Khí công Y Đạo https://dienchanviet.com/index.php/khi-cong/khi-cong-y-dao Thu, 05 Dec 2024 09:09:24 +0700 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn Phương pháp thở làm hạ huyết áp sau 5 phút https://dienchanviet.com/index.php/khi-cong/khi-cong-y-dao/phuong-phap-tho-lam-ha-huyet-ap-sau-5-phut https://dienchanviet.com/index.php/khi-cong/khi-cong-y-dao/phuong-phap-tho-lam-ha-huyet-ap-sau-5-phut

 Đỗ Đức Ngọc

08/2010

Vì nhận thấy rằng bệnh Cao Áp Huyết không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên mỗi ngày, sẽ đem lại hậu quả tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc tê liệt bán thân bất toại cho nhiều người, đã làm cho mọi người phải lo lắng sợ hãi, nên chúng tôi đã nghiên cứu và thực tập thành công một phương pháp thở làm hạ áp huyết sau 5 phút để cống hiến cho quý vị bệnh nhân bị bệnh Cao Áp Huyết trên toàn thế giới biết cách kiểm soát được áp huyết của mình ngỏ hầu thoát khỏi được căn bệnh nan y này.

Một món quà tặng dành cho những bệnh nhân Cao Áp Huyết trên thế giới : Phương Pháp Thở Làm Hạ Huyết Áp Sau 5 Phút.

1 – Cách tập thở và dụng cụ cần thiết trong khi tập.

Chúng ta cần một máy đo áp huyết (hiệu Microlife tiện lợi hơn), một cây đèn cầy (nến).

Quý vị ngồi vào bàn, đặt đèn cầy được thắp sáng, cách 60 cm. Dùng máy đo áp huyết bên tay trái, đo áp huyết trước khi tập thở (thí dụ áp huyết đo được 185/120 mmHg). Tắt máy và giữ nguyên máy đo ở tay. Hai tay đặt trên bàn tự nhiên, người ngồi trong tư thế thoải mái. Tưởng tượng cây đèn cầy đang cắm trên bánh sinh nhật trong một bữa tiệc mà mọi người khách đang ngồi chung quanh. Chúng ta thở hơi ra đều đặn, đủ để thổi cho ngọn lửa đèn cầy lung lay liên tục như gặp gió nhưng không tắt, và tập hơi thở làm sao mà không cố sức, bụng không gò cứng, không nâng ngực, nâng vai, nhất là không cho mọi người biết là mình đang thổi ngọn đèn cầy. Khi thổi vào ngọn đèn cầy khoảng 6-10 hơi, thì bắt đầu bấm máy đo áp huyết, rồi vẫn tiếp tục thổi hơi ra đều đều cho đến khi máy ngưng, xem áp huyết xuống được bao nhiêu, nếu thở đúng, áp huyết sẽ xuống ngay (thí dụ 120/70 mmHg), thở chưa đúng lắm, áp huyết xuống chậm (thí dụ 170/100 mmHg hoặc 160/100 mmHg).

 Nếu cứ tiếp tục thở như trên, có thể áp huyết xuống thấp nhất dưới 100/60 mmHg, nhưng có một điều lạ chỉ hơi choáng váng, rồi không cần tập thở nữa, đo lại áp huyết sẽ giữ ở mức trung bình, thí dụ như 120/75 mmHg chẳng hạn, nó không bị nguy hiểm giống như trường hợp uống thuốc bị tụt áp huyết làm mệt, chóng mặt xây xẩm.

2 – Trên đây là phương pháp căn bản để hướng dẫn quý vị biết cách tập thở làm hạ áp huyết sau 5 phút tập luyện. 

Đã có người hỏi tôi rằng, áp huyết được ổn định bao lâu, nếu không uống thuốc áp huyết lên lại thì sao ? Để tránh tình trạng áp huyết lên trở lại, chúng ta không cần phải tập một ngày 2-3 lần với máy đo, với đèn cầy nữa, mà khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, thay vì khi chúng ta vui vẻ chúng ta huýt sáo, thì chúng ta tập thổi hơi ra suốt ngày, đó là cách tập thở khí công, chứ không cần phải đợi khi áp huyết lên cao mới tập thở, được như thế, áp huyết của quý vị lúc nào cũng được ổn định, tránh được bệnh căng thẳng thần kinh (stress), nhức đầu, chóng mặt, đi lảo đảo, đau nhức chân tay, đau cổ gáy vai, mất ngủ, ăn uống không tiêu, táo bón. Cuối cùng, cũng xin quý vị nên tham khảo với bác sĩ gia đình của mình để xem có cần uống thuốc hay thay đổi liều thuốc hay không để tránh bị phản ứng phụ của thuốc.

