In bài này

Diện Chẩn chữa kiết lỵ

 

 Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 13

I/. Đại cương

Theo Tây Y: Kiết lỵ chia làm hai loại: loại do trực trừng Shigella và các loại do ký sinh trùng Amib. Bệnh lỵ trực tràng là một bệnh cấp tính thường ít tái phát nhưng dễ nguy hiểm đến tính mạng do đi cầu quá nhiều lần trong ngày (920-30 lần) có thể gây trụy tim mạch.

Lỵ do Amib là bệnh ít nguy hiểm hơn nhưng dễ tái phát thành bệnh kinh niên (mạn tính) hoặc đưa đến những biến chứng tai họa.  

Trong bài này chỉ đề cập đến loại Kiết lỵ do Amib là loại bệnh thường gặp ở nước ta. 

II/. Nhắc sơ lược về Đông Y và Tây Y 

Nguyên nhân và cơ chế bệnh lý:

 Bệnh do lây lan mà ra. Trùng Amib và kén theo phân người bệnh ra ngoài. Phân theo nước mưa chảy xuống ao hồ,  rạch,  nước ao hồ được múc lên để tưới rau; ăn rau sống không rửa sạch,  người ta sẽ nuốt theo vào bụng những KÉN vào ruột,  KÉN biến thành thể hoạt động gây vết lóet ở ruột già,  các MỤN LOÉT lở ra. Bệnh nhân bắt đầu đi pâhn có lẫn đàm và máu. 

Triệu chứng: Ở đây chia thành hai thể: Cấp và mãn tính 

1. Ở thể Cấp tính: Phát bệnh đột ngột,  sốt cao hoặc nhẹ,  đi cầu nhiều lần cấp bách,  mót rặn,  ngồi lâu,  phân ít hoặc không có phân,  trong phân có lẫn ít hoặc tàn chất đàm đính máu. 

2. Ở thể Mạn tính: Do bệnh cấp tính không chữa được hoặc chữa không khỏi hẳn,  lâu ngày biến thành Mạn tính, hoặc người vốn nguyên khí Hư hàn,  mắc bệnh lý chứng trạng lâm sàng nhẹ hơn so với cấp tính nhưng khó chữa hơn. 

III/. Theo “Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp” 

Qua nhận xét và kinh nghệim trên thực tế,  chúng tôi thấy: 

Nguyên nhân: Ngoài lý do nhiễm trùng do lây lan từ thức ăn như rau sống…còn có những trường hợp do ăn uống bất hợp lý như ăn xoài sống rồi uống nước đá lạnh hoặc ăn chuối tiêu rồi uống trá đá, …cũng sinh ra KIẾT LỴ rất nhanh. Đôi khi do trong mình quá nóng vì dùng nhiều thức ăn,  thức uống tích có tính nóng tích nhiệt ở Đại trường cũng sinh ra bệnh. 

Chẩn đoán: Dùng que dò khám,  ta thường thấy những điểm đau ở huyệt 143 -19-38-127-61-50-37-104-222-63-0-132. 

Các dấu hiệu thấy bằng mắt :tàn nhang ở viền môi và cằm hoặc đầu chót mũi. 

Điều trị: Dùng que dò ấn vào các huyệt trên,  mỗi huyệt vài phút. Ngày làm 3-4 lần hoặc mỗi khi đau quặn bụng quá.Đồng thời uống thêm rau má rửa sạch hãm nước sôi hặoc giả nát lấy nước chưng và cách thủy hay rau má + nước dừa xiêm. Cũng có thể dùng toa ÂM DƯƠNG THANG với lượng trái tắc nhiều hơn nghệ,  hoặc lấy cục nước đá áp lần lượt vào các huyệt trên cho đến khi khỏi bệnh. 

Giải thích phương huyệt: Tác động lên huyệt 143-36-222-104 để làm giảm mát ruột già,  huyệt 37-132 tiêu đàm,  mát huếyt,  19-61-127-50 để giảm Nhu động ruột,  huyệt 37-0 để làm bớt mệt mỏi tứ chi. 

* Phòng bệnh và trị bệnh bằng ăn uống

+         Cữ: ăn uống cùng lúc chuối chiên (hoặc các đồ chiên xào) với nước đá lạnh hoặc xoài sống hay me chua với nước đá.

+         Tránh: Dùng thức ăn có dầu mỡ trong khi bệnh ,  cà phê,  rượu,  thuốc lá,  trà đậm.

+         Nên: ăn cháo trắng trong khi bệnh,  ăn rau má,  rau sam luộc,  xương xa,  xương xáo. 

Sách tham khảo:     

+         Điều trị học của GS ĐẶNG VĂN CHUNG

+         Thuốc Nam và châm cứu của VIỆN ĐÔNG Y

+         Y Học cẩm nang của BS NGUYỄN N

GSTSKH. Bùi Quốc Châu
(dienchan.com)