In bài này

Văn hoá ẩm thực Việt Nam (phần 2)

 3/ Ăn uống phải đẹp đẽ, phải thanh nhã. Nó phải là một nghệ thuật. Nếu không người ăn sẽ trở thành kẻ phàm phu tục tử, trở thành con người kém văn hoá. Dứt khoát ăn uống phải đẹp từ dụng chứa thức ăn, thức uống như ly, tách, chén, dĩa, tô, cũng như bàn ghế, vật trang trí, hoa lá, khung cảnh, âm thanh, ánh sáng cho đến thức ăn, người dọn ăn, cách bày biện bữa ăn, cử chỉ, thái độ khi ăn uống. Về vấn đề này tôi thấy phương Tây đặc biệt là Pháp và Phương Đông đặc biệt là Nhật, rõ nét hơn ta.

  4/ Ăn uống phải có Lễ Nghi, Hiếu Đễ. Cổ nhân đã từng dạy con cháu, gia nhân trong nhà: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ta nên tiếp nối và phát huy truyền thống này của ông bà ta. Nên dạy con cái điều này. Phải biết chỗ ngồi của mình ở đâu. Phải biết kính trên nhường dưới trên bàn ăn. Đó là Lễ Nghi. Món ngon vật lạ phải dâng cho ông bà cha mẹ hay nhường cho anh em, con cháu trong nhà (Hiếu, Đễ). Trong đời sống thường ngày vì không được thừơng xuyên giáo dục chữ Lễ, chữ Hiều trong ăn uống và giao tiếp nên nhiều khi cha conm chú cháu, anh em (Miếng ăn là miếng tồi tànm mất ăn một miếng lộn gan lên đầu!). Đối với người nghèo phải biết chia xẻ cơm áo cho họ (Nhường áo xẻ cơm) và luôn nghĩ đến người nông dân đã làm ra hạt gạo để cho ta có mà ăn. Đó là lòng Nhân.

 5/ Phải có một quan niệm rõ ràng về ăn uống. Sống để ăn hay ăn để sống? Ăn như thế nào cho thân xác khoẻ mạnh, trí tuệ minh mẩn, vui sống và trường thọ. Ăn uống như thế nào để cho vẩn thưởng thức được hương vị của thức ăn nhưng đồng thời phải để ý đến thái độ, cử chỉ của mình khi ăn uống sao cho thanh nhã không bị coi là kẽ phàm phu tục tử (Đồng bào ta thường nói đồ tham ăn, hốt uống để chỉ những kẻ này). Ăn uống như thế nào là để phát huy tình cảm giữa bạn bè với nhau, xây dựng được những quan hệ tốt đẹp về nhiều lãnh vực trong đó có thương mại) qua các bữa ăn (Người Trung Hoa rất giỏi việc này). Muốn thế trên bàn tiệc phải cười nói vui vẻ, hoà nhả với nhau. Ăn uống mà không vui vẻ tạo thêm tình thân mền giữa những ngừơi cùng ăn với nahy thì ăn uống với nhau để làm gì! (Cười nói khi ăn cũng là cho dễ tiêu hoá).

 Tóm lại: Phải xây dựng cho được một nền Văn Hoá Ẩm Thực Việt Nam trên cơ sở thừa kế truyền thống của ông cha và tổng hợp phát huy được những kiến thức hiện đại của loài người trong lãnh vực ăn uống phồi hợp với triết lý của cổ nhân Đông Phương trong đó có Việt Nam như áp dụng chữ Hoà, chữ Nhã, chữ Hoan, chữ Hĩ, chữ Trí, chử Tín, chữ Dũng, chữ Nhân, chữ Lễ, chữ Hiếu trong các bữa ăn. Ví dụ: ăn uống phải đúng giờ, đó là chữ Tín. Hãy chấm dứt thói tật xấy của ta hiện nay là mời đám cưới 5 giờ chiều thì 7 giờ hay 8 giờ tối mới bắt đầu khai tiệc. Ăn uống phải biết mời, biết kính, biết nhường, biết quan tâm đến người cùng ăn trên bàn, nhất là khi người cùng ăn là ông bà, cha mẹ mình, đó là chữ Lễ, chữ Hiếu. Ăn uống phải biết tính chất của món ta sắp ăn, biết tình trạng cơ thể ta lúc sắp ăn để biết ta nên hay không nên ăn uống những món gì. Đó là chữ Trí. Phải dám cương quyết từ chối những món ăn mà ta rất thích nhưng biết có hại cho sức khỏe của ta. Đó là chữ Dũng. Ăn uống phải hoà nhã, vui vẻ với nhau. Đó là chữ Hoà Nhã, Hoan Hỉ. (Tản Đà đã từng nói đại ý như: thức ăn ngon, chỗ ngồi ăn thích hợp nhưng ngồi với người mà mình không thích sẽ ăn không ngon!). 

Tuy nhiên, để tránh tình trạng cứng nhắc và quá khích, theo tôi từ việc nấu ăn cho đến cách ăn, nghi thức trình bày, tiếp tân, khung cảnh, ….. tất cả đều phải nên hài hoà (harmonuser) tự nhiên và vừa phải (lịch lãm), thể hiện được rõ nét tính cách của một con người am tường, thấm nhuần văn hoá ẫm thực (gọi là biết ănbiết chơi”.

 Trên đây chỉ là những ý kiến có tính chất gợi ý, đề xuất của tôi. Rất mong được sự góp ý của các bạn để chúng ta nghiên cứu về Văn Hoá Ẩm Thực cùng xây dựng một nền Văn Hoá Ẩm Thực Việt Nam đúng nghĩa của nó.

GSTSKH. Bùi Quốc Châu