172 items tagged "Diện Chẩn"

Results 141 - 160 of 172

Tự chăm sóc bệnh thận suy bằng Diện Chẩn

Category: LY. Trần Dũng Thắng
Được viết ngày Thứ sáu, 10 Tháng 1 2014 12:01

 Bài của Lương y Diện Chẩn Trẩn Dũng Thắng đăng trên tạp chí Thế Giới Mới số 40 ngày 21/10/2013 về các phác đồ hỗ trợ của Diện chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu trong bệnh suy thận. Diện Chẩn Việt xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Thận là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống tiết niệu (gồm có: 2 quả thận, 2 niệu quản, 1 bàng quang và 1 niệu khẩu).

Thận là nhà máy lọc diệu kỳ: sản xuất một chất đặc biệt (Eythropoietin) kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hồng cầu, kiểm soát huyết áp, quân bình điện giải và điều chỉnh nước theo nhu cầu cơ thể. Càng ngạc nhiên hơn, nếu chúng ta biết mỗi phút khoảng chừng 1,125 lít máu được lọc qua thận để chạy xuyên suốt cơ thể! Để hoàn thành chức năng “suối nguồn của sinh khí, lực sống tuôn trào khắp cơ thể”, thận còn nhiều chức năng phải làm. Chỉ cần 1 quả thận là đủ cho đời sống của chúng ta! Thế mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho mỗi người tới 2 quả thận! Phải biết giữ gìn, chăm sóc đừng để những rối loạn (tiểu đường, sạn, nang, tình dục, stress, chế độ ăn uống không lành mạnh…) làm tổn thương dẫn tới thận suy.

Thận suy là bệnh mãn tinhd, nan y; số người mặc bệnh ngày càng nhiều, nhất là ở các nước có công nghiệp phát triển và đang phát triển. Trừ một số ít người có điều kiện chạy thận, còn hầu hết đành chịu cảnh tốn kém, đau đớn để kéo dài sự sống: chạy thận cho đến khi từ giã cõi đời!

Diện chẩn hướng dẫn cách chữa thận suy rất đơn giản, êm ái, không tốn kém, hiệu quả cao. Thận suy có hai triệu chứng rõ nhất: khô kiệt và teo dần vì máu không lưu thông. Xin được thực hiện tuần tự 3 phác đồ sau:

  1. Trước hết bấm Phác đồ Diện Chẩn - bộ Thông nghẽn nghẹt (TNN) để giải phóng, cởi trói cho thận: 14, 275, 61, 19 để cởi trói cho thận bấm H.17. Bấm xong nhớ hơ H.17độ 20 giây.
    Diện Chẩn chữa thận suy
    Bộ thông nghẽn nghẹt
  2. Bấm bộ huyệt Chống teo (CT) gồm các huyệt 16, 61, 290, 156 rồi bấm tiếp và hơ H.17 độ 20 giây.
    Chống co cơ trong diện chẩn Phác đồ Diện Chẩn - Bộ bổ âm huyết
    Phác đồ Diện Chẩn - Chống co cơ Phác đồ Diện chẩn - Bộ bổ âm huyết
  3. Cuối cùng, bấm tiếp Bộ Bổ Âm Huyết (BAH) nhằm tiếp máu cho thận chóng được hồi sinh: 0, 22, 127, 63, 7, 113, 17, 19, 64, 39, 50, 37, 1, 290 rồi bấm tiếp H.300 (cũng là sinh huyệt phản chiếu thận).

Như vậy có thể khảng định: 3 loại phác đồ trên chính là phép thần của Viện y Diện chẩn cho phép ta chữa lành được nhiều bệnh đã đến mức hoại tử hoặc suy kiệt như hoại tử khớp háng, hoại tử khớp vai, hoại tử khớp gối…hoặc suy tim, suy thận…Tin tưởng, kiên trì, nghiêm túc thực hiện nhất định thành công.

 Tác giả: Lương Y Trần Dũng Thắng
© 01/2014 - www.dienchanviet.com   

Tự chữa bệnh xơ gan bằng Diện Chẩn

Category: LY. Trần Dũng Thắng
Được viết ngày Thứ sáu, 10 Tháng 1 2014 11:13

 Chi phí cho việc chữa bênh Xơ Gan thường mất rất nhiều tiền của. Vậy có phương pháp nào hỗ trợ cho công tác này giúp cho bệnh nhân tiết kiệm chi phí. Diện Chẩn Việt xin trân trọng giới thiệu với độc giả  bài viết của Lương y Diện Chẩn Trần Dũng Thắng đăng trên tạp chí Thế giới mới số 19 ngày 27/05/2013 để giải đáp phẩn nào câu hỏi này.

Lời tòa soạn tạp chí Thế Giới Mới: Bác sỹ  Trần Quốc Tuấn ở Trung tâm Chấn thương chỉnh hình kể về bệnh xơ gan của mẹ mình: “Mẹ con tên là Trần Thị Tuyết bị xơ gan từ tháng 8/1994 đã điều trị ở bệnh viện Thanh Hóa không khỏi. Con đã đưa mẹ vào TP. HCM đi chữa ở các bệnh viện Bình Dân, Chợ Rẫy… nhưng căn bệnh đã quá nặng, chỉ nhận được những lời động viên chân tình. Nhìn mẹ ốm yếu, xanh xao, bụng to đầy nước, hai chân phù cứng… cả nhà ai cũng đều bi quan, lo lắng, không biết làm gì, đành phó mặc cho số phận! Rất may khi được tin thầy Trần Dũng Thắng ở Phú Thuận đã chữa được bệnh này, con vội đưa mẹ đến. Chỉ 10 ngày được thầy chữa bệnh, mẹ con đã ăn ngon, ngủ ngon, uống nhiều nước không thấy nặng người, đi tiểu nước không đỏ, không căng chướng bụng và chân nữa. Cho đến hôm nay, có thể nói điều bất ngờ là bà đã rất khỏe, làm việc và sinh hoạt bình thường. Gia đình rất mừng và vô cùng biết ơn thầy. Con cũng là một thầy thuốc trước kia công tác tại Bệnh viện 7E, nhiều lần công tác và học tập tại các bệnh viện lớn như 103, 105, 108, Cục Quân y, đã gặp nhiều thầy giỏi nhưng lần này gặp thầy Thắng rất là ngạc nhiên, cảm phục trước trường phái chữa bệnh của thầy 

Phác đồ Diện Chẩn chữa xơ gan

Tôi vội viết bài này khi biết tin: Người dân ấp Tân Thanh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đang lo lắng và hoang mang từ khi năm 2010 đến nay có đến 23 người chết vì xơ gan.

Xơ gan (XG) là một loại bệnh hiểm nghèo, phát triển nhanh, nguy cơ tử vong cao. Số người mắc bệnh ngày càng nhiều, đặc biệt ở các nước đang phát triển như nước ta. Nguồn gốc chủ yếu cảu loại bệnh này là do biến chứng của viên gan siêu vi B và C. Những biểu hiện lâm sàng nổi bật của XG là da vàng, bụng chướng, chân phù, đau tức hạ sườn phải và sụt cân rất nhanh. Tây y bằng phương pháp hiện đại cho kết quả ngày càng cao nhưng so với thực tế còn rất nhiều khiêm tốn, mà người bệnh vẫn phải chịu đau đớn kéo dài và chi phí rất tốn kém. Để góp phần khắc phục những tồn tại trên, Việt y Diện chẩn đang mở ra một hướng mới nhằm chấm dứt nhanh chóng nỗi đau của người bệnh, lại không tốn kém vì có thể tự cứu, tự chữa cho đến khi khỏi bệnh.

Chúng ta có thể tự chữa bệnh XG như sau:


Tôi vội viết bài này khi biết tin: Người dân ấp Tân Thanh, xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đang lo lắng và hoang mang từ khi năm 2010 đến nay có đến 23 người chết vì xơ gan.

Xơ gan (XG) là một loại bệnh hiểm nghèo, phát triển nhanh, nguy cơ tử vong cao. Số người mắc bệnh ngày càng nhiều, đặc biệt ở các nước đang phát triển như nước ta. Nguồn gốc chủ yếu cảu loại bệnh này là do biến chứng của viên gan siêu vi B và C.

Diện Chẩn chữa xơ gan  

 Những biểu hiện lâm sàng nổi bật của XG là da vàng, bụng chướng, chân phù, đau tức hạ sườn phải và sụt cân rất nhanh. Tây y bằng phương pháp hiện đại cho kết quả ngày càng cao nhưng so với thực tế còn rất nhiều khiêm tốn, mà người bệnh vẫn phải chịu đau đớn kéo dài và chi phí rất tốn kém. Để góp phần khắc phục những tồn tại trên, Việt y Diện chẩn đang mở ra một hướng mới nhằm chấm dứt nhanh chóng nỗi đau của người bệnh, lại không tốn kém vì có thể tự cứu, tự chữa cho đến khi khỏi bệnh.

Chúng ta có thể tự chữa bệnh XG như sau:

  1. “ Trị bệnh tất cầu kỳ bản”. Trước tiên, hãy chữa gốc của bệnh đã, Gốc của bệnh XG chủ yếu là viêm gan siêu vi B, C. Bấm phác đồ chữa viêm gan siêu vi B, C: 50, 4, 233, 106, 1, 36, 127. Nhớ hơ vùng tam giác gan (50, 41, 233) độ nửa phút.
  2. Muốn bụng và chân xẹp nhanh, phải bấm “giảm tiết dịch”: 0, 16, 61, 287.

-         Ở lách, bấm và hơ 37, 40

-         Ở bụng trên bấm và hơ 53, 63

-         Ở bụng dưới bấm và hơ 127, 22

-         Ở bàn chân bấm và hơ 51, 34

  1. Sau đó, hơ vùng rốn và lăn trực tiếp vùng bụng và hai bàn chân.
  2. Cuối cùng bấm 300, 37, 50, 7, 17, 127, 156, 0 để tăng cường sức đề kháng và miễn nhiễm lâu dài cho bệnh nhân.

Thực hiện phác đồ trên nhiều lần trong ngày, xơ gan khỏi rất nhanh đến mức khỏi rồi mà vẫn như nằm mơ.

 Tác giả: Lương Y Trần Dũng Thắng
© 01/2014 - www.dienchanviet.com   

Tự chữa mất ngủ bằng Diện Chẩn

Category: LY. Trần Dũng Thắng
Được viết ngày Thứ sáu, 10 Tháng 1 2014 10:54

Mất ngủ tuy không gây nguy hiểm ngay đến sức khỏe nhưng kéo dài sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vậy với phương pháp Diện Chẩn Bùi Quốc Châu chữa bệnh này như thế nào. Chúng ta cùng đến với bài viết của vị Lương y Diện Chẩn Trần Dũng Thắng đăng trên tạp chí Thế giới mới số 28 ngày 29/07/2013.

 Mất ngủ là một bệnh khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là ở người cao tuổi và người lao động trí óc. Nguyên nhân dẫn đến mất ngủ có nhiều: do bệnh tật gây đau nhức khó chịu, do ăn uống quá mức các chất kích thích, do tác dụng căng thẳng thần kinh, do lao động mệt nhọc hoặc lo lắng muộn phiền nhiều chuyện… Tại sao giấc ngủ lại quan trọng đến như vậy? có ai nghĩ rằng riêng giấc ngủ đã chiếm 1/3 thời gian của cả cuộc đời! Khi ta ngủ, “thân xác” được nghỉ ngơi nhưng hàng tỷ tỷ tế bào thần kinh trong cơ thể, đặc biệt là các tế bào thần kinh não bộ lại làm việc cật lực để sản sinh ra các tế bào mới nhằm giúp cho giấc ngủ được ngon hơn, sâu hơn, mà còn chuẩn bị đầy đủ năng lượng sống cho ngày  mai tươi sáng hơn. 

Thông thường hễ mất ngủ là nghĩ đến dùng thuốc. Không ít người phải dùng thuốc ngủ nhiều năm liền nhưng cũng chỉ hái được một giấc ngủ bệnh lý khác hoàn toàn với giấc ngủ sinh lý bình thường.

Ăn được ngủ được là tiên

Biếng ăn mất ngủ là tiền bỏ đi

Chúng ta thừa hiểu những cảnh mất ngủ triền miên đã đưa đến những bi kịch nhiều mặt, không những chỉ mất tiền mà có khi còn mất cả tính mạng. Vậy muốn giấc ngủ ngon lành cần tránh các nguyên nhân gây mất ngủ nói trên và không dùng thuốc. Một trong nhiều cách làm hữu hiệu để ngủ ngon là: Tối xoa chân cho ấm và gõ huyệt An thần thật hiệu quả.

1.Xoa chân theo Diện Chẩn thế nào cho ấm?