3 – Nguồn gốc của phương pháp làm hạ áp huyết sau 5 phút, được rút ra từ kinh nghiệm văn hoá cổ truyền Việt Nam. 

Khi những người dân quê thổi bếp lửa để nấu cơm, họ nhóm lửa và thổi lửa làm sao cho ngọn lửa mau cháy nhanh, và thổi 20-30 hơi không bị mệt, đó chính là cách làm hạ áp huyết, cho nên họ không bao giờ bị bệnh Cao Áp Huyết. Nếu quý vị không biết tập thổi ngọn đèn cầy, quý vị thử thổi mạnh 20-30 hơi như những người thổi bếp lửa thì áp huyết cũng xuống dưới mức bình thường ngay, nhưng sau đó nhịp tim sẽ đập rất mạnh trên 100, xuất mồ hôi trán và xây xẩm, còn tập thở khí công là một phương pháp luyện hơi thở nhẹ nhàng đều đặn, có lợi  ích tăng cường sức khoẻ, tăng hồng cầu và sức đề kháng của cơ thể hơn là những người không tập luyện.

Mức độ áp huyết

Category Systolic
(mm Hg)
  Diastolic
(mm Hg)
Blood Pressure Reading
(mm Hg)
Bình thường- Normal** dưới 120  và dưới
80
dưới 120/80
Tiền cao áp 120-139 or 80-89 120/80 – 139/89
Cao áp thời kỳ 1 140-159 or 90-99 140/90 – 159/99
Cao áp thời kỳ 2 160+ or 100 + 160/100 +

Đây là một món quà của Khí công y đạo Việt Nam dành cho quý vị bị bệnh Cao Áp Huyết trên toàn thế giới, chúc quý vị tập luyện có kết quả, và không còn sợ hãi bị bệnh Cao Áp Huyết nữa. Nếu quý vị nhận thấy phương pháp này có lợi ích thiết thực cho nhiều người, xin quý vị vui lòng hướng dẫn cho những vị trong Hội Cao Niên, Hội Rồng Vàng, Hội Người Gìa, hoặc dịch ra các ngôn ngữ địa phương nơi quý vị cư ngụ, để truyền bá phổ biến rộng rãi trên báo chí cho mọi người, đó cũng là một công tác từ thiện cứu người vậy.

Dù xây chính bậc phù đồ, Không bằng làm phước cứu cho một người.

* * * * *

Những trao đổi kinh nghiệm về phương pháp thổi bếp lửa làm hạ huyết áp

Thưa anh,

Phương pháp anh dạy tưởng đơn giản, nhưng chứa đựng nội dung thật thâm sâu : đó là phương pháp khí công uyên thâm. Sau hai lần thổi bếp lửa, mỗi lần khoảng 8 phút, tôi thấy kết quả thật tốt :

Hôm qua (3/8/2007) huyết áp của tôi như sau :

Trước khi thổi bếp lửa : 139/80 mmHg, mạch 58

Sau khi thổi bếp lửa : 127/75 mmHg, mạch 61

Hôm nay (04/08/2007) :
- Trước khi thổi bếp lửa : 126/80 mmHg, mạch 60
- Sau khi thổi bếp lửa : 124/74 mmHg, mạch 64

Như thế : sau một lần thổi, áp huyết đều giảm, số trên hôm qua giảm nhiều hôm nay giảm chút ít, số dưới giảm rõ rệt. Từ hôm qua đến nay, số trên không thấy đỡ bao nhiêu, còn số dưới trở lại mức 80.

Khi thổi muốn giữ được tốc độ đều đặn cần phải cố gắng hơn. Trong ngày, bất cứ lúc nào rảnh rang, tôi đều thổi bếp lửa.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, tôi tập khí công khoảng 40 phút, trong đó chủ yếu là Dịch Cân Kinh 2 nhịp (100 lần). Vận khí trung tiêu, Vận khí ngũ hành … Trước khi đi ngủ, tôi tập xong, thấy người thanh thản, ngủ ngon, bớt đi tiểu đêm (có lẽ vì ngủ ngon nên không thức dậy vào lúc đêm nữa). Tuy nhiên khi trời lạnh 17-18 độ C, tôi vẫn chưa giữ được việc đi tiểu theo ý muốn được. Khi nhiệt độ trên 20 độ C thì điều khiển được, tôi vẫn chưa giám bỏ thuồc Tây đang dùng hàng ngày.

