và tác động lên huyệt đạo theo từng phác đồ khác nhau ( tham khảo tập 2). Còn nhiều biện pháp chữa không tác động trực tiếp lên tình trạng bệnh nhưng sẽ giúp cho việc điều trị sau này được thuận lợi hơn, thậm chí có thể khỏi bệnh mà không cần dùng các kỹ thuật đặc hiệu.

Chúng ta cần xem xét, hỏi và tìm hiểu căn nguyên của chứng bệnh, vì có nhiều yếu tố tác động khiến cho bệnh nhân dễ bị ảnh hưởng, từ đó đưa đến việc phát sinh các triệu chứng. Chúng ta cần xem xét các yếu tố sau :

  1. Bệnh do thiếu vận động: Nếu quan sát thấy bệnh nhân có vẻ chậm chạp, lười nhác và hỏi qua về các hoạt động trong ngày, mà bệnh nhân cho biết là không làm gì hết, không thích đi lại, làm việc…thì trước hết yêu cầu bệnh nhân phải vận động bằng nhiều cách, tùy theo tình trạng sức khỏe mà tiến hành : Xoa bóp, tập vận động nhẹ ( đi bộ – hít thở ) tập thể dục (qua các động tác thể dục dưỡng sinh…) rồi sẽ tiến hành điều trị song song hay sau một thời gian.
  2. Bệnh do ăn uống sai lầm Khi chẩn đoán, cần hỏi thăm về chế độ ăn uống của bệnh nhân để đánh giá xem tình trạng như thế nào, nếu nhận thấy bệnh nhân sử dụng nhiều loại thực phẩm không tốt ( Ăn uống vô độ, uống nhiều rượu bia, dùng thường xuyên các loại nước như nước cam, chanh, nước dừa hay uống nước giải khát có gaz với nước đá …) hay ăn uống luông tuồng không điều độ , không theo một thời điểm nhất định trong ngày hoặc thiếu vệ sinh thì phải yêu cầu hướng dẫn điều chỉnh cách ăn uống cho phù hợp.
  3. Bệnh do sinh hoạt sai lầm : Khi hỏi bệnh ta cần lưu ý đến thời gian biểu của bệnh nhân, nếu do những cách sinh hoạt không đúng như : Thức quá khuya, dậy quá trễ, ngủ quá nhiều, giấc ngủ không điều độ, bất thường khi nhiều khi ít. Làm việc quá sức, không có giờ cho việc thư giãn nghỉ ngơi hay có khi lại có những sinh hoạt tình dục quá độ hay tập luyện thể thao không hợp lý… thì phải xem lại cách sinh hoạt, lịch hoạt động trong ngày để thêm bớt, điều chỉnh trong việc (ngủ, nghỉ ngơi, tắm rửa, giải trí …)
  4. Bệnh do cố gắng quá độ : Chúng ta hỏi han về công việc, giờ làm việc để xem bệnh nhân có hoạt động quá nhiều về thể xác hay tinh thần hay không, nếu có thì trước hết phải giải thích hoặc hướng dẫn bệnh nhân giảm bớt các hoạt động (tính toán làm ăn – công việc dồn dập…) sau đó mới xem đến việc chẩn đoán và điều trị.
  5. Nếu bệnh phát sinh do nơi ở hay nơi làm việc không thích hợp, thì phải sắp xếp lại, hay thay đổi chỗ ở hay chỗ làm việc thì mới có thể chữa khỏi được vì một nơi làm việc chật chội, nóng bức, thiếu vệ sinh hay tối tăm là môi trường tốt cho những căn bệnh phát sinh.
  6. Nếu bệnh do cách xếp đặt bài trí nơi mình ở không hợp thì phải xem lại về mặt địa lý – Phong thủy. Chúng ta hỏi qua về cách bài trí trong nhà, cách đặt bếp, đặt giường ngủ….
  7. Nếu có nhưng xung khắc về tâm lý hay trường sinh học thì phải giải quyết phần nào những vấn đề này trước hay song song với việc điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh về tâm thần. Những căng thẳng mà ta gọi là Stress là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh (gọi là bệnh Tâm Căn = bệnh có căn nguyên do chấn thương tâm lý ) Thông thường thì sẽ gây mất ngủ, biếng ăn, buồn phiền, dễ nổi nóng, dễ mất bình tĩnh. Còn nếu kéo dài thì có thể bị suy nhược thần kinh, bị viêm loét bao tử, bị nhức đầu, đau nửa đầu….

Những yếu tố này nếu được chẩn đoán phát hiện đúng mức, thì có khi chỉ cần điều chỉnh lại các vấn đề này là cũng có thể khiến cho bệnh nhân khỏi bệnh, hay ít nhất là giúp cho việc điều trị có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn.  

GSTSKH. Bùi Quốc Châu
(dienchan.com)