Lấy dầu cao xoa hai gan bàn chân thật nóng, chú ý không dùng dầu nước dễ bay hơi làm lạnh chân. Xoa chân không những làm bàn chân ấm lên mà còn làm cho các bộ phận nội tạng phản chiếu trên hai bàn chân cũng được ấm lên.Chân ấm, bụng ấm, thân ấm đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon.

2. Gõ huyệt An thần của Diện Chẩn thế nào cho thật hiệu quả?

Nhớ dùng đầu ngón tay giữa của bàn tay trái gõ vào huyệt An thần nằm giữa cặp lông mày (đây là huyệt số 26 của Diện Chẩn hay huyệt Ấn đường của đông y) – độ 200 cái – khoảng 3 phút – sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Nhớ tay trái phản chiếu tim, đầu ngón giữa cao nhất phản chiếu cái đầu.Tâm và thân an lạc, có phải đó là điều kiện cần thiết để ngủ ngon không?

Tóm lại, muốn ngủ ngon, sức khỏe tốt, tuổi thọ cao các bạn nhớ giải pháp diệu kỳ mỗi tối là: Xoa chân thật ấm và gõ huyệt An thần (H.26) thật hiệu quả.

 Tác giả: Lương Y Trần Dũng Thắng
© 01/2014 - www.dienchanviet.com  

Vài phút làm quen với Diện Chẩn – kỳ 3

Category: LY. Trần Dũng Thắng
Được viết ngày Thứ ba, 31 Tháng 12 2013 08:28

 Lương Y Trần Dũng Thắng

(Trang 54, Thế giới Mới số 1002, ngày 17/9/2012).

 Một số bệnh phổ biến thường gặp

8. Đái Dầm

 Con gái Minh Châu của con năm nay 7 tuổi, từ nhỏ yếu đuối và luôn đái dầm, một đêm cháu tiểu 2 lần, có đêm 3 lần. Con đã chữa cho cháu bằng nhiều cách, đầu tiên là đi bác sĩ uống thuốc tây nhưng không khỏi. Sau đó, con cho cháu điều trị theo thầy Đông y uống thuốc Nam nhưng vẫn không khỏi… Có chị bạn giới thiệu đi chữa tại phòng mạch của thầy thuốc Bắc. Lần này con quyết tâm chữa trị cho cháu vì cháu đã lớn, nhưng hơn 3 tháng trời theo chữa, vừa thuốc tễ vừa thuốc thang, tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhưng cháu vẫn không khỏi. Chúng con rất nản và ngưng không cho cháu chữa tiếp.

Lương y Trần Dũng Thắng hướng dẫn: Chỉ cần bấm giảm tiết dịch (0, 16, 61, 287) ở bọng đái (87) vài lần là hết đái dầm.

 9. Gai cột sống

 Ông ngoại của cháu bị gai cột sống, đau lưng. Ông đã 82 tuổi rồi làm sao có thể chữa được bệnh này?

Lương y Trần Dũng Thắng hướng dẫn: Đau lưng từ đốt L4 đến S1, sau khi bấm tiêu u bướu, nhớ làm theo thứ tự sau: bấm, hơ, lăn trên sống mũi (1, 43, 23), trên sống đầu (đồ hình số 12), trên mang tai (đồ hình số 4). Cuối cùng, quyết định nhất vẫn là hơ, lăn, gõ trực tiếp trên sống lưng (đoạn từ thắt lưng đến đốt đầu xương cùng).

 10. Sổ Mũi

Cái mũi của con suốt 14 năm hành hạ con rất nhiều, con đi chữa thuốc tây, bác sĩ nói là mỗi khi đau thì uống thuốc chứ không chữa khỏi được. Khoảng 2 năm nay con liên tục bị sổ mũi, mỗi lần chuyển trời là hắt hơi, sổ mũi, mắt thì đỏ lên và đầu đau nhức rất khổ sở. Vậy ông có cách gì chữa cho con để k hi chuyển trời con không còn bị cái mũi nó hành nữa, đầu cũng nhẹ nhàng, tinh thần khỏe khoắn? (Phí Thị Tuyết Hoa, 21 Hàn Thuyên, p. Bến Nghé, q. 1, tp. HCM).

Lương y Trần Dũng Thắng hướng dẫn: Sau khi bấm giảm tiết dịch ở các sinh huyệt mũi, chỉ cần hơ 103, 106, 107, 108, 138 độ nửa phút, sổ mũi hết ngay.

 11. Ra mồ hôi tay chân

 Bệnh ra mồ hôi tay, chân tuy không chết người nhưng rất khó chịu và bứt rứt. Con đã chịu đựng hơn 30 năm nay và trước đây đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Bác sĩ nói vẫn phải phẫu thuật thì mới khỏi. Con sợ quá, đành phải khắc phục bằng cách lau mồ hôi tay thường xuyên và thay tất (vớ) nhiều lần trong ngày. Còn ố với bé An thì không thể phẫu thuật được vì bé rất sợ tiêm thuốc. Vậy chữa làm sao bây giờ hả ông? (Luật sư Lê Thị Châu, M1, Tập thể trường ĐH Công Đoàn, Hà Nội).

Lương y Trần Dũng Thắng hướng dẫn: Bấm 0, 16, 61, 287, 460. Cuối cùng chỉ cần hơ 460 là bàn tay sẽ khô cong.

Vài phút làm quen với Diện Chẩn – kỳ 2

Category: LY. Trần Dũng Thắng
Được viết ngày Thứ ba, 31 Tháng 12 2013 08:25

 Lương y Trần Dũng Thắng

(Trang 54, Thế giới Mới sô 998, ngày 20/8/2012)

 Một số bệnh đang chờ bàn tay vàng

Nào các bạn hãy thử chữa đi. Đừng vội xem giải pháp bên dưới nhé!

 4. Liệt Thần Kinh Thị Giác

 Con bị liệt thần kinh thị giác được bác sĩ Pháp chữa đã 6 tuần rồi mà vẫn chưa khỏi. Khi khám lại, bác sĩ nói phải dùng thuốc thêm 4 tuần nữa. Nếu không khỏi, nhất định phải mổ. Nghe đến mổ, con sợ quá! Vì con có bà cô bên vợ cũng bị liệt thần kinh thị giác đến cuối đời phải mang một con mắt giả. Mắt còn lại chỉ thấy lờ mờ, đi trong nhà vẫn phải có người dẫn. Thấy gương trước mắt, nghĩ đến tương lai mà con thấy sợ và lo.

Dịp may được gặp thầy từ Việt Nam sang Pháp. Trong vòng có 1 phút, bấm có 2 huyệt mà mắt con đã thấy khỏe, sáng hẳn lên, cử động lên xuống, nhìn qua lại rất dễ dàng. Điều kỳ diệu nữa là con đã đọc được những dòng chữ nhỏ mà trước đây con chỉ thấy mờ mờ, nhòa nhòa. Không thể tả xiết nỗi vui mừng của con! Con xin kính tạ ơn thầy.

Ngày 25/8/1999
Saint Maurice, Pháp
Nguyễn Công Hoan

 5. Bong gân trật khớp

Tôi trượt pa-tanh bị té. Hai cổ tay bị bong gân trật khớp đã hơn 3 tháng nay. Mặc dù đã dùng nhiều loại thuốc rồi mà vẫn không dứt cơn đau.

Dịp may gặp thầy Trần Dũng Thắng từ Pháp sang Bỉ, chỉ chữa cho tôi có mấy phút thôi, hai cổ tay tôi đã trở lại bình thường. Không còn đau một chút nào nữa!

Không thể tin nổi phương pháp chữa bệnh của thầy lại thần kỳ đến như vậy!

Brussells, Belgium
Ngày 16/8/1999
GS. Bomyl

6. Cơn đau thắt ngang lưng

Cơn đau thắt ngang lưng chạy dài xuống chân tưởng chừng như có thể làm con chết đi. Vậy mà chỉ cần thầy có mặt điều trị, cơn đau biến mất trong vài phút. Giờ đây, con có thể đi đứng, làm việc bình thường. Đây là điều kỳ diệu con không sao giải thích được khi kể lại cho bạn bè.

Ơn thầy cứu con, con xin ghi nhớ cả đời. Con mong ơn trên luôn ban phước lành cho thầy và gia đình để những bệnh nhân như con có được niềm hy vọng.

Ngày 7/12/2000
Kính thầy
Nguyễn Thúy Phượng
541/20 Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TP.HCM

7. Hóc xương

 Lời đầu tiên con xin cảm ơn ông rất nhiều. Gia đình con đang ăn cơm với thịt gà thì bị cái xương nhỏ vướng ở cổ rất khó chịu. Con không biết làm thế nào để lấy ra nên định vô bệnh viện thì liền nhớ tới ông. Con liền gọi điện hỏi ông cách chữa. Ông rất nhiệt tình hướng dẫn. Thật kỳ lạ! Sau 5 phút, chỉ ho lên có 2 tiếng là hết đau ở cổ! Con vô cùng ngạc nhiên về cách chữa bệnh kỳ diệu này.

Ngày 22/2/2000
Nguyễn Trọng Tường
46 Nguyễn Công Trứ, TP.HCM

Giải pháp vàng: Khỏi rồi vẫn tưởng như nằm mơ

4/ Chỉ cần bấm huyệt 34 và 184 vài chục cái, liệt thần kinh thị giác khỏi liền.

5/ Gõ vài chục cái vào huyệt 100, cổ tay hết bong gân, trật khớp rất nhanh.

6/ Đây là bệnh thần kinh tọa. Có nhiều cách chữa nhưng chủ yếu là bấm, hơ, lăn các huyệt 210, 197 và 34 trên trán.

7/ Chữa hóc xương chỉ cần bấm ba huyệt: 19, 63, 14.

Thay lời kết luận

… Qua một số ngày cụ làm việc tại phòng mạch ở Lyon, con và những bệnh nhân đã chứng kiến phương pháp Diện Chẩn kỳ diệu cụ mang đến, đã làm sững sờ bao người khách Pháp cũng như Việt Nam và họ khâm phục tài năng cũng như phong thái “tiên phong đạo cốt” của cụ. Nào là:

- C’est uu miracle: Đúng là phép màu.
- C’est spectaculaire: Thật là ngoạn mục.
- C’est génial: Thật là tài.
- C’est fantastique: Thật là kỳ lạ.

Kể sao cho xiết, mỗi trường hợp là một lời ngợi khen. Mỗi cử chỉ “khoan thai từ tốn” của cụ trong cách xử thế làm lòng con như nhận được một sự an bình nơi cụ chuyển đến. Con mường tượng như đâu đây có hình dáng của ba con, người cũng luôn luôn dạy dỗ con là làm nghề y trước tiên là phải tận tụy hy sinh cho bệnh nhân, phải để thì giờ luôn luôn học hỏi thêm để khỏi phụ lòng những người bệnh tin tưởng vào mình.

… Con đã nhận nơi cụ quá nhiều kiến thức quý báu vô vàn. Con xin cụ cho con được dùng hai chữ kính thầy thay cho lời tự giả.

Học trò của thầy Trần Dũng Thắng
BS. Đỗ Phạm Thị Nga
154 Cours Lafayette
6900 3 Lyon, Pháp.

Hãy “Thử” nghiên cứu, thực tập, rồi hãy phê phán, rồi hãy “Tin”

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ sáu, 27 Tháng 12 2013 18:51

Nghiên cứu về bộ mặt không phải là một vấn đề mới đối với các nước có tru yền thống y học lâu đời, vì mặt là bộ phận quan trọng đối với con người. Mọi tình cảm, tâm lý, sinh lý, bịnh lý đều hiện ra ở bộ mặt. Mặt còn dính liền với đầu là cơ quan điều khiển toàn thân, nó cũng là nơi có nhiều dây thần kinh, mạch máu, kinh lạc chạy qua.  Do đó, mặt là nơi rất nhậy cảm so với các phần khác trong cơ thể. 

Diện Chẩn Bùi Quốc Châu

Theo Đông Y, mặt còn là nơi chứa nhiều khí Dương và là nơi hội tụ hay xuất phát của các khí Dương. Trong hệ thốn g Châm Cứu cũ vẫn còn một số huyệt trên mặt và cũng đã được dùng để chữa một số bịnh chứng. 

Bộ mặt vườn thuốc thiên nhiên

Category: LY. Hoàng Chu
Được viết ngày Thứ sáu, 27 Tháng 12 2013 17:22

Khoa học hiện đại ngày nay đã đạt kết luận cơ thể con người là bộ máy sinh học hoàn thiện nhất của vũ trụ.