Cám ơn anh đã cho liều thuốc thần. Tôi sẽ khuyên mọi người tập khí công để chữa bệnh và tăng cường sức khoẻ.

TTĐức (Từ xứ  Kanguru) 

* * * * * 

Thư trả lời :  

Thân gửi Anh Đức,

Cám ơn anh đã cho biết kết quả tập thổi đèn cầy của anh. Tuy nhiên khi anh thổi đèn cầy áp huyết không giảm được bao nhiêu. Hãy thay đổi bằng phương pháp thổi bếp lửa.

Anh tưởng tượng có một bếp lửa trước mặt bàn, cách anh 60 cm, anh khom người, nghiêng đầu, thổi cho lửa trên bếp bắt cháy sáng, như đang có bổn phận phải nhóm bếp lửa như những người dân quê bình thường. Bấm máy đo, rồi bắt đầu thổi liên tục cho đến khi máy ngưng, anh sẽ thấy áp huyết xuống nhanh hơn. Như hôm nay tôi đi picnic trong Hội Cựu Giáo Chức VN, đã có nhiều người thổi đèn cầy có kết quả tụt áp huyết từ 165 xuống 125, nhưng cũng có nhiều người tụt từ 165 xuống 150, rồi xuống 145. Sau tôi hướng dẫn cho họ thổi bếp lửa, tức là thổi mạnh, nhanh, hơi thổi dài hơn, áp huyết tụt từ 165 xuống 129, nhưng mạch đập nhanh hơn. Sau không cần thổi, ngồi tự nhiên, nghỉ ngơi, bấm máy đo lại, áp huyết trở lại mức bình thường 132, nghĩa là hơi lên một chút. Vậy khi anh thổi, áp huyết xuống thấp quá, 90 chẳng hạn, ngưng không thổi nữa, chỉ bấm máy đo lại như bình thường, áp huyết sẽ trở lại 115, nên không bị mệt. Cho nên tất cả những công việc mình làm nặng nhọc, áp huyết sẽ tăng làm mệt, tức khắc tập thổi đèn cầy, nghĩa là thổi hơi ra đều đặn, áp huyết sẽ ổn định trở lại.

Còn một điều đặc biệt trong buổi picnic hôm nay, có một người chuyên môn thiền và cũng đã dạy thiền cho nhiều người khác, tin rằng thiền của mình sẽ làm hạ áp huyết hoặc làm cho áp huyết ổn định, nên không cần phải thổi đèn cầy hay thổi bếp lửa gì cả. Tôi mời ông ta đo áp huyết khi chưa ngồi thiền là 145, không cao lắm. Ông thiền sinh này không thổi đèn cầy hay thổi bếp lửa, ông chỉ ngồi im trong thiền một lúc, khi đo lại, áp huyết lên 204/129 mmHg, ông giận quá, ông bảo : Máy đo này hư rồi, áp huyết lên cao như vậy tôi chết rồi còn gì, ông bảo gỡ máy ra khỏi tay ông ngay nếu không ông xỉu mất, và ông bỏ đi ra chỗ khác. Những người khác hỏi tôi tại sao áp huyết của ông ta cao như vậy. Tôi bảo máy không hư, chính cách thiền sai của ông, không cho khí thoát ra nhiều, ngược lại, giữ khí nhiều trong cơ thể làm áp huyết tăng cao, khi ông bỏ đi ra chỗ khác, tức là xả thiền, áp huyết sẽ xuống trở lại. Thiền đúng là thiền để tánh không, tâm không, não không, nếu đo điện tâm đồ sóng không bị rối loạn và điện não đồ, sóng não khi hoạt động là sóng alpha, khi vào thiền xuống thành sóng beta, khi vào định trở thành sóng theta … có nghĩa là sóng từ trên 10hertz xuống còn 3hertz, nhập vào đại định sóng não còn thấp hơn nữa. Những người thiền sai, áp huyết tăng cao, đa số đều bị tai biến mạch máu não.

