In bài này

Câu chuyện của hai hạt mầm

 Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên…

Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá.

Và rồi hạt mầm mọc lên.

In bài này

Bác sĩ tốt nhất là chính mình -05- Ba cửa ải cuộc đời, mấu chốt ở tuổi trung niên

 Việc sinh lão bệnh tử của con người cũng giống như hoa nở rồi hoa lại rụng, đó là sự tuần hoàn của giới tự nhiên, nhưng con người sống cần phải có sức khỏe, cho dù chết cũng cần phải chết cho rõ ràng.

Sự điêu tàn và tiêu vong của tự nhiên là không bệnh tật, không đau khổ, không căm ghét, bình an, vui vẻ nhẹ nhàng đến trăm tuổi. Nhưng đại đa số con người do bị bệnh tật mà chết, lại chết quá sớm: tuổi trung niên bị bệnh, phải chịu nỗi đau thể xác, tinh thần kiệt quệ, cả thể xác và tinh thần bị giày vò.
In bài này

Bác sĩ tốt nhất là chính mình -04- Đơn thuốc tốt nhất cho chúng ta là tri thức

 PHÓ THÁC SỨC KHỎE CHO BÁC SĨ LÀ SAI LẦM

 Hiện nay người ta thường mắc phải một sai lầm lớn, đó là gì? để đến khi có bệnh mới đi bệnh viện, khi có bệnh mới mời bác sĩ, phó thác hy vọng về sức khỏe của mình cho bác sĩ, đây là một thói quen suy nghĩ rất sai lầm. Bác sĩ có giúp gì được không? đương nhiên là có, họ có thể giúp được bạn, nhưng tác dụng rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 8%.

Trên kim tự tháp sức khỏe có bốn mẫu người

Sức khỏe là gì? Sức khỏe không chỉ là vấn đề không có bệnh, không cảm thấy khó chịu trong người, càng không phải là chỉ về một hình thể tráng kiện. Sức khỏe có thể phân thành bốn tầng bậc khác nhau, bao gồm:

In bài này

Bác sĩ tốt nhất là chính mình -03- Mười vấn đề sức khỏe tuổi trung niên

 Kinh tế ngày nay phát triển, tiền nhiều, mức sống được nâng cao, tại sao có nhiều người vẫn chết sớm? Tại sao những căn bệnh mãn tính ngày càng nhiều, độ tuổi phát bệnh ngày càng sớm, khả năng khống chế bệnh thì thấp mà khả năng phát bệnh lại cao?

Tuổi thanh niên sớm qua đi, cần làm gì để chuẩn bị cho sức khỏe tuổi trung niên? 

Tuổi đời tăng, tuổi thọ sức khỏe không tăng 

Theo thời gian, tuổi thọ trung bình của con người có thể nói là ngày một cao hơn.

In bài này

Bác sĩ tốt nhất là chính mình -02- Để mỗi người trở thành bác sĩ của chính mình

Để mỗi người trở thành bác sĩ của chính mình

Biết, quan trọng hơn là phải làm được 

Mọi người đã hiểu rõ sức khỏe của mình nằm trong tay của chính mình, nhưng rất nhiều người không biết cách sống khỏe. Vấn đề nằm ở đâu? đó là biết, nhưng làm không được! đây chính là khoảng cách giữa biết, tin và làm.

“Biết, tin, làm” chính là chỉ tri thức, niềm tin và hành động. Nói theo cách nói của cổ nhân là “tin đạo, ngộ đạo, và hành đạo”. Biết tầm quan trọng của sức khỏe, biết làm thế nào để phòng bệnh, điều này rất dễ.

In bài này

Bác sĩ tốt nhất là chính mình -01- Sức khỏe không cần phải có khoa học kỹ thuật cao

HỒNG CHIÊU QUANG TỰ THUẬT VỀ SỨC KHỎE
Để mỗi người đều trở thành bác sĩ của chính mình
Dịch giả: Đoàn Đức Thanh

(Thay lời nói đầu) 

Sức khỏe không cần phải có khoa học kỹ thuật cao 

Muốn sống khỏe mạnh, vui vẻ đến trăm tuổi, chỉ biết dựa vào các vị thuốc là không thể được, thuốc chỉ giúp chúng ta khoảng 8% đối với mục tiêu sức khỏe, 60% là bạn phải biết yêu quý bản thân mình, có cách sống khỏe. 8% của thuốc tốn kém của bạn rất nhiều tiền, nhưng 60% kia bạn chỉ cần sống bớt nóng nảy, chú ý một chút đến vấn đề ăn uống, mỗi ngày hãy chịu khó đi bộ tập thể dục là có được, việc này không cần phải có sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật cao, nhưng đối với sức khỏe, so với khoa học kỹ thuật cao còn quan trọng hơn nhiều.