Hoạt động sinh học của bộ máy này được nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu giải thích bằng thuyết phản chiếu trong phương pháp chữa bệnh của anh có tên gọi: “Diện ChẩnĐiểu khiển liệu pháp” (Face diagnosis – Cybecnetic therapy) còn gọi là Facy. Nghĩa là mọi tình trạng tâm lý, sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện trên bộ mặt. Khi tác động vào những điểm phản xạ hoặc những vùng phản xạ trên mặt ứng với chứng bệnh nào đó của cơ thể thì bộ máy sinh học hoạt động theo nguyên tắc tự điều chỉnh để đi đến giảm hoặc khỏi bệnh. Điểm được tác động đó gọi là Huyệt hay Sinh huyệt.

Huyệt trên mặt được ví như cây thuốc tự nhiên. Tổng số hơn 500 huyệt trên mặt được nhà nghiên cứu tìm ra và hệ thống hoá tạo thành một “vườn thuốc tự nhiên” trên mặt.

 Bộ mặt vườn thuốc thiên nhiên

Tác giả đưa ra khái niệm “vườn thuốc trên mặt” với ý tưởng” biến bệnh nhân thành thầy thuốc và nhắc nhở mọi người rằng không phải đâu xa, ngay trên mặt mỗi người có hàng trăm “cây thuốc quý” mà chung ta chưa biết khai thác và sử dụng để chữa bệnh cho chính mình. Tuy nhiên trước đó khái niệm “thuốc trong cơ thể” con người đã có từ rất sớm của lịch sử y học cổ truyền phương Đông mà các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp cùng với các phương pháp chữa bệnh dân gian trên khắp cơ thể không phải dùng thuốc đã chứng minh điều này. Y học hiện đại (tây Y) cũng khẳng định và cho rằng cơ thể con người là một nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh”. Khái niệm này được các nhà khoa học ở Lê-nin-grát (Liên Xô trước đây) đưa ra và lý giải một cách đầy thuyết phục. Song y học hiện đại cũng chưa biết bằng cách nào sử dụng “thuốc kháng sinh” do cơ thể “sản xuất” để phục vụ cho cơ thể. Cho nên mỗi khi cơ thể mắc bệnh là các loại hoá được lại được đưa vào cơ thể.

Phải chăng Diện Chẩn bằng các thủ pháp tác động như lăn, cào, gõ, day ấn, dán cao, hơ nóng, chườm lạnh lên các huyệt theo một hệ thống đồ hình phản chiếu vùng mặt, da đầu, bàn tay bàn chân, loa tai, lưng… là giải pháp tối ưu để biến vườn thuốc tự nhiên “trên mặt thành các loại thuốc chữa bệnh cho cơ thể?

Lịch sử y học phương Đông trong châm cứu cổ truyền có Diện Châm (trong Thể Châm Trung Quốc) gồm 24 huyệt. Ty Châm với 23 huyệt đã được các lương y dùng kim châm vào các huyệt ấy để trị bệnh. Xoa mặt chữa bệnh cũng ra đời từ rất sớm khoảng 3000 năm trở lại đây. Trong sách “Lục địa tiên kinh” của Mã tể (thời vua Thuận trị và Khang Hy nhà Thanh Trung Quốc) có mục Tạ Đồ (xoa mặt) đã dạy người ta cách xoa bóp, day huyệt để trường thọ. Năm 1981 ở Đức có tài liệu hướng dẫn xoa mặt, mũi, tay, chân để phòng và trị bệnh thông thường (Fup und kopt-Edition Pheiaden 1981). Trên tạp chí Sputnik số 2/186 của Liên Xô trước đây có bài hướng dẫn xoa mặt để trị bệnh (Le Massage therapeutique du visage) của bác sĩ Vitali ivanop. Còn hiện tại thì Trung Quốc được coi là nước đi đầu trong vấn đề tổ chức ra các phòng xoa bóp để trị bệnh.

Khi Diện Chẩn ra đời (1980) tại Việt Nam thì việc sử dụng bộ mặt để chẩn đoán (Diện Chẩn) và điều trị (Điểu khiển liệu pháp) được các nhà nghiên cứu y học chú ý nhiều hơn. Và mặt được coi như một bảng máy tính (Tableau dordinatuer). Khi chữa bệnh, thầy thuốc hay bệnh nhân chỉ cần tác động vào các sinh huyệt có liên quan đến các bộ phận bị bệnh giống như ta bấm lên nốt máy tính để giải các bài toán. Các nốt bấm chính là các cây thuốc mà ta vừa khảo sát.

Vấn đề đặt ra là: con người hiểu “cây thuốc” trên mặt mình như thế nào? việc sử dụng “cây thuốc” ấy ra sao?

Ở đây huyệt được hiểu theo lý thuyết của cơ thể “tự điều chỉnh” cùng với lý thuyết điều khiển thông tin sinh vật học,mỗi huyệt tương tự như một cây thuốc thì chỉ có căn cứ vào tính chất và tác dụng của huyệt cùng với việc phối hợp giữa các huyệt với nhau để điều trị chứng bệnh cụ thể mới thấy hết được giá trị của “Cây thuốc trên mặt”.

Ví dụ: huyệt 19 có đặc tính điều hoà nhịp tim, cải thiện hô hấp, thăng khí… tương ứng thần kinh giao cảm, liên hệ tim, phổi, dạ dày, ruột… Huyệt này chủ trị các chứng bệnh mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, ngất xỉu kinh phong, cơn đau thượng vị, suy nhược thần kinh, suy nhược sinh dục…

Ví dụ trên cho ta thấy sự phong phú về tính năng và tác dụng của huyệt trong điều trị nhưng thật máy móc khi cho rằng mỗi huyệt phải tương ứng với một cây thuốc nhất định. Vì sao vậy? vì khi áp dụng vào chứng bệnh cụ thể, huyệt với tính năng vốn có trong một cơ thể luôn luôn “Động” sẽ khác với tính năng của thuốc từ bên ngoài cơ thể đưa vào. Chẳng hạn bạn có một loại thuốc chống buồn ngủ thì loại thuốc đó chắc chắn không thể điều trị ngất xỉu kinh phong, huyết áp thấp, mắc cổ, nặng ngực khó thở, suyễn, cơn đau thượng vị, suy nhược sinh dục như huyệt 19 đã nói ở trên trong khi huyệt 19 chống buồn ngủ cũng rất hiệu quả.

Bạn có tin được điều này không? Xin đừng vội tin khi mình chưa thấy. Ngược lại bạn hãy tập làm thầy thuốc để chữa bệnh cho chính mình và cho những người xung quanh đi. Chỉ cần một hộp dầu cù là, một cây bút bi (đã hết mực), bạn sẽ làm cho cơn đau thượng vị tiêu biến trong khoảng 1 phút, làm người ngất xỉu kinh phong hoặc buồn ngủ tỉnh lại trong 30 giây khi đầu bút bi của bạn ấn mạnh vào huỵêt 19. Còn nhức răng, sưng lợi ư? Hãy lấy cục nước đá day vào huyệt 188+, 188-, 196+, 196-, 300+, 300-, 180+, 180-, bạn sẽ thấy cơn nhức răng dịu dần rồi hết nhức. Nếu bị đau bụng, bạn hãy xoa dầu vào vùng huyệt 127, 63, 0+, 0-, rồi day ấn mạnh vào các huyệt ấy.

Đến đây bạn có thể tin vào điều vừa nói ở trên và bàn tay “kỳ diệu” của mình rồi đó.

Nhìn vào đó hình huyệt trên mặt, nhiều người nẩy ra thắc mắc: liệu tất cả các bệnh có thể dùng các huyệt trên mặt để chữa được không?

Xin thưa: mỗi phương pháp chữa bệnh đều có ý nghĩa và giá trị nhất định đối với sức khoẻ của con người. Nên nhớ rằng cơ thể con người luôn biến dịch như thiên nhiên và tạo vật. Do đó cùng một thứ bệnh giống nhau, người này chữa theo phương pháp Diện Chẩn, người kia lại ứng với Châm cứu, người thứ ba lại phù hợp với thuốc men. Có điều phương pháp Diện Chẩn đã hệ thống được các huyệt trên mặt. Mặt là tấm gương phản chiếu, nơi nhạy cảm nhất của cơ thể và cũng là “vườn thuốc tự nhiên” mà ta vừa khảo sát. Hơn nữa phương pháp đã cho ra đời hàng loạt dụng cụ y khoa như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò, quả cầu gai… đã làm phong phú hơn các hình thức tác động lên huyệt (cây thuốc tự nhiên) trên mặt trong việc phòng và trị bệnh cho con người.

Câu trả lời cho vấn đề nêu trên sẽ là Diện Chẩn với hàng trăm huyệt (cây thuốc) trên mặt thông qua các đồ hình phản chiếu trên mặt, rồi từ mặt phản chiếu lên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng… bạn có thể điều trị có kết quả các chứng bệnh thuộc hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ tim mạch như các phương pháp y học khác. Song điều chủ yếu là ở chỗ chính người bệnh có thể tham gia vào quá trình điều trị này một cách hữu hiệu.

 Tác giả: Lương Y Hoàng Chu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com 

Lưng là con người

Category: LY. Hoàng Chu
Được viết ngày Thứ sáu, 27 Tháng 12 2013 16:55

  Lưng đồng nghĩa với cột sống là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể con người. Cái lưng nói chung và cột sống nói riêng được coi là đối tượng nghiên cứu của các nhà y học xưa nay.

 Trong lịch sử y học thuật ngữ cột sống học (Osteopathys) xuất hiện từ năm 1870.  Tiến sĩ Adrew Taylor Still (Mỹ) biết rõ tầm quan trọng của x ương sống, ông đã tìm ra ph ương pháp chẩn đo án và điều trị bằng nắn bóp, bấm hu yệt và massage.  Ðề tài của ông tập trung vào các dây chằng cột sống, các dây thần kinh dưới tủy sống.  Ngày nay ở Mỹ có một trường đào tạo các bác sĩ nắn và chỉnh cột sống đ ể chữa bệnh (Chiropractic).  Tại Anh "Cột sống học" đã vượt ra ngoài khuôn khổ của "phương pháp phụ" và được Hoàng Gia Anh chấp thu ận (Osteopath y Getsro yal OK, "Bella").  Tháng 10/1991 tại Pháp đã mở hội nghị quốc tế về Lưng, hội nghị tập trung vào "cột sống học", tầm quan trọng của cột sống với cơ thể-sự tác độn g x ấu tới cột sống, bệnh cột sống và cách chữa. 

Diện Chẩn Bùi Quốc Châu - Đồ hình Ngoại i trên lưng

Về y học: các nhà "cột sống học" đã tập trung vào phần cấu trúc cơ thể xương và cơ cùng một số vấn đề liên quan tới phần cấu trúc ấy.  

Về châm cứu: phần Lưng (trong Thể Châm) có Ðốc Mạch khởi đầu từ chốt xương cột sống cụt chỗ Hội Ấm ở phía sau hu yệt Trường Cường theo xương sống đi lên đến huyệt Phong Phủ ở giữa chỗ lõm xương sau gáy rồi đi vào trong óc lại đi lên đỉnh đầu theo trán x uống sống mũi huyệt Ngân Giao (hợp thành Nhâm Mạch và kinh Túc Dương Minh-hai bên cột sống còn có Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang hay còn gọi là Kinh Bàng Quang).  Khi Ðốc Mạch phát bệnh thì chủ yếu xương sống cứng đờ uốn ván. 

Rõ ràng là các nhà "cột sống học" Tây y chỉ giới hạn vào cấu trúc cơ thể học thuần túy và y học phân tích khi nghiên cứu về sống lưng con người. Còn các nhà Châm Cứu cũn g chưa vượt ra khỏi hệ Kinh Lạc của Ðông Y Châm Cứu. Vì vậy khi Lưng bị b ệnh hoặc bị chấn thương, các nhà y học Tây y và Ðông y đã tìm giải pháp điều trị không ngoài phạm vi cột sống và Kinh Mạch. 

Bài này chúng tôi đề cập Lưng là con người theo thuyết Phản Chiếu mở rộng của phương pháp Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp.  Viết tắt là Diện Chẩn của nhà nghiên cứu y học dân tộc Bùi Quốc Châu để giải mã những điều y học chưa đề cập tới. Theo thuyết Phản Chiếu mở rộng của Diện Chẩn thì con người là một tổng thể trong đó từng bộ phận như Mặt, Ðầu, Bàn Tay, Bàn Chân, Loa tai, Lưng...ph ản chiếu cái tổng thể là Con Người, đồng thời tổng thể con người ấy ũng phản chiếu từng bộ phận của cơ thể-phản chiếu Tâm Sinh Lý, Bệnh Lý, Tình Cảm, Tính Cách của con người qua nhiều đồ hình và Sinh Huyệt kh ác nhau .  Ca dao Việt Nam có câu: 

"Những cô thắt đáy lưng ong

Vừa khéo chiều chồng lại khéo nuôi con" hay 

"Giơ lưng chịu đòn" hoặc 

"Chìa lưng cho người ta đấm" 

Người Pháp cũng nói: "Avoir bon dos" (chỉ cái lưng tốt)

Lưng với cái nhìn tinh tế trong ca dao, sự phát họa trong ngôn ngữ và nét bao quát của thuyết Phản Chiếu mở rộng phần nào cho ta thấy hình dạng, vẻ đẹp, tâm sinh lý, b ệnh lý, tình cảm, tính cách, sức chịu đựng và vai trò cột trụ của sự sống con người. Nhìn từ góc độ này rõ ràng Lưng mang nhiều ý n ghĩa nhân văn, "y học văn hóa", "y học tự nhiên" hơn cách nhìn thông thường. Chỉ bằng hai đồ hình: “đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên lưng” và “đồ hình phản chiếu nội tạng cơ thể trên lưng” trong số hơn 20 đồ hình phản chiếu trên lưng ta có thể nhận biết khá đầy đủ những điều vừa trình bày trên. 

Ðồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên lưng: có 2 hình người chồng lên nhau, người Nam tượng trưng cho Dương, người Nữ tượng trưng cho Ấm.  Cơ thể con người là sự hòa hợp Ấm Dương nằm gọn trên lưng t ừ huyệt Ðại Trùy giữa đốt xương sống số (C7) và đốt sống Lưng (D1) đến huyệt Trường Cường khoảng giữa đốt sống cùng và hậu môn.  Trên đó cấu trúc toàn bộ cơ thể và cấu trú c này được định vị một cách hết sức chính xác từ "lục phủ", "ngũ tạn g" đến các bộ phận ngoại vi cơ thể như: đầu, mình, chân, tay, mắt, mũi…Chính xác đến mức khi cơ thể bị một chứng bệnh nào đó như: bàn tay bị tê, các ngón tay co quắp không ruỗi ra được, ta có thể lấy dầu cù là xoa vào vùng A1 và A2 (bàn tay trên lưng), rồi dùng điếu ngải cứu hơ nóng các điểm tương ứng với các ngón tay, mỗi điểm khoảng một phút tức thì bàn tay sẽ hết tê, các ngón tay co duỗi bình thường (trường hợp này theo nguyên lý Ðồng Ứng), thì bàn tay trên cơ thể đã "đồng" và "ứng" với bàn tay trên đồ hình phản chiếu ngoại vi cơ thể trên lưng. 

Trường hợp đau mắt đỏ ta có thể xoa dầu và dùng cây dò day ấn Sinh huyệt ở vùng B1 (sau bả vai) hoặc vùng B2 (điểm tiếp giáp giữa cổ và lưng).  Hai vùng B1 và B2 là mắt của cơ thể được phản chiếu lên lưng qua 2 đồ hình người Nam và người Nữ. Day ấn vài phút mắt sẽ hết đỏ.  

Trường hợp bị thần kinh tọa, ta có thể dùng cây lăn, lăn vùng (C) rồi dùng điếu ngải cứu hơ nóng (n ếu vùng này lạnh), hoặc dùng cục nước đá chườm lạn h (nếu vùng này nóng), ta sẽ có điểm hút nóng hoặc lạnh buốt.  Ðiểm hút nóng hoặc lạnh buốt (Sinh huyệt) này cũng là điểm để chữa nơi đang nhói đau dưới (mông). 

Nếu bị yếu phổi hoặc tim, ta chỉ cần xoa dầu vào vùng số 5 (phổi) và số 4 (tim) rồi dùng cây lăn, lăn vài phút ở đó.  Sau đó lấy điếu ngải cứu hơ nóng khoảng 1 phút người sẽ tỉnh táo, đầu bớt nặng. Ðó là ta đã tác độn g vào vùng phản chiếu Phổi và Tim trên lưng. Khi tác động cơ thể nhậy cảm sẽ tự điều chỉnh cho phổi và tim dần dần trở lại hoạt động bình thường.

 Bốn trường hợp tê tay, đau mắt, thần kinh tọa, yếu phổi và tim được dẫn ra làm thí dụ cho ta thấy b ên nào đau nhiều thì day ấn, hơ nóng (hơ cách mặt da khoảng 1cm) bên đó nhiều hơn, thậm chí day ấn, hơ nóng bên không đau để chữa bên đau, hơ điểm bên trên (không đau) chữa điểm bên dưới (đau) hoặc hơ nóng, day ấn điểm bên ngoài để chữa "lục phủ", "ngũ tạn g" bên trong.  Ðó là ta đã áp dụng lý thuyết Ðồng Ứn g, Ðối Xứng, Trái-Phải, Trong-Ngoài, Trước-Sau...trong phép biến dịch của Diện Chẩn vào cơ thể con n gười để chữa bệnh trong phạm vi lưng. Tuy nhiên những trường hợp trên ta có thể làm nhiều lần trong ngày (sáng-trưa-tối) để cho chu k ỳ đ au không lập lại v à làm nhiều ngày tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, lâu năm hay mới mắc phải. 

Có người hỏi tất cả các bệnh trong cơ thể con người có chữa trên lưng được không?  Câu hỏi thật thú vị,chúng tôi xin trả lời như sau:

Lưng phản chiếu tổng thể con người cũng phải được hiểu theo thuyết Phản Chiếu-nghĩa là các đồ hình phản chiếu trên lưng bao giờ cũng tương ứng với các đồ hình phản chiếu trên Mặt-Ðầu-Bàn Tay-Bàn Chân-Loa Tai...của Diện Chẩn. Mỗi khi cơ thể bị một chứng bệnh nào đó (thời gian và không gian) chứng bệnh đó ứng với đồ hình phản chiếu nào trên cơ thể con người (có ứng mới có hiện) thì lúc đó chữa theo đồ hình ứng với nó là tốt nhất. Ðiều này lý giải được trường hợp cùng bị tê liệt bàn tay, co quắp các ngón tay ở người này chữa theo đồ hình phản chiếu Lưng, ở người khác có thể chữa theo đ ồ hình Mặt, hoặc ở người thứ ba lại chữa theo đồ hình phản chiếu Bàn chân hay Loa tai…Bốn trường hợp nêu trên nếu cần còn phải kết hợp với ăn uống khoa học, luyện khí công hoặc phối hợp với các đồ hình phản chiếu khác mới mong có kết quả cao.  Vì con người là một sinh vật ở thể động, luôn luôn biến dịch như thiên nhiên và tạo vật, cho nên chỉ có một hệ phản chiếu duy nhất và cố định là không đúng. 

Toàn bộ phương pháp điều trị bệnh theo hệ phản chiếu trên Lưng đều không có sự can thiệp của thuốc men và cũng không phải dùng đến kim châm.  Lưng phản chiếu toàn bộ cơ thể con người, chúng ta có thể xử dụng các dụng cụ y khoa như cây lăn, cây cào, búa gõ (thất tinh châm), cây dò huyệt (là y cụ chữa bệnh của phưong pháp Diện Chẩn) cùng điếu ngải cứu, dầu cù là, cao Salonpas, cục nước đá…để xoa, chà, dán, hơ nóng, chườm lạnh…trên lưng vừa tiện lợi và làm hưng phấn các bộ phận củ a cơ thể giúp ta phòng và trị những bệnh thôn g thường một cách hiệu quả. Chính vì vậy ta cần phải bảo vệ LƯNG vì "Lưng là Con Người".

Tác giả: Lương Y Hoàng Chu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com 

Diện chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu

Category: LY. Hoàng Chu
Được viết ngày Thứ năm, 26 Tháng 12 2013 15:33

DIỆN CHẨN BÙI QUỐC CHÂU - PHƯƠNG PHÁP Y HỌC DÂN TỘC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

 Diện Chẩn-Ðiều Khiển Kiệu Pháp Bùi Quốc Châu là phương pháp chữa bệnh mới của Việt Nam ra đời vào năm 1980 tại TP. Hồ Chí Minh do nhà nghiên cứu y học dân tộc VN Bùi Quốc Châu phát minh. Ðây là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da vùng MẶT và toàn thân, không dùng thuốc, không dùng kim, không bắt mạch, chỉ dùng chủ yếu các dụng cụ y khoa của phương pháp như cây lăn, cây cào, búa gõ, que dò...tác động lên các điểm và vùng tương ứng trên Đồ hình với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân.

Đồ hình Âm dương Diện chẩn Bùi Quốc Châu

 Thuyết Phản Chiếu-thuyết cơ bản của phương pháp cho rằn g mọi tình trạng tâm sinh lý, bệnh lý, tình cảm, tính cách của con người đều được biểu hiện nơi bộ mặt và toàn thân. Bộ mặt có vai trò như tấm gương phản chiếu, ghi nhận một cách có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người ở trạng thái tĩnh và động.  Thuyết Phản Chiếu ứng dụng vào Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp đã tìm ra và xác lập hơn 20 Đồ hình trên vùng MẶT, rồi từ Mặt phản chiếu qua lại trên da đầu, bàn tay, bàn chân, loa tai, lưng...cùng với số lượng Đồ hình tương tự như vậy, đồng thời cũng định vị được hàng trăm đ iểm phản xạ đặc biệt (còn gọi là Sinh huyệt) trên Mặt.

 Phương pháp Diện Chẩn Bùi Quốc Châu không hình thành trực tiếp từ Ðông Y và Châm Cứu Trung Quốc mà xuất phát từ kinh nghiệm dân gian và văn hóa truyền khẩu VN qua sự nghiên cứu những tinh hoa y học dân gian VN, y học cổ truyền, y học hiện đại, triết học Ðông phương cộng với những kiểm chứng trên mặt những bệnh nhân nghiện ma túy do chính tác giả điều trị tại trường cai ma túy Bình Triệu từ đầu năm 1980. 

"Trông mặt mà bắt hình dong", "Mồm sao ngao vậy", "Ða mi tất đa mao" ...nói lên mối liên hệ gì giữa các bộ phận trên mặt với cơ thể?  Sống mũi, sống lưng, cổ tay, cổ chân, cổ họng...có mối quan hệ như thế nào với nhau?  Các dấu hiệu bất thường xuất hiện trên da mặt như vết nám, sẹo, nốt ruồi, tàn nhang...cho biết những gì đã và đang xảy ra trong cơ thể?  Tại sao người Việt Nam lại nói "ăn gì bổ nấy", khi bị nấc cục lại dán lá trầu vào ấn đường, có ý nghĩa ra sao? Những điều tưởng như bình thường và đơn giản ấy tron g cuộc sống đối với Bùi Quốc Châu lại trở thành dữ kiện quý giá của Diện Chẩn- Ðiều Khiển Liệu Pháp và của chân lý khoa học.

 Chính câu "đồng thanh tương ứng-đồng khí tương cầu" trong Kinh Dịch đã giúp tác giả tìm ra thuyết Ðồng Ứn g, thuyết thứ hai của phương pháp.  Nhờ thuyết này đã giúp tác giả lý giải được những điều vừa khảo sát trên.  Thuyết Ðồng Ứng cho rằng những gì giốn g nhau hay có hình dạng tương tự nhau thì có quan hệ với nhau.  Ví dụ, sống Mũi tương ứng với sống Lưng nên có liên hệ với sống Lưng (và ngược lại), cánh mũi có hình dạng tương tự như mông, gờ mày có hình dạng tương tự như cánh tay nên có liên quan đến cánh tay. Ụ cằm có dạng tương tự bọng đái nên có liên quan đến bọng đái.  Từ đó suy ra tác động vào gờ mày thì có thể chữa bệnh ở cánh tay, tác động vào sống mũi thì có thể trị bệnh ở sống lưng. Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không chỉ làm giảm đau h ay chữa những chứn g bệnh thông thường mà thật ra nó còn có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khó th uộc hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ tim mạch, hệ sinh dục, hệ tuần hoàn...Kết quả đạt được thường cao hơn thuốc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp thôn g thường. 

Chính thuyết này đã giúp tác giả tìm ra hàng loạt Đồ hình trên cơ thể một cách nhanh chóng và chính xác.  Ðiều này khác với tác giả của hệ thống Vi châm như Túc châm, Nhĩ châm. Chính vì không có luật Ðồng Ứn g nên họ không thể tìm ra được hàng loạt Đồ hình phản chiếu.

 Từ thuyết Phản Chiếu cho ta khẳng định Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp là phương pháp y học dân tộc Việt Nam hiện đại, không phải y học cổ truyền. Và vì vậy khi nói đến Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp, người ta chỉ cần nhớ hai điểm căn bản là Đồ hìnhSinh huyệt. Đồ hìnhSinh huyệt cho ta rút ra bốn điểm căn bản của Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp khác với các phương pháp y học đã có trên thế giới sau đây:

 1/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không dựa trên hệ Kinh Lạc của châm cứu Trung Quốc mà dựa trên hệ Phản Chiếu (Reflexion) tức là một hệ thống nhiều Đồ hình trên Mặt và Toàn Thân.  Các hệ thống này không có trong y học hiện đại.