Thông thường những người có áp huyết bình thường 130/85 mmHg, tôi vẫn bảo họ áp dụng thổi đèn cầy, áp huyết xuống còn 115, nếu tiếp tục thổi nữa, có thể sẽ xuống 90/65 mmHg nhưng không thấy mệt, vì sau khi không thổi nữa áp huyết sẽ tăng lên tới mức ổn định, an toàn, phù hợp với cơ thể của mình, chẳng hạn như 110 hay 115/70 mmHg.

Bài hướng dẫn của tôi sau 5 phút có kết quả, mà anh thổi 8 phút kết quả không được bao nhiêu là chưa đúng tốc độ nhanh, có nghĩa là cần thở ra thôi, còn hít vào nhanh không ai biết, giống như một ca sĩ, chỉ cần hát đúng theo nhịp, tức là đang thở ra, chứ không biết là mình hít vào lúc nào để có hơi hát tiếp, tức là không để ý lúc hít vào, hoặc giống như con cá bơi dưới nước, nó trồi lên đớp khí rồi bơi tiếp. Chúng ta cũng vậy, há miệng đớp khí rồi thổi tiếp, chứ không có hít vào chậm cho đủ hơi rồi mới lại thở ra, làm như vậy áp huyết sẽ lên trở lại. Anh tưởng tượng mình đi xuống cầu thang 5 bậc, có nghĩa làm cho áp huyết hạ xuống, khi mình đi lùi lên 2 bậc là áp huyết tăng. Như vậy kiểu thở ra áp huyết xuống, hít vào áp huyết lên, không khác nào anh đi xuống 5 bậc, đi lùi 2 bậc, xuống 5 bậc, đi lùi 2 bậc. Đó là lý do áp huyết của anh chưa xuống được nhiều mà lại tốn thêm thời gian 3 phút. Ngược lại, thực sự khi nhóm bếp lửa, không ai thổi lửa lâu hơn 5 phút mà bếp lửa chưa cháy. Trung bình thổi bếp lửa chỉ mất 3 phút, kết quả xuống nhanh hơn, thời gian ngắn hơn.

Anh hãy thử lại đi, và anh cũng có thể kiểm chứng áp huyết của những người tu thiền, nếu áp huyết cao là thiền sai, người ta gọi là tẩu hỏa nhập ma. Nếu anh có tập thiền, mà áp huyết cao được hạ xuống mức ổn định, bình thường là anh đã thiền đúng. Hiện nay có Hội Thiền Tánh Không dạy phương pháp thiền vừa có công dụng tu tánh, luyện mạng làm hết bệnh Cao Áp Huyết, tiểu đường, mất ngủ … đó là công dụng thực tế của thiền.

Chúc anh thành công, và xin anh thông báo chi tiết những cách ứng dụng của anh để cho những người khác rút tỉa kinh nghiệm.

Đỗ Đức Ngọc

* * * * *

Kính gửi anh Đỗ Đức Ngọc, 

Tôi đang tập những cách anh chỉ dẫn và thấy có vài triệu chứng tốt, nên xin trình bầy với anh và nhờ anh chỉ dẫn tiếp.

Tôi vẫn tiếp tục thổi bếp lửa và để dành nhiều thời giờ hơn để tập cho việc tiểu tiện cho tốt hơn. Dù chưa thực hiện được đúng số lần anh chỉ dẫn, nhưng tôi đang cố gắng càng nhiều càng tốt. Tôi bớt giờ ngủ ban đêm lại để tập theo anh chỉ dẫn. Tôi không tập ngay một lúc được 200 lần mất 10 phút, nhưng tập làm hai lần trong ngày, nên số lượng cũng gần được như anh chỉ dẫn.

Ba hôm nay, trờI Sydney trở lạnh như mấy hôm mùa Đông trước đây (khoảng 17 độ C) Tôi quên uống thuốc Ditropan trị đi tiểu, nhân tiện thử xem cách tập của mình có hiệu quả không. Thưa anh, thật không ngờ kết quả tốt thấy rõ :

1 – Tôi đi tiểu không phải vội vàng như trước kia.
2 – Tôi đi theo ý mình muốn, nghĩa là muốn cho nước tiểu ra thì nó mới ra, chứ không như trước kia (nó muốn ra thì mình không có cách chi giữ được).
3 – Số lần đi tiểu cách xa hơn trước : lâu hơn 2 giờ, có khi 4 giờ.
4 – Ban đêm tôi chỉ đi tiểu 1 lần lúc gần sáng (khoảng 4-5 giờ sáng). Có lẽ một phần nhờ ngủ ngon hơn trước (tôi tập hầu hết các động tác khí công theo băng DVD, có khi 50 phút, có khi hơn 1 giờ), một phần tập trung vào những động tác tốt cho bang quang (đứng tấn gũ hành, vận khí ngũ hành, vỗ tay 4 nhịp, vận khí trung tiêu).