In bài này

Người mẹ một mắt

 Mẹ tôi chỉ còn một bên mắt. Tôi ghét điều đó, và vì thế tôi ghét luôn cả mẹ. Mẹ có một cửa hàng ọp ẹp ở khu chợ tồi tàn, lượm lặt đủ các loại rau cỏ lặt vặt để bán. Bà làm tôi xấu hổ.

Một ngày kia ở trường tôi có sự kiện đặc biệt, và mẹ đã đến. Tôi xấu hổ lắm. Tôi nhìn mẹ với ánh mắt rất căm ghét rồi chạy đi. Ngày hôm sau đến trường, mọi người trêu chọc tôi: “Ê, mẹ mày chỉ có một mắt thôi à?”.

In bài này

Đạt Ma Dịch Cân Kinh Cải Cách (Video)

  Liệu pháp Dịch Cân Kinh do thiền sư Đạt Lai Lạt Ma người Ấn-độ sáng tạo, dựa trên nguyên lý âm dương, đả thông kinh mạch, khiến bệnh tật chữa lành mau chóng. Liệu pháp thể dục hằng ngày này được thày Phêrô Phạm công Thuận DCCT diễn giải, giúp phòng chữa những bệnh nan y rất hiệu quả, cơ thể khỏe mạnh, tăng sinh lực, hầu sống vui, khỏe, trẻ, có ích cho người thực hành và tha nhân. Diễn giả trình bày với lối nói bình dân dễ hiểu, theo sát khoa học Đông-Tây Y. 
  Rất nên thực hành mỗi ngày và kính giới thiệu đến quý vị.

In bài này

Đạo dẫn - một phương pháp dưỡng sinh trường thọ

 Các đạo sĩ thời xưa thường dùng phép này để giúp cơ thể cường tráng, tinh thần minh mẫn, tránh được tật bệnh, kéo dài tuổi thọ. Đạo dẫn gồm 12 động tác kích thích lục phủ ngũ tạng, các huyệt, tuyến, cơ và khớp chủ yếu. Phương pháp tập luyện khá đơn giản, ít động tác, có thể thực hiện trước khi đi ngủ và lúc ngủ dậy, thích hợp cả với người cao

In bài này

Khí công dưỡng sinh là gì?

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

Giáo Sư VŨ ĐỨC, N. D. 
(Tiến Sĩ Dưỡng Sinh Hoa Kỳ) 


I-KHÍ CÔNG LÀ GÌ ? 
“KHÍ” người Trung Hoa phát âm là “Chi” hay “Qi”, “Ki” ở người Nhật Bản, “Ghêe” ở người Đại Hàn, và “Prana” ở người Ấn Độ. “KHÍ” nghĩa thông thường có liên quan đến “Không khí” hoặc “chất hơi”, một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co giãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó. 
“CÔNG” do chữ “Công Phu”, người Trung Hoa phát âm là “Kungfu”, có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng thời gian. Do đó, “Khí Công” có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí, để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẩn tinh thần trong con người.

In bài này

Thời Diện Chẩn -09- Đoạn kết

*Nguyễn Đăng Kỳ

Bụt chùa nhà đã thiêng. Tôi rất vui đã tự bảo vệ mình, tự khẳng định mình, vui hơn nữa: ngày 22/5/2010 Uỷ ban xã, công an xã, trạm y tế xã theo chỉ đạo của phòng y tế tiến hành kiểm tra trực tiếp tại nhà tôi, kết luận như sau: “Ông Nguyễn Đăng Kỳ thôn Lương Cụ Nam xã Quỳnh Hồng đã khám chữa bệnh bằng phương pháp Diện chẩn – liệu pháp.