 2/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không phải là phương pháp phản xạ theo nghĩa thông thường của phản xạ học cổ điển. Ðây là phương pháp phản x ạ đa hệ (Multisystem of Reflexion) vì có nhiều Đồ hình khác với phản xạ học hiện nay trên thế giới thường gọi là Reflexologie hay Microsystèmes de L'acupuncture vốn là phản xạ đơn hệ (như Nhĩ châm, Túc châm, Thủ châm chỉ một Đồ hình duy nh ất). Tạp chí y học Pháp Energie Santé số 19/1992 gọi Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp là Phản Xạ Học Việt Nam (Reflexologie Vietnamese).

 3/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu đã ứng dụng tinh thần biến dịch của Kinh Dịch vào thực tế điều trị cho nên rất biến hóa.  Với quan điểm này thì các vùng phản chiếu của cơ thể ở da mặt, da đầu, loa tai, bàn chân, bàn tay, lưng...đều không cố định. Do đó một huyệt, một Đồ hình phản chiếu có thể chữa nhiều bệnh và ngược lại nhiều huyệt, nhiều Đồ hình chỉ chữa một bệnh. Ðây là điểm khác biệt căn bản giữa Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp với các phương pháp y học đã có trước đây trên thế giới.

 4/ Diện Chẩn-Ðiều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu không dùng kim châm, không dùng thuốc, không bắt mạch khi chữa bệnh như y học cổ tru yển hay châm cứu. Do đó tính an toàn gần như tuyệt đối, ít tốn kém khiến cho phương pháp có thể "biến n gười bệnh thành người chữa bệnh cho chính mình".  Ðây được xem là giải pháp độc đáo nhất mà các phương pháp y học trên thế giới không có.

Tác giả: Lương Y Hoàng Chu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com 
Xem thêm:
Lớp học Diện Chẩn
1001 mẹo vặt chữa bệnh bằng diện chẩn

Ba yếu tố đảm bảo cho sức khỏe con người

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 24 Tháng 12 2013 12:19

 1. Âm dương khí công

            Hơi thở gắn liền với cuộc sống của mỗi con người kể từ lúc mới chào đời. Nói nôm na người còn sống là người chưa tắt thở. Hơi thở có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nuôi sống con người. Chính vì thế từ rất sớm trong lịch sử nhân loại nhiều người đã luyện thở và truyền bá nhiều cách thở nhằm củng cố và bảo vệ sức khỏe, chống chọi với bệnh tật như phương pháp Yoga, Thiền trước kia và các phương pháp thở hiện nay. Tuy nhiên nhìn chung con người chỉ biết hít thở một cách tự nhiên ít chú ý đến việc luyện thở và có cách thở đúng để nâng cao trí lực và thể lực…
Nói đến hơi thở ở đây là nói đến sự luyện thở. Một cách thở mới mà chúng tôi đã tìm tòi, sáng tạo và luyện thành công trong nhiều năm qua đó là Âm dương khí công. Gọi đơn giản là thở Âm Dương. Kinh nghiệm cho thấy thực hiện tốt phương  pháp thở Âm dương khí công thì hệ thống thần kinh của con người được điều chỉnh ổn định, vững vàng, tăng trí, tăng lực, sáng suốt, minh mẫn.
Nếu Yoga và Dương sinh có phương pháp thở động và thở sâu kết hợp với nhiều động tác luyện tập phức tạp thì Âm dương khí công là một phương pháp tĩnh và không thở sâu, đưa khí theo ý mình bằng những Dương thở Âm Dương chạy theo hai  mạch Nhâm  Đốc có tỷ lệ nhiều hay ít tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.
Điều đáng chú ý ở đây là việc luyện thở theo phương pháp Âm dương khí công chỉ thực hiện trong thời gian rất ngắn (từ 2 đến 3 phút tối đa là 5 phút) trong ngày và thỏe được ở mọi nơi, mọi lúc ở bất kỳ tư thế nào. Một phương pháp thích hợp với thời đại  và cho mọi người. Thở đúng là nguyên nhân đầu tiên dẫn con người đi đến  làm chủ trí tuệ (tinh thần) và thể lực (thể xác) là cái rất cần cho thời đại  mới, với cuộc sống nhiều biến động, đầy phức tạp, lo âu và căng thẳng (stress).  

2. Ẩm thực LIỆU PHÁP

Tất nhiên chỉ có thế không thôi thì chưa đủ điều kiện  bảo đảm cho sự sống của con người. Yếu tố quan trọng thứ 2  sau sự luyện thở là cách ăn uống. Thế giới đề cập đến nhiều cách ăn uống và cơ cấu bữa ăn. Nhưng điều quan trọng là hình thành phương pháp ăn uống có nguyên tắc hẳn hoi của từng dân tộc. Nếu hơi thở giúp khí huyết vận hành thông suốt trong cơ thể và làm tăng trí lực, thì thức ăn thức uống tạo ra chất bổ Dương làm tăng sức lực nuôi sống cơ thể. Giải quyết tốt hai yếu tố về cơ bản con người sẽ làm chủ được bản thân mình và chống được nhiều bệnh tật. Vì thế mà cần chủ trương ăn ngon, bổ và có cơ cấu bữa ăn hàng ngày thích hợp cho từng đối tượng. Ví như người bệnh suyễn thì không được ăn mắm sống, người bị viêm xoang thì không được ăn cam…Nếu áp dụng một cách nghiêm túc và triệt để và cơ cấu bữa ăn hàng ngày cho từng đối tượng cụ thể thì con người có thể tự phòng và trị được nhiều chứng bệnh do ăn uống sai lầm mà ra.    

 3. DIỆN CHẨN - ĐIỀU KHIỂN LIỆU PHÁP

Ngoài việc thở và biết cách ăn uống, một yếu tố nữa không kém phần quan trọng nhằm bảo vệ con người phòng và trị bệnh, đó là vận động và vật lý trị liệu, mà ở đây cần nhấn mạnh đến phương pháp  Diện chẩn và một số thủ thuật khác như: xoa bóp. Thể dục tự ý. ở phương Tây người ta áp dụng một số phương pháp trị bệnh bằng ánh sáng, tắm nước nóng, nước lạnh, tắm bùn, tắm biển, tắm hơi. Còn ở phương Đông dùng cách châm cứu , bấm huyệt, xông….Tất cả đều có ý nghĩa thực tế của nó và đã giúp nhiều người khỏi bệnh.
Tuy nhiên đó chưa phải là những phương án tối ưu. Với Diện chẩn, một phương pháp chẩn bệnh và điều trị vùng mặt và toàn thân dưới nhiều hình thức: Lăn,  cào, gõ, ấn, day huyệt, dán cao, hơ ngải cứu…được thể nghiệm thành công trong nhiều năm qua, thật sự  là một phương pháp mang tính tổng hợp cao của 4 phương pháp: Xoa bóp, chích lể, phản xạ học và châm cứu. Phương pháp này cho phép mọi người tìm và trị bệnh cho mình và cho người khác một cách dễ dàng, nhanh chóng, chủ động tập trung vào việc tìm tòi, nghiên cứu một diện hẹp (trên vùng đầu, mặt) nhưng chữa trị rất hữu hiệu  trên diện rộng (toàn thân) vì đầu mặt phản ảnh toàn bộ các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người, phù hợp với xu thế mới của thời  đại (trị bệnh nhanh gọn, ít tốn kém và không dùng thuốc.
 
Như vậy trên cơ sở tổng hợp của 3 yếu tố: khí công,ẩm thực, Diện chẩn mà hình thành một mô hình trị liệu, có thể gọi là tam giác y học mà đỉnh là khí công. Ba yếu tố ấy quyện chặt vào nhau và tác động lẫn nhau để tạo thành một chỉnh thể thống nhất vận hành trong mỗi con người, điều chỉnh và nâng cao sức khỏe cho con người.
Giáo sư Bùi Quốc châu giảng về Diện chẩn và Am dương khí công 
Nếu ở Thế kỷ XX còn nặng nề về y học hóa học thì Thề kỷ XXI sẽ nghiêng về y học vật lý. Hiểu biết ý nghĩa của  3 yếu tố trên cũng đồng thời là 3 phương pháp tổng hợp phòng và trị bệnh cho mỗi con người, thì con người sẽ vươn lên làm chủ bản thân, tiến tới làm chủ Thiên nhiên và làm chủ xã hội. Đó là mục tiêu mă loài người cần đạt được ở Thế kỷ sắp tới.
Ngoài ra chúng tôi còn nghĩ được một bộ máy khám và trị bệnh trong gia đình, để giúp cho con người mỗi ngày tái lập cân bằng trong cơ thể của mình, hoặc phát hiện kịp thời và điều trị bệnh ngay lúc chớm phát. Đối với tình độ khoa học kỹ thuật hiện nay của Thế giới, việc thiết kế chế tạo ra một bộ máy như vậy có lẽ không phải là điều viễn tưởng. Ở Thụy Điển người ta đã làm được chiếc mũ khám bệnh. Ở đây ta có thể hình dung máy khám và chữa bệnh gồm một máy tương tự như Tivi hay Computer. Người bệnh ngồi đối diện với màn hình rồi bấm nút dò bệnh thì tức khắc vùng đầu mặt của người đó được chiếu lên màn hình qua những thông số báo bệnh trong cơ thể thì qua các huyệt vùng đầu, mặt, cổ máy khám sẽ thông báo các hình ảnh và thông số các cơ quan bị bệnh lên màn hình.
Khám bệnh xong máy chuyển sang hệ chữa trị bằng cách phóng tia Laser vào các huyệt báo bệnh chẳng hạn. Việc chữa trị tiến hành có kết quả thì màn ảnh báo hiệu cho biết bật đèn xanh và những thông số chỉ sự bình thường, ngược lại chữa trị chưa dứt được bệnh thì báo hiệu bằng đèn đỏ, xem như là ngoài khả năng của máy và lúc bấy giò máy  sẽ cho lời hướng dẫn đến các bác sỹ chuyên khoa về bệnh của mình.
Trên đây là định hướng về mô hình y học của Thế kỷ XXI. Đó là một mô hình mà theo tôi thể hiện  một nền y học, triết học, văn hóa mang tính xã hội (phổ cập và đại chúng) . Tiến hành phòng và trị bệnh không dùng thuốc bằng nhiều phương pháp kết hợp luyện thở,ẩm thực và vật lý trị liệu… Trước kia và hiện nay, xã hội loài người luôn cần có thầy thuốc cũng như thuốc để chữa bệnh, hay nói cách khác con người  hầu như luôn luôn phải nhờ cậy vào các tác nhân bên ngoài để trị bệnh. Sắp tới, với cách chữa trị theo mô hình y học mới này hay nói nôm na là cách sống theo mô hình sức khỏe Thế kỷ XXI, thì bệnh nhân cũng đồng thời là thầy thuốc. Hay nói cách khác mỗi người là thầy thuốc của  chính mình, dĩ nhiên là trong phạm vi các bệnh chứng thông thường , chủ yếu giải quyết các rối loạn chức năng, không phải là đối với các bệnh có tổn thương hoặc do tổn thương thực thể gây nên. Tất nhiên thực hiện được điều chúng tôi phác họa, hoàn toàn không đơn giản. Cần làm thế nào để Thế kỷ XXI, chúng ta xây dựng cho được mạng lưới y tế gia đình, tự bản thân tiến hành các biện pháp phòng và trị bệnh một cách hết sức nhanh nhạy, ít tốn kém, chủ động. Đi vào diện nhỏ nhưng kinh tế và hiện đại đồng thời đạt hiệu quả cao ở diện rộng.
 