Sau lần quên không uống thuốc mà mình lại thấy tốt hơn, tôi bèn thử bỏ thuốc Tây, vì bỏ thuốc này không có gì nguy hiểm. Tôi đã bỏ thuốc được 4 ngày mà việc đi tiểu vẫn tốt, nên rất mừng. Bác sĩ gia đình bảo tôi nên tăng them thuốc, mỗI ngày 3 viên, trước kia chỉ 1 viên thôi. Cám ơn thầy thuốc Đỗ Đức Ngọc đã đem lại nguồn vui cho tôi.

Còn việc thổi bếp lửa và Dịch cân kinh 2 nhịp tôi vẫn tập đều đặn. Tôi muốn tập trung vào Bàng quang trước, ví nó gây phiền toái. Còn áp huyết, tôi thấy đang ổn định. Bệnh suyễn thì vẫn nằm im không trở lại.

Tôi có một thắc mắc xin anh chỉ dẫn. Đó là khi tập khí công, nhất là những động tác đứng tấn, người tôi nóng lên rất nhanh và khắp mình nóng ran, lại còn có những gì như kim châm vào da mình, trên khắp mình. Tôi tập vào ban đêm lúc trời khá lạnh. Vào mùa đông, đôi khi tôi cũng thấy như thế. Khi tập các động tác đứng tấn ngũ hành, tôi thấy nó nhiều hơn, trong một thời gian trong nhiều phútrất khó chịu. Xin anh cho biết làm thế nào để hết được ?

Cám ơn anh rất nhiều.

TTĐức

(Từ nước Úc, miệt dưới)

* * * * *

Thân gửi anh Đức,

Anh tập khí công thấy người nóng, da ngứa như kim châm, là dấu hiệu tốt. Tôi đưa một thí dụ cho anh dễ hiểu. Bàn tay anh cầm một cục nước đá, sau 5 phút bỏ ra, anh cảm thấy bàn tay tê dại mất cảm giác, nhưng sau 5-10 phút, máu lạnh ở bàn tay tan dần và lưu thông được, lúc đó bàn tay anh ấm dần và anh cảm thấy ngứa như kim châm, một lúc sau mới mất cảm giác đó. Trong cơ thể của anh cũng vậy, cơ thể của anh thuộc chứng hàn, khi anh tập khí công làm cơ thể tăng nhiệt từ bên trong, khi tập có kết quả, nhiệt bên trong lan dần ra ngoài da. Mặt da là bãi chiến trường giữa phần nóng bên trong và phần lạnh bên ngoài do thời tiết khí hậu, tạo nên phản ứng ngứa giống như bàn tay cầm cục nước đá. Nó sẽ hết, khi chính khí (nhiệt) bên trong đẩy được tà khí (hàn) bên ngoài, để xuất thành mồ hôi, lúc đó sức đề kháng của cơ thể đủ mạnh để phòng chống bệnh tật do thời tiết xâm nhập, và sau này, khi anh chỉ cần đứng tấn ngũ hành 3-5 phút là người nóng xuất mồ hôi ngay. Công dụng của đứng tấn ngũ hành làm cho hỏa khí tập trung tại bàng quang làm ấm bàng quang sẽ kiểm soát được van tiểu. Trong đông y, Kinh Bàng quang và Kinh Phế được gọi là vệ khí. Cho nên bài tập vỗ tay 4 nhịp, và bài đứng tấn ngũ hành giúp cho khí bảo vệ cơ thể chống bệnh tật bên ngoài rất hữu hiệu và tăng cường chức năng của hệ thống miễn nhiễm bên trong, nên 3 chứng bệnh của anh như suyễn, tiểu đường và áp huyết sẽ hết, và sau này không bị dị ứng hay cảm cúm mỗi khi thời tiết thay đổi nữa.

