In bài này

Khí Công Y Đạo gây bất ngờ cho cả Đông Tây Y

     Khí Công Y Đạo luôn đo huyết áp cả 2 tay để từ đó tìm ra bệnh thuộc Âm- Dương, Biểu – Lý, Hàn- Nhiệt, Hư – Thực. Đã chứng minh được bằng thực nghiệm HA trong cơ thể con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khí của Lục phủ, Ngũ tạng.

Cách khám bệnh bằng Khí Công Y Đạo

  Đông y có Bát cương( 8 Cương lĩnh) để qui loại bệnh: Âm- Dương, Biểu –Lý, Hàn- Nhiệt, Hư- Thực, Bát Pháp( 8 Phương pháp) để trị bệnh: Hãn, Hòa, Hạ, Tiêu, Thổ, Thanh, Ôn, Bổ. Khi chẩn bệnh Đông Y dùng Tứ chẩn: Vọng, Văn, Vấn, Thiết.

Dụng cụ chẩn bệnh của Khí Công Y Đạo
Dụng cụ chẩn bệnh của Khí Công Y Đạo

    

Khí Công Y Đạo cũng sử dụng Bát cương, Bát pháp và Tứ chẩn nhưng theo cách riêng: Đó là sử dụng những thành tựu của Tây y để vận dụng vào khám bệnh thay cho bắt mạch của Đông Y và cho kết quả chính xác cao hơn và thậm chí rất ngạc nhiên mà cả Đông Y và Tây y cũng chưa ngờ tới.  

 Khí Công Y Đạo dùng 4 thiết bị sau để chẩn đoán:

        1.Máy đo huyết áp

2.Máy đo đường huyết

3. Máy đo nhiệt độ cơ thể

4. Máy đo oximeter

Cách chữa đúng gốc bệnh cần phải bổ sung khí, huyết cho cơ thể đầy đủ, kết qủa điều trị phải được kiểm chứng bằng máy đo huyết áp lọt vào tiêu chuẩn lứa tuổi dưới đây thì bệnh mới mau khỏi. 

Đo Huyết Áp

Bảng tiêu chuẩn áp huyết  của người khỏe mạnh theo Khí Công Y Đạo:

1. Áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)

95-100/60-65mmHg, mạch nhanh có thể >100 nhịp/ phút.

2.Áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)

100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65

3. Áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)

110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70

4. Áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)

120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75

5.Áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80

Khí Công Y Đạo luôn đo huyết áp cả 2 tay

      Khác với Tây y, Khí Công Y Đạo luôn đo huyết áp cả 2 tay để từ đó tìm ra bệnh thuộc Âm- Dương, Biểu – Lý, Hàn- Nhiệt, Hư – Thực.

     Khí Công Y Đạo đã chứng minh được bằng thực nghiệm HA trong cơ thể con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có khí của Lục phủ, Ngũ tạng.

     Đo huyết áp 2 tay trước và sau khi ăn 30 phút còn tìm ra được sự chuyển hóa đúng, sai của chức năng bao tử và gan. 

 Ngoài ra Khí Công Y Đạo còn đo HA ở hai chân để kiểm tra khí lực của chân cũng như sự đóng mở của các van tĩnh mạch chân, sự tuần hoàn máu ở chân. Người ta cứ tưởng khi đo  huyết áp ở hai tay cũng giống nhau, hay đo ở chân cũng giống như ở tay đó  là một sai lầm lớn, nên không phát hiện ra được những bệnh nan y.  Theo Tây y, nếu 1 người có số đo HA >= 100/60 và <= 140/ 90 cho là bình thường. Tuy nhiên, điều đó  cũng sẽ dẫn đến một số sai lầm. Huyết áp biểu hiện khí lực của một người và nó phải tăng theo tuổi (nhưng nằm trong giới hạn). Nhiều  người bị chết âm thầm do huyết áp thấp mà không biết cũng như nhiều bệnh nan y cả Đông Y và Tây y tìm mãi không ra vì không nghiên cứu số đo huyết áp, nhịp tim 2 tay, 2 chân để so sánh với tiêu chuẩn của Khí Công Y Đạo.

Súng bắn nhiệt độ

     - Dùng súng bắn nhiệt độ có thể biết được các vùng của cơ thể cũng như các đường kinh lạc bị hàn, nhiệt, nhiều khi còn tìm ra được các bệnh nan y mà Đông Y cũng như Tây y không tìm ra.

Máy thử tiểu đường

     - Dùng máy thử tiểu đường để biết lượng đường huyết trong cơ thể cũng như trên các đường kinh có nằm trong tiêu chuẩn hay không để từ đó điều chỉnh bằng ăn uống hoặc dùng thuốc cho phù hợp. Khi cơ thể bị bệnh, đường trong huyết sẽ phân bố không đều, khi thử đường ở tay thì có thể nằm trong tiêu chuẩn, nhưng ở chỗ khác thì lượng đường có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn, từ đó các thầy khí công có thể biết được nguyên nhân gây bệnh. Lượng đường tiêu chẩn trong máu khi đói phải từ 6 đến 8 mmol/l sau khi ăn đo được 10- 12 mmol/l mới là người khỏe mạnh.

    - Dùng máy oximeter để đo lượng oxy trong cơ thể cũng như trên các đường kinh lạc để biết kinh nào thiếu khí để điều chỉnh bằng tập các bài khí công cho phù hợp.

Khi khám bệnh bằng oximeter ở các ngón chân, ngón tay, sẽ phát hiện dấu hiệu bệnh ở ngọn, thuộc cục bộ ở đầu ngón chân, tay, phát hiện bệnh ở đường kinh, phát hiện bệnh trong nội tạng.

Vì Tây y đã không nghiên cứu kỹ về kinh mạch như Đông y, nên đã có sai lầm cứ tưởng khi đo oxy, ở ngón tay hay ngón chân hay bất kỳ nơi nào trong cơ thể cũng đều giống nhau, nên việc đo ở những ngón tay khác hay ở ngón chân không cần thiết, nhưng thật ra nó rất quan trọng để khám định bệnh. 

Khí Công Y Đạo chữa bệnh bằng Tâm linh, Đạo học

Bệnh tật của con người do quá trình sống phát sinh, nhưng còn có một nguyên nhân nữa đó là nghiệp bệnh. Theo tâm linh, nó  do tiền kiếp sinh ra. Vì vậy phải  học đạo, tu theo đạo  để cải  nghiệp. Theo nhà Phật có thuyết Nhân Quả. Đã có nhiều người mắc bệnh nan y, vừa kết hợp Đông- Tây y và niệm Phật mà lành bệnh. Ở đây yếu tố niềm tin là rất quan trọng.

Trong Khí Công Y Đạo có phần Cầu ơn trên xin giải nghiệp bệnh, hoặc Niệm phật chữa bệnh 

Hà Nội, tháng 8 năm 2013
Vương Văn Liêu
Email This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Bài trước >> Phần 2:  Nội dung cốt lõi của Khí Công Y Đạo Việt Nam
Tiếp theo >> Phần 4: Khí Công Y Đạo gây bất ngờ cho cả Đông Tây Y