KẾT LUẬN

  1. Y học không phải chỉ để nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh, tăng cường sức khỏe kéo dài tuổi thọ mà còn phải làm  cho con người biết làm chủ lấy mình, hài hòa với những người xung quanh, với xã hội, còn làm thăng hoa con người ngày càng cao đẹp hơn, gần với chân- Thiện- mỹ hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn.
  2. Y học phải giúp con người trở lại với chính mình, hiểu mình làm chủ lấy mình mà lại gần gũi với Thiên nhiên, với tự nhiên hơn. Xa lìa bản thể chạy cái mình tạo ra và nô lệ chúng, đó là nền y học trái tự nhiên và sẽ khiến mình đi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát do chính mình tạo ra. Hơn nữa,  còn di hại tới nhiều thế hệ sau.
  3. Y học phải giúp con người cao đẹp hơn về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ và tâm hồn phát triển. Ngoài ra nó còn phải làm được nhiệm vụ hoàn thiện con người từ trong trứng nước (bào thai) và những thế  hệ kế tiếp về sau, để cho nhân loại ngày càng khỏe mạnh, văn minh hơn, biết thương nhau hơn.
  4. Sau nữa y học phải  góp phần vào sự hiểu biết, giao lưu, văn hóa, văn minh giữa các dân tộc với nhau. Với những chủ trương và biện pháp nêu trên về một nền y học mới, thiết nghĩ nếu tổ chức Y tế Thế giới sử dụng nó  vào việc thực hiện mục tiêu “SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI NĂM 2000” thì rất hay vì hạn chế được việc dùng thuốc rất nhiều và rất chủ động, sẽ nhanh chóng trong việc thực hiện một cách ít tốn kém nhất. Ngoài ra nếu HỘI CHỮ THẬP ĐỎ QUỐC TẾ áp dụng những biện pháp y học vừa nêu trên vào chương trình  hoạt động của mình  thì rất tốt vì nó giúp cho các hội viên Hội chữ Thập đỏ  một cách đắc lực để thực hiện công tác nhân đạo của họ trên toàn Thế giới. Tuy nhiên chúng tôi cần lưu ý độc giả là chủ trương một nền văn hóa  Triết học đồng thời cũng mang ý nghĩa xã hội là để nâng cao, bổ sung vào điều chỉnh những khiếm khuyết của nền y học hiện đại chứ không phải là thay thế nó (vì thế nó nằm trong phạm vi của y học bổ sung hoặc y học song song). Vì mỗi nền y học có những mặt tích cực của nó. Cũng như mỗi người đều có quyền có những ý kiến riêng của mình. Phần đánh giá thuộc về quần chúng và thời gian.
Tác giả: Gs.Tskh Bùi Quốc Châu
“Trích trong khoa học và phát triển số 34 tháng 9- 1989”
Nguồn: dienchanhanoi.blogspot.com

Cách chữa bệnh liệt

Category: GS.TSKH. Bùi Quốc Châu
Được viết ngày Thứ ba, 24 Tháng 12 2013 12:01

Việc chữa bệnh nhân bị liệt đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn, thời gian và phải chữa hàng ngày ít nhất từ 2 hoặc 3 lần, cho nên phải CẦN ĐẾN NGƯỜI HỖ TRỢ (con cái, hoặc vợ, chồng, nếu không có thì phải thuê người đến nắn bóp ) để chữa trị.

* Thường bị liệt một bên (liệt 1/2 người, bán thân bất toại)
 Phác đồ diện chẩn chữa bệnh liệt
* liệt bên phải thường nặng hơn liệt bên trái.
* Nếu liệt bên phải thường là bị nhũn não (chân tay co quắp, đi đứng khó khăn, lưỡi rụt lại nên nói cũng khó khăn). Nếu bị nhũn não thì phải bấm các huyệt theo thứ tự 34, 290, 100, 156, 37, 41. Sau đó, làm 7 động tác dưới đây:
1- LĂN GỜ MÀY (phản chiếu tay):
a) Lăn gờ mày từ đầu mày ra cuối mày (bên nào bị lăn bên đó) lăn 30 cái 1 lần làm 3 lần, mỗi lần nghỉ 1 phút, nếu người khoẻ thì lăn 40-50 cái /1 lần.
Chú ý: Nhớ từ trong ra ngoài, nếu làm ngược lại thì sẽ bị liệt nặng hơn.
b) Xong búng (hoặc gõ)  đầu mày (H.65) và cuối mày (H.100), có thể làm 1 lần hoặc 2 lần (tùy sức chịu đựng của bệnh nhân). Mỗi lần búng (hoặc gõ) độ 15-20 cái.
2- LĂN GẦN MIỆNG (phản chiếu chân):
- Lăn từ dưới cánh mũi đến mép (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ mép đến môi dưới (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn từ môi dưới đến cằm (30 cái/1 lần làm 3 lần)
3- HƠ: Bằng nhang ngải cứu nếu có.
a) Hơ nhượng (khuỷu) tay: Từ nhượng tay lên trên khoảng 2-3cm và dưới cũng khoảng 2-3cm. Hơ đi hơ lại bằng cách hơ ½ trên, hơ ½ dưới hoặc từ trong ra ngoài (hơ tròn).
b) Hơ cùi trỏ: hơ tròn.
c) Hơ cổ tay (hay gọi là cườm tay)
d) Hơ đầu gù các đốt ngón tay.
Chú ý:
- Quan trọng ở mắt cá chân ngoài khi hơ cổ tay.
- Nếu không nói được, nói khó khăn thì hơ ngón cái tay trái (hơ từ cuối đốt thứ 2 ra đến đầu ngón cái). Xong hơ 2 bên cạnh ngón cái, nhớ hơ đi hơ lại nhiều lần. Nhờ việc hơ này mà lưỡi sẽ thon lại và dài ra, ăn nói sẽ dễ dàng.
4- LĂN TRỰC TIẾP TAY liệt:
- Lăn cánh tay trên: từ đầu vai xuống khuỷu tay (30 cái/1 lần làm 3 lần).
- Lăn cánh tay dưới: lăn từ khuỷu tay tới cổ tay (30 cái/1lần làm 3 lần).
- Lăn bàn tay: từ cổ tay ra 4 đầu ngón tay (tức mu bàn tay).
- Lăn ngón cái (ngón cái ở vị trí kẹp giữa 2 ngón cái và ngón trỏ của người chữa bệnh).
- Lăn gan bàn tay (lăn 3 lần, mỗi lần 30 cái).
- Xong day hoặc vê các đốt xương, chỗ sưng.
5- LĂN TRỰC TIẾP CHÂN liệt: (cũng như lăn tay)
- Lăn đùi: từ trong ra ngoài (30 cái/1 lần, 3 lần)
- Lăn cẳng chân: lăn xuôi từ đầu gối xuống cổ chân.
Chú ý: không lăn ở sống chân.
Lăn bàn chân: lăn mu chân trước, xong lăn 2 cạnh chân.
- Lăn gan bàn chân và day các đầu xương ngón chân.
Chú ý: tất cả các động tác lăn đều làm 3 lần mỗi lần 30 cái.
Khi lăn tay,chân: phải lăn tròn toàn bộ.
Khi tập đi phải để chân thẳng.
Cào gót và bàn chân.
6- CÀO TRÊN ĐẦU:
a- Cào từ mí tóc lên 2-3 cm xuống mí tai.
b- Công dụng: Để chữa cánh tay trên, cánh tay dưới, bàn tay (xem vị trí của đồ hình 11 phản chiếu phần ngoại vi cơ thể trên da đầu “đồ hình dương”).
c- Cào từ đỉnh đầu thẳng xuống đỉnh tai (phản chiếu đùi).
d- Cào từ đỉnh tai chếch ra sau ót (phản chiếu bắp chân).
e- Cào 2 bên sau ót (phản chiếu bàn chân).
Chú ý : tất cả đều làm 30 cái/1lần làm 3 lần. Đặc biệt chú ý: nếu bị liệt nửa người bên phải thì cào nửa đầu bên trái. Ngược lại, nếu bị bên trái thì cào đầu bên phải.
7-LĂN LƯNG:
- Lăn ngược từ xương cùng lên tới ót, lăn từng đoạn ngắn độ 15cm/1 đoạn.
- Lăn 2 bên cột sống thì lăn chéo lên.
Chú ý: khi lăn ở các đốt L3, L4, L5 phải lăn cẩn thận vì chỗ này là thận, nếu không khéo sẽ bị sa thận.
 
GS TSKH Bùi Quốc Châu
© 12/2013 - www.dienchanviet.com (Nguồn: www.dienchan.com)

Vài phút làm quen với Diện Chẩn - Kỳ 1

Category: LY. Trần Dũng Thắng
Được viết ngày Thứ hai, 23 Tháng 12 2013 18:19

Diện chẩn Việt xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả, các bài viết của Lương y Trần Dũng Thắng về cách chữa các bệnh thông thường bệnh bằng Diện Chẩn do GS.TSKH Bùi Quốc Châu phát minh, đăng trên tạp chí Thế giới mới. Hy vọng các bài viết này sẽ giúp ích cho độc giả trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho chính mình và người thân

Kỳ 1 -  đăng trên Thế giới Mới số 995, ngày 30/7/2012, trang 54

Một số bệnh đang chờ bàn tay vàng

Nào các bạn hãy thử chữa đi. Đừng vội xem giải pháp bên dưới nhé!

1. Bong Gân

Con bị bong gân từ ngày mùng 3 Tết đến nay đã gần 4 tháng rồi. Gặp cụ chỉ 5 phút thôi, cái đau và cứng ở mắt cá chân đã tan biến. Sao mà tài tình mà nhanh như vậy? Có phải đó là phép tiên không? Lần đầu tiên con biết một phương pháp chữa bệnh tài tình này của cụ và là một sản phẩm y học độc đáo và kỳ diệu của dân tộc Việt Nam. Con không biết nói gì hơn, chỉ biết cảm ơn cụ, mong cụ sống lâu để cứu chữa cho mọi người…

Ngày 2/4/2001
Con Đào Mạnh Quân
Phi công B767 Đoàn bay 919
TCT VienamAirlines

Nhang ngải cứu được Diện chẩn dùng trong hỗ trợ điều trị

2. Tai biến mạch máu não

Đáng để ý nhất là một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não đã 4 năm với di chứng tay phải bị co rút đến tận ngón tay. Cụ áp dụng Diện Chẩn và trước sự ngạc nhiên của gia đình, bệnh nhân đã có thể duỗi thẳng tay một cách dễ dàng và mừng rỗ la lớn: “Tôi duỗi được tay rồi!”.
Mong rằng Diện Chẩn sẽ được cụ truyền bá không những cho đồng bào ta mà còn được truyền dạy cho người nước ngoài biết đến nữa…

Lyon, ngày 2/5/2001
Trân trọng
BS. Hoàng Gia Hùng
Sacramento, California, USA

3. Cơn đau tim

Con bị những cơn đau tim đột ngột làm ngất xỉu nhiều lần. Trong vòng 20 ngày, con phải cấp cứu 4 lần tại Bệnh viện Tim mạch, 115, Từ Dũ, Hoàn Mỹ. Tất cả đều chẩn đoán giống nhau nhưng điều trị không có kết quả khả quan. Con và gia đình vô cùng lo âu và tuyệt vọng. Bức tường đen tối, hãi hùng đã chặn đứng tương lai con.May sao con được người bạn đưa đến gặp thầy. Chỉ có mấy phút, người con thấy nhẹ nhàng, hơi thở điều hòa giống như con nhận được phép màu nào đó…

Ngày 28/10/2001
Đỗ Thị Sương
43/5 Điện Biên Phủ, p.15, 1. Bình Thạnh, tp. HCM

Giải pháp vàng: Khỏi rồi vẫn tưởng như nằm mơ

1. Chỉ cần hơ ngải cứu vào mắt cá tay cùng bên với mắt cá chân đau độ vài phút, bệnh khỏi liền.

2. Chỉ cần hơ ngải cứu vào bên vai đối xứng rồi gõ các huyệt 65, 310, 477 bên đau. Bả vai liệt chuyển biến rất nhanh.

3. Bấm thông nghẽn nghẹt (14, 275, 61, 19) và ổn định thần kinh (124, 34) ở tim (103, 106, 107, 108, 8, 12, 138). Sau cùng hơ suốt từ 103 đến 8, 12138 ở hai bên mang tai. Tim trở lại bình thường rất nhanh.

Thay lời kết luận

Tp. Vinh ngày 23/7/2010

Cảm ơn thầy Trần Dũng Thắng. Tình cờ tôi được xem băng về bài giảng cách chữa bệnh bằng bấm huyệt gọi là Diện Chẩn của thầy, và hôm nay được thầy trực tiếp bấm huyệt chữa bệnh cho tôi.

Tôi cho rằng đây là một phương pháp chữa bệnh hết sức hiệu quả – không phải dùng thuốc, không phải mổ xẻ… mà chỉ bấm huyệt – đơn giản thế thôi nhưng tác dụng thì rất tốt, thậm chí quá sức tưởng tượng của chúng ta. Điều này không phải chỉ có tôi nói mà đã có hàng vạn người thừa nhận. Không chỉ ở Việt Nam mà thầy đã đi chữa bệnh ở rất nhiều nước trên thế giới và họ đã hết sức khâm phục.

Đây là một phương pháp chữa bệnh mà mọi người có thể học và tự chữa bệnh cho mình được.

Xin cảm ơn thầy. Chúc thầy sức khỏe, sống lâu trên 100 tuổi để tiếp tục giúp được cho nhiều , nhiều người hơn nữa.