Chúc anh tập có kết quả tốt. Xin anh in bài phương pháp thổi đèn cầy làm hạ áp huyết để phổ biến cho mọi người trong cộng đồng (ở chùa hay nhờ thờ), hoặc anh có thể tập họp thành nhóm và hướng dẫn cho họ tập khí công trong cộng đồng, sẽ có lợi cho mình không thể lười tập được, lúc đó sức khoẻ của anh càng ngày càng khoẻ không bệnh tật, và còn đem lại niềm vui cho người khác.

Đỗ Đức Ngọc 

* * * * *

Kính gửi anh Đỗ Đức Ngọc

Cám ơn anh đã giải thích tường tận, để tôi không lo, không thắc mắc nữa. Khi người tôi như có kim châm, tôi sợ mình tập không đúng, sợ Tẩu Hỏa Nhập Ma như nghe nói trong truyện kiếm hiệp.

Xin trình bầy để anh rõ : Mấy hôm nay, số trên của áp huyết của tôi xuống thấy rõ, còn số dưới không thay đổi bao nhiêu. Tuy nhiên khi đo liên tục khoảng 4-5 lần, tôi thấy áp huyết không đều, có khi cao lên chút ít, thí dụ ; 118, 122, 134, 124, 122. Như thế số nào đúng nhất ? Hay tôi lấy trung bình cộng ? Xin anh cho biết.

Một thắc mắc nữa là sau khi tập khí công (không thổi bếp lửa nữa), tôi đo ngay thì thấy huyết áp hơi cao chút ít, trên 130. Sau đó đo lạI thì thấy xuống dưới 120. Xin anh cho biết số nào đáng tin hơn.

Trần Thế Đức (từ xứ  Kanguru) 

* * * * * 

Thân gửi Anh Đức 

Áp huyết thay đổi là do biến đổi khí mỗi lúc mỗi khác nhau, nguyên nhân hơi thở chưa đều. Những lần đo khác nhau đừng lo, và không nên chú ý đến số đo nào đúng nhất, mà chỉ cần biết rằng áp huyết của mình lúc nào cũng nằm trong mức an toàn, dưới 140/90 mmHg là không sợ bị tai biến mạch máu não. Nếu lúc nào cũng giữ được ở mức dưới 130 trở xuống như thời thanh niên trai trẻ là lý tưởng nhất.

Đỗ Đức Ngọc 

* * * * * 

Kính anh Đỗ Đức Ngọc,

Từ 3 hôm nay, số trên của áp huyết của tôi lúc nào cũng khoảng trên 120, tuy có một 2 lần 134-135, riêng sang hôm qua và nay dưới 120 trước khi tập thổi bếp lửa.

Còn số dưới, hôm qua trên 80, nhưng hôm qua và hôm nay khoảng trên 70 và trên 60. Tôi nghĩ, loài người nên đổi cách thở thì hơn.

Tôi vẫn tập trung nhiều động tác tốt cho bàng quang. Tôi vẫn không uống Ditropan từ mấy hôm nay. Trời lạnh, nên tôi có đi tiểu nhiều hơn (Cách nhau 2 giờ, trước kia cũng lạnh như thế này, tôi phải đi cách nhau 1 giờ) nhưng vẫn kiểm soát được. Ban đêm tôi ngủ ngon hơn trước, có lẽ vì thế mà dậy đi tiểu chỉ l lần lúc gấn sang. Tôi đang chú ý đến đứng ngũ hành tấn và vận khí ngũ hành, vì hai động tác này đòi hỏi bắp đùi phải khoẻ để đứng lâu không mỏi. Có lần tôi muốn đi tiểu, tôi đứng ngũ hành tấn thay vì đi tiểu, thì kết quả rất tốt : Tôi không muốn đi tiểu nữa.

Cám ơn anh. Những lời giải thích của anh làm tôi yên tâm. Xin trình bầy những điều tôi đẵ trải qua để nhờ anh hướng dẫn.

Cám ơn anh rất nhiều.

TTĐức (từ miệt dưới)

*******

Tắt máy đo, lập lại cách thở như trên một lần nữa rồi đo lại, áp huyết sẽ xuống tiếp (thí dụ 140/90 mmHg). Tắt máy đo, lập lại lần thứ ba, áp huyết sẽ xuống đến mức lý tưởng của người không bị bệnh (thí dụ 120/80 mmHg).

Đỗ Đức Ngọc 2009/11/30

]]>
dienchanviet@gmail.com (Vũ Văn Hội) Khí công Y Đạo Sat, 02 Nov 2013 11:45:06 +0700