Kính thầy,
Nguyễn Xuân Đường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An. 
Lương y Trần Dũng Thắng

Trị ăn không tiêu bằng Diện chẩn

Category: Tạ Minh
Được viết ngày Thứ bảy, 21 Tháng 12 2013 20:26

Đôi khi, không gian vui vẻ, đầu bếp khéo tay, món ăn ưa thích…..Thế là quên no. Cái sự quên này rất dễ thương. Nhưng sau đó nó làm cho mình trở nên dễ ghét vì mặt nhăn nhó, tay xoa bụng lia lịa giống như một người đang tự mãn một điều gì mà lại dể quạu quọ với ai đó kg may xuất hiện. Thật là….cái miệng hại cái thân.

Nếu thích uống thuốc thì bạn cứ uống, vì ít ra bạn cũng giúp đở được cho hãng dược phẫm và công nhân , nhà phân phối, hãng vận tải, nhà thuốc tây….ồ…và nhiều người liên quan quanh họ . Nếu muốn thử làm “thầy lang” thì bạn làm như sau: xức dầu theo hình vẽ. 

 
   Tác giả: Lương y Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com  

Chữa viêm xoang bằng Diện Chẩn

Category: Tạ Minh
Được viết ngày Thứ bảy, 21 Tháng 12 2013 20:00

Lương y Tạ Minh 

Viêm xoang là gì?

Xoang là những mảnh xương vùng mặt được cấu tạo không đăc mà đầy lổ hang,có các dây thần kinh và đặc biệt là máu ra vào rất nhiều. Xoang bị viêm khi nhiễm trùng hoặc máu ứ lại và hoại tử  trong nó. Diện chẩn Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu điều trị viêm xoang rất tốt vì ngoài tính kháng viêm còn tính khai thông tuần hoàn huyết ở  đây.

Quẹt quẹt mấy cái mà hơn châm kim, hơ ngải

Category: Tạ Minh
Được viết ngày Thứ bảy, 21 Tháng 12 2013 19:57

 Năm 1991, trước khi sang Nga, trong ca làm việc của tôi; một cụ ông dìu cụ bà vào nhờ tôi chữa chứng đau lưng của bà. Hai cụ đều trên 70 tuổi, gầy còm, bà thì ngoài đau lưng ra còn đang bị lao phổi giai đoạn 2. Cụ bà lưng đau không thể đứng thẳng được, phải lom khom. Lúc ấy, tôi khá bối rối vì không có phim ảnh gì cả, triệu chứng thì không rõ hàn hay nhiệt, không rõ nguyên nhân sâu xa của bệnh tuy bệnh mới phát chừng một tuần thôi. Bà chỉ nói “tự nhiên nó đau”…..Khám tại lưng thì lại không đau gì cả, chỉ đau ở vùng huyệt số 1 trên mặt. Ngay lúc đó,anh Viễn ghé chơi, tôi chụp ngay anh để nhờ anh tư vấn. Sau khi khám xong, anh nói “tinh suy”. Tôi xin anh phác đồ, lâu ngày không còn nhớ nhưng tôi châm cho bà theo chỉ đạo của sư phụ (anh Viễn là một trong những sư phụ Đông Y của tôi).Sau 30 phút, rút kim, bà cho biết không hề giãm chút nào.Tôi dùng ngãi hơ 3 lần vào huyệt 1 trên mặt, huyệt hút nóng khá mạnh. Bà cho biết cũng không thuyên giãm. Tôi đành để hai cụ dìu nhau ra về, thấy thương ghê: TÌNH GIÀ……hihi.

Hôm sau hai cụ lại đến, tôi quyết định không châm kim cũng không  hơ mà chỉ day vào sinh huyệt được tìm thấy: quanh vùng huyệt 1 ở mặt. Day xong bà cho biết “đở nhiều”, tuy nhiên bà vẫn cần tôi đở bà dậy (bà đang nằm, tôi thấy cụ quá yếu nên cho cụ nằm chớ không ngồi vì sợ bà xỉu trong khi chữa bệnh).
Hôm sau nữa, hai cụ lại đến. Tôi day tiếp y như cũ. Day xong, tôi nói cụ tự ngồi dậy xem sao. Thật kỳ diệu, bà từ từ ngồi dậy và nói “hết đau rồi”, cụ ông lật đật ghé đến định dìu bà đứng dậy, bà gạt tay ra “thôi…….không cần…..hết đau rồi…..kỳ quá”. Hai cụ sánh vai nhau ra về một cách ung dung như không hề có vấn đề gì đã xảy ra. Lòng tôi vừa thắc mắc vừa vui. Thắc mắc là không hiểu bệnh gì do đâu mà ra,lại chỉ hiệu quả với que dò….Vui vì chứng kiến cảnh hai cụ bên nhau: TÌNH GIÀ………và bà vẫn còn giữ tính e thẹn như thời con gái khi từ chối việc cụ ông đưa tay dìu bà trước mặt nhiều người qua hai chữ “….kỳ quá”……hihihi

. Ậy…….Diện Chẩn là vậy đó. Có những trường hợp thần kỳ không hiểu nỗi, không cần y lý gì cả…..mà cũng có những ca khó nhai, nuốt không trôi nếu không có y lý……….sẽ lần lượt kể hầu quý vị.

 Tác giả: Lương y Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com  

Trị đau bụng tiêu chảy bằng Diện Chẩn

Category: Tạ Minh
Được viết ngày Thứ bảy, 21 Tháng 12 2013 19:50

 Bài này viết và đưa lên đã lâu. Nhưng lại đến mùa tiêu chảy và hình vẽ minh họa cũng bị khóa không mở đươc nên tôi đưa lại. Để giúp các bạn chưa có "nghề DC".

Tào Tháo nếu có tội thì cũng chỉ với Hán tộc, ông ta chưa lần nào vượt qua được nước Ngô để xuống nước ta gây hấn. Không hiểu vì đâu mà dân VN mình lại có câu “Tào Tháo rượt” để chỉ cho hiện tượng này ?

“Tào Tháo rượt” không chỉ có 3 nguyên nhân như các bệnh kia mà lại có tới 4 nguyên nhân lận. Đúng là Tào Tháo, cái gì cũng hơn người ….

  1. Do lạnh: Đau bụng đột ngột, bắt đi cầu ngay.Phân chảy như rót nước và bốc mùi tanh như mùi cá. Nếu quan sát bạn sẽ thấy màu phân từ xám đen hay xanh lục đen tới đen. Bàn chân lạnh hơn các nơi khác trong cơ thể. Có nhiều cách:
  • Xức dầu theo hình vẽ (màu đỏ là huyệt, màu xanh là vùng). Huyệt dưới thấp trưóc, huyệt trên cao sau.Tiếp theo là cắt salonpas từng miếng nhỏ hình vuông cạnh độ 3-4mm dán vào các huyệt. Để như vậy 3 giờ mới gở bỏ.
  • Xoa dầu vào bụng và lưng theo hình vẽ. Dùng máy sấy tóc sấy cho nóng vào phần bụng và phần lưng. Khi nóng không chịu được thì cho nghỉ chừng 10 giây đồng hồ rồi sấy lại, 3 lần như vậy.
  • Giã nát 3-4 lát gừng tươi, pha với nước nóng, uống. Có thể cho đường nếu không bị đường trong máu(tiểu đường). Cách này chậm hiệu quả và HQ kém nhất. 

 2- Do nóng: Đau bụng đột ngột, bắt đi cầu ngay. Phân không chỉ lỏng mà còn bắn tung tóe vì vừa thải phân vừa trung tiện (đánh rắm, địt), Phân màu vàng. Có thể hơi nâu. Mùi hôi thối tới không mùi. Dùng nước đá áp vào các huyệt theo hình vẽ mỗi huyệt 2 phút, lần lượt huyệt trên cao trước huyệt dưới thấp sau. Rồi áp vào vùng màu xanh. Nên nhìn đồng hồ cho đủ thời gian mới có tác dụng. Nhiều vòng như thế cho đến khi thấy các huyệt và vùng không còn lạnh mà chỉ mát mát. Có thể đồng thời áp lạnh vào bụng theo hình vẽ. 

 3- Do nhiễm trùng:phân lỏng lẫn đặc, có khi sền sệt,màu vàng-nâu cho tới đỏ, mùi thối. Đau bụng diễn tiến khá chậm, từ đau nhẹ đến đau nặng dần lên,có thể nửa ngày sau mới bắt đi cầu (đi ngoài, đại tiện). Có sốt. Đến BS ngay để được dùng kháng sinh đúng cách. Đây là một bệnh nguy hiễm, có thể để lại di chứng xấu cho hệ tiêu hóa của bạn. Chớ nên coi thường.........

4- Do nhiễm độc: phân lỏng lẫn đặc. Đau bụng nhẹ hay nặng, mau hay lâu mới bắt đi cầu là tùy nhiễm nhẹ hay nặng về nồng độ hóa chất trong đường ruột. Không có biểu hiện đặc biệt gì về màu sắc, mùi hay hình thái của phân. Đau bụng kèm các tr.ch. thần kinh: sốt, chóng mặt, có thể buồn nôn (mắc ói), nhức đầu là các tr.ch. riêng của trường hợp này. Thường xuất hiện sau bữa ăn từ 30 phút đến 1g30 phút. Chấm một chút dầu vào các huyệt theo hình vẽ. Dùng đầu bút bi ấn cho đau vào các huyệt, mỗi huyệt 2 phút lần lượt từ các huyệt trên cao xuống huyệt dưới thấp. Cứ thế cho đến khi thấy hết chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn mới thôi. Sau khi hết các tr.ch. về thần kinh, bạn nên để cho đi cầu tiếp vài lần để chất độc được thải ra cho hết. Nếu sau 15 phút tự trị mà kg có hiệu quả về các tr.ch. thần kinh thì nhập viện ngay vì bạn bị nhiễm quá nặng.

 Thông thường sau khi tự trị như trên, tiêu chảy do lạnh hay nóng sẽ đi cầu thêm một lần nữa rồi thôi. Nếu còn đi cầu lần thứ 3, bạn lập lại quy trình tác động để trị cho dứt.

Chúc bạn bỏ rơi được ông Tào Tháo.

 Tác giả: Lương y Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com   

Sốt siêu vi và diện chẩn

Category: Tạ Minh
Được viết ngày Thứ sáu, 20 Tháng 12 2013 10:07

          Sốt do siêu vi trùng (virus), hiện nay Tây y chưa có thuốc trị hữu hiệu. Đưa bệnh nhân nhập viện, theo dõi để đối phó với biến chứng nếu có là giải pháp của Y Khoa chính thống. Tôi giới thiệu cùng bạn đọc một giải pháp hết sức hiệu quả và đơn giản bằng DC-ĐKLP như sau:

Tám vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Dùng cây cào nhỏ còn gọi là cây cào mini (hoặc đầu ba chia trong dụng cụ “sao chổi”) cào nhẹ nhàng tám vùng phản chiếu hệ bạch huyết theo hình vẽ  thứ tự các vùng, ở mỗi vùng cào bên phải trước bên trái sau mới phát huy hết tác dụng, cào mini hiệu quả cao hơn đầu ba chia.

Cào lần đầu xong, bạn nghỉ từ 1 giờ 30 phút đến tối đa là 2 giờ sau thì cào lại. Cứ thế, tối đa sau 4 lần tác động là hết sốt, bệnh nhân trở lại bình thường như chưa hề xảy ra điều gì. Mỗi nơi cào 30 lượt như thường lệ. 

Nếu bạn đã lỡ đưa bệnh nhân nhập viện thì sao? Thông thường bệnh viện không cho chúng ta đụng vào BN vì họ chịu trách nhiệm về sức khỏe của bệnh nhân. Không sao, bạn cứ cào vào mặt bạn vài chục cái rồi sau đó thử cào nhẹ lên bàn tay hay cánh tay vị BS hay Y tá vài cái và hỏi họ xem họ thấy thế nào? Có đau đớn gì? Có gây phản ứng gì hay nguy hiễm gì chăng? Tôi tin là họ sẽ trả lời “thấy bình thường”. Hãy nhẹ nhàng thuyết phục họ cho phép bạn cào nhẹ nhàng lên mặt BN theo phác đồ trong bài này để giãm tải cho bệnh viện và giúp ích cho bệnh nhân. Vì dù sao sức khỏe của BN đang thuộc trách nhiệm của họ, đó là LUẬT, mà đã là Luật thì không thể làm khác. Tuy nhiên, sau khi “bị” cào nhẹ nhàng vài chục cái lên tay thì họ sẽ nhận ra ngay “cái việc làm vô hại” này, thậm chí họ có thể nghĩ là “vớ vẫn vô tích sự” và vui vẻ để bạn làm cho người nhà của mình.

Thứ tự 8 Vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Phác đồ này kế thừa và phác huy cải biên lại từ phác đồ Phản Chiếu 6 Vùng Bạch Huyết của thầy Châu cho nên nó biến thành 8 vùng. 

Phác đồ phản chiếu 8 Vùng hệ bạch huyết - Tạ Minh 

Tôi không chọn vùng xoay quanh vành tai mà chọn vùng “đối vành tai” vì vùng đối vành tai là phản chiếu cột sống của đồ hình bào thai lộn ngược trong Nhĩ Châm do BS Nogier vẽ ra.

Tôi chọn vùng đường cong đi từ huyệt 61 đến gần huyệt 143 vì đường cong này mới là phản chiếu của bẹn háng, còn đường cong đi từ 61 qua 74, 64 rồi vào gần 19 là phản chiếu bờ mông. Bẹn háng mới là nơi tập họp nhiều hạch bạch huyết hơn vùng bờ mông.

Tôi thêm vùng mí tóc trán vì ở đây là phàn chiếu lưng trong đồ hình ngoại vi trên trán (đồ hình định khu võ não), đồng thời lại nằm trên kinh Biệt của Dương Minh chuyên trị sốt cao.

Như ta đã biết, hệ bạch huyết chạy dọc theo hai bên cột sống và tập trung nhiều ở 3 vùng cổ, nách và bẹn háng. Đồng thời các nơi này cũng là nơi tụ hội các hạch thần kinh thực vật (TK giao cảm và đối giao cảm) do đó phác đồ này cũng chữa được các bệnh do hệ này rối loạn gây ra. Nhưng trường hợp này bạn cần chẩn đoán hàn nhiệt để có thủ pháp phù hợp.

Bệnh Nhiệt bạn làm như trên. Bệnh Hàn thì bạn tác động trái trước phải sau ở các vùng 2,3,4,5,6,7,8.

TP Vinh, Nghệ An, ngày 06-07-2012.
 Lương y: Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com 
 
Xem thêm: 
Kinh nghiệm dùng phác đồ phản chiếu hệ bạch huyết
Sáu vùng phản chiếu hệ bạch huyết

Viêm khớp dạng thấp

Category: Tạ Minh
Được viết ngày Thứ sáu, 20 Tháng 12 2013 08:49

  Bài này có thể dùng chung cho các trường hợp viêm đau khớp, trừ trường hợp có nguyên nhân thoái hóa khớp, bệnh Gút.

            Triệu chứng lâm sàng viêm khớp dạng thấp:

Đau khớp là triệu chứng chính, sưng hoặc không sưng hoặc đỏ hoặc nóng hoặc lạnh là các triệu chứng phụ (là triệu chứng có thể có có thể không). Thể trạng không nói lên điều gì, có nghĩa người ốm hay mập đều có thể mắc bệnh này.

Theo Đông y là do “phong hàn thấp tà ứ đọng ở khớp, uất lâu hóa hỏa, khí trệ huyết ứ”. Theo Tây y là bệnh tự miễn nhưng chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.         

Chẩn đoán hàn nhiệt bằng huyệt Diện Chẩn

Category: Tạ Minh
Được viết ngày Thứ năm, 19 Tháng 12 2013 18:25

Tạ Minh

            Bệnh nếu không thuộc hàn thì thuộc nhiệt hoặc hàn nhiệt lẫn lộn. Trung y đã có cách chẩn đoán hàn nhiệt. CònDC thì sao ? Đây là ưu tư của tôi từ khi học và làm DC. Thời gian đầu gần như tôi phải dựa hoàn toàn vào tứ chẩn của Trung y. Sau đó, qua lâm sàng dựa vào huyệt tính và sinh huyệt, tôi tìm cách xây dựng kỹ thuật chẩn đoán riêng cho DC. Trước, để thỏa mãn sự tìm tòi của mình; sau là để đáp ứng nhu cầu của học viên chưa biết Trung y. May mắn thay tôi đã làm được điều này, có thể chưa được hoàn chỉnh nhưng nó góp phần không nhỏ cho những ai chưa biết hay đã biết ĐY – vì trong lâm sàng có một số trường hợp nhờ nó mà sự định bịnh rõ ràng hơn. Xin thử  xem và vui thú với phát hiện này.

            Trước hết, ta cần nhớ các chứng hàn nhiệt vừa có toàn thân vừa có cục bộ và sự tương quan giữa chúng không có quy luật. Có nghĩa là có khi toàn thân là hàn mà cục bộ lại nhiệt, có khi toàn thân nhiệt mà cục bộ lại hàn. Có khi toàn thân lẫn cục bộ đều hàn hay nhiệt. Vì thế, khi chẩn đoán hàn nhiệt ta luôn cần xem xét cả hai khía cạnh toàn thân và cục bộ để  hạn chế sai sót.

A-CHẨN ĐOÁN HÀN NHIỆT TOÀN THÂN : 

Hai dụng cụ chính được sử dụng ở đây là que dò và ngãi cứu. Cần thuần thục về kỹ thuật, nếu không ta sẽ bị báo hiệu sai và kết quả chẩn đoán sẽ sai theo.

a-Dùng que dò: - đau ở  26 là nhiệt ở biểu.

 - đau ở  143 là nhiệt ở lý.

Diện Chẩn với người dân Thái Bình

Category: Thông tin Diện Chẩn
Được viết ngày Thứ ba, 17 Tháng 12 2013 18:04

 (Bài phát biểu trong Hội thảo về Diện chẩn - Điều khiền Liệu pháp do Ủy ban khoa học - kỹ thuật tỉnh Thái Bình tổ chức, tháng 10- 2011)

Theo yêu cầu của BGĐ Trung tâm Dưỡng sinh bằng Năng lượng Sinh học và Diện Chẩn TP Thái Bình, tôi xin được chia sẻ đôi điều.
Sau khi hoàn thành 9 tháng chữa bệnh bằng phương pháp Diện Chẩn tại Bệnh viện nghiên cứu các phương pháp y học phương Đông tại liên bang Nga, về nước tháng 4 năm 1993, đến tháng 7 năm 1993, nhận lời mời của ban lãnh đạo CLB Diện Chẩn TP Thái Bình, tôi là người đưa Diện Chẩn đến với người dân Thái Bình sau thầy Bùi Quốc Châu và ông Trần Dũng Thắng.


Tuy đã đi giảng dạy Diện Chẩn tại nhiều tỉnh, thành nhưng khi đến với TP Thái Bình, tôi cảm nhận được một không khí háo hức đón nhận Diện Chẩn, một phương pháp chữa bệnh mới. Lớp học được tổ chức tại chùa Bồ gồm 2 lớp, một lớp cơ bản gồm 60 học viên, một lớp nâng cao gồm 90 học viên của 33 xã thuộc TP Thái Bình. Kết thúc lớp học, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của bác sĩ Ngô Minh Giám,nhiều học viên về triển khai hướng dẫn chữa bệnh cho bà con tại địa bàn xã mình rất hiệu quả. Từ đó phong trào “nhà nhà làm Diện Chẩn” của TP Thái Bình đã trở thành phong trào mạnh nhất trong các tỉnh phía bắc. Và cũng từ đó đến nay, tôi luôn dành thời gian về với Thái Bình, tham dự đầy đủ các buổi hội thảo, buổi tổng kết hàng năm của trung tâm. Nhờ thế mà tôi nhận thấy sự lớn mạnh vượt bậc của Diện Chẩn Thái Bình trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nổi bật nhất là phong trào Diện Chẩn của huyện Vũ Thư; chương trình chữa cận thị và chứng tái cận của BS Ngô Minh Giám; bác Kỳ ở Quỳnh Phụ và trung tâm Diện Chẩn TP Thái Bình cùng rất nhiều các bác và các anh chị ngụ rải rác ở các xã, các trạm y tế xã đã và đang phát huy thế mạnh của Diện Chẩn (mà tôi không thể nêu hết tên trong bài này), đã hướng dẫn và chữa bệnh cho người dân, giải quyết một số lượng đáng kể bệnh nhân đang quá tải tại các bệnh viện, thực hiện đúng chủ trương của phương pháp Diện Chẩn là biến bệnh nhân thành thầy thuốc, phù hợp với mô hình y tế cộng đồng, với việc xoá đói giảm nghèo, giúp người dân tự chăm sóc sức khỏe tại gia đình. Đây cũng là điều mà Đảng và nhà nước ta cũng như ngành y tế đang rất quan tâm.

Việc làm của tất cả các hội viên trong TT Dưỡng sinh bằng Năng lượng Sinh học và Diện Chẩn của TP Thái Bình đã được đền đáp xứng đáng bằng sự quan tâm đầy trách nhiệm của Đảng, chính quyền TP, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TP Thái Bình. Đây cũng là niềm tự hào của toàn thể học viên trong TT Diện Chẩn Thái Bình, bởi tới giờ phút này trên toàn quốc duy nhất chỉ có TT Diện Chẩn TP Thái Bình được nhận sự quan tâm ưu ái này. Hơn thế nữa, hiện nay TT Diện Chẩn Thái Bình lại có thêm những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, như: bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Công Phổ, BS chuyên khoa 2 Bùi Thị Nguyệt cùng đồng hành với BGĐ trung tâm như BS Ngô Văn Đỉnh, BS Ngô Minh Giám. Tôi tin chắc rằng Diện Chẩn sẽ còn tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc hơn nữa.

Quá trình 22 năm liên tục nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng Diện Chẩn – ĐKLP Bùi Quốc Châu đã giúp tôi khẳng định được tính chính xác của phương pháp này qua các đồ hình phản chiếu, các thuyết, các bộ huyệt. Phải hết sức khéo léo, linh động, sáng tạo,vận dụng các bộ huyệt, các đồ hình phản chiếu vào điều trị bệnh, xác định đúng bệnh, sử dụng dụng cụ phù hợp với từng bệnh, thực hiện một chế độ ăn uống hợp lí trong quá trình điều trị thì sẽ cho chúng ta một kết quả xứng đáng.

Phương pháp Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu không chỉ dừng lại ở một dạng bệnh nào mà bao trùm điều trị nhiều dạng bệnh khác nhau trong giới hạn các bệnh thuộc tổn thương cơ năng, thuộc rối loạn chức năng thần kinh, các điểm bế tắc, ngưng tụ trong cơ thể. Phải nói, tính hơn hẳn của Diện Chẩn được thể hiện qua một số bệnh được cho là nan giải, như các bệnh thuộc hệ xương khớp, thoái hóa, gai đôi, u xơ, … chỉ cần sử dụng đúng dụng cụ Diện Chẩn với một lát đu đủ xanh, một điếu ngải cứu là đã làm dịu ngay cơn đau cho bệnh nhân.

Tôi cũng như toàn thể anh chị em đồng môn Diện Chẩn trong cả nước nói chung và anh chị em đồng môn Diện Chẩn Thái Bình nói riêng, đã và đang kế thừa, hưởng thụ một môn y hoc mang tính đặc thù Việt Nam đầy sáng tạo. Diện Chẩn không chỉ đang phát triển tại Việt Nam mà đã đến với nhiều nước trên thế giới. Không chỉ người dân Việt Nam mà cả người dân thế giới đã và đang cùng được tiếp nhận và hưởng thụ phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả cao, không phản ứng phụ, không tốn kém này.

Tất cả chúng ta - những người yêu thích, say mê Diện Chẩn hãy cùng nhau phát triển, truyền đạt Diện Chẩn đến toàn dân, giúp cho cộng đồng giảm bớt nỗi đau bệnh tật, bình yên về thể xác cũng như tâm hồn, để có một cuộc sống vui, khỏe, hạnh phúc.
Cảm ơn thầy Bùi Quốc Châu và nhóm cộng sự đã cho ra đời một phương pháp chữa bệnh mới phụng sự cho nhân loại, làm rạng danh cho nước Việt Nam. Bác sĩ người Pháp Jean Pierre Willem đã từng phát biểu: “Giáo sư Bùi Quốc Châu là một thầy thuốc thiên tài và là một ân nhân của nhân loại”.

Kính chúc quý vị dồi dào sức khỏe, chúc toàn thể anh chị em Trung tâm Dưỡng sinh bằng Năng lượng Sinh học và Diện Chẩn của TP Thái Bình thật nhiều sức khỏe, gia đình hạnh phúc, thành đạt trong sự nghiệp Diện Chẩn để làm tròn sứ mệnh của người thầy thuốc cộng đồng.
Chúc hội nghị thành công rực rỡ.

Hải Phòng, ngày 15 tháng 10 năm 2011.
Chủ tịch Hội Diện Chẩn Hải Phòng
Lương dược Nguyễn Thị Quốc Khánh
ĐT: 0918.514.263
(Cơ sở nghiên cứu- phổ biến và chữa bệnh bằng phương pháp Diện Chẩn-ĐKLP Bùi Quốc Châu - Nhà thuốc Diện Khánh Đường)

(Nguồn: clbdienchanhaiphong.blogspot.com) 
Powered by EasyTagCloud v2.